Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 5 : Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (phần 2) có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 5: Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (phần 2) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

438
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 5 (có đáp án): Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (phần 2)

Câu 16. Vận động vào núi Anpơ-Himalaya tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỉ Nêôgen, cách đây khoảng

A. 23 triệu năm.

B. 24 triệu năm.

C. 25 triệu năm.

D. 26 triệu năm.

Đáp án: A

Vận động vào núi Anpơ-Himalaya tác động đến lãnh thổ nước ta bắt đầu từ kỉ Nêôgen, cách đây khoảng 23 triệu năm, cho đến ngày nay.

Câu 17. Giải thích vì sao trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trung lục địa?

A. Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-himalaya.

B. Do chịu tác động của vận động tạo núi Inđôxini.

C. Do chịu tác động của vận động tạo núi Calêđôni.

D. Do chịu tác động của vận động tạo núi Kimêri.

Đáp án: A

Do chịu tác động của vận động tạo núi Anpơ-himalaya, trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như: uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trung lục địa.

Câu 18. Khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển là vào kỉ nào?

A. Kỉ đệ tam.

B. Kỉ đệ tứ.

C. Kỉ Jura.

D. Kỉ Triat.

Đáp án: B

Cùng với giai đoạn Tân kiến tạo, đặc biệt trong kỉ Đệ tứ, khí hậu Trái Đất có những biến đổi lớn với những thời kì băng hà gây nên tình trạng dao động lớn của mực nước biển.

Câu 19. Vào thời kì Tân kiến tạo vùng núi nào ở nước ta được nâng lên mạnh mẽ nhất?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Đáp án: A

Ảnh hưởng của hoạt động Tân kiến tạo ở nước ta đã làm cho một số vùng núi, điển hình là vùng núi Tây Bắc, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn được nâng lên, địa hình trẻ lại. Đồng thời, các quá trình địa mạo như hoạt động xâm thực, bồi tù được đẩy mạnh.

Câu 20. Khoáng sản nào dưới đây không được hình thành trong giai đoạn Tân kiến tạo?

A. Vàng.

B. Dầu mỏ.

C. Bôxit.

D. Than nâu.

Đáp án: A

Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh được hình thành như dầu mỏ, khí tự nhiên, than nâu, bôxit,…. Còn vàng, đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý đã xuất hiện từ giai đoạn Cổ kiến tạo.

Câu 21. Dấu tích nào chứng tỏ vào giai đoạn Cổ kiến tạo các điều kiện có địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi?

A. Các hóa thạch cổ.

B. Các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh.

C. Dấu vết đá trầm tích cổ.

D. Tuổi các loại khoáng sản.

Đáp án: B

Các điều kiện có địa lí của vùng nhiệt đới ẩm ở nước ta vào giai đoạn này đã được hình thành và phát triển thuận lợi mà dấu vết để lại là các hóa đá san hô tuổi Cổ sinh, các hóa đá than tuổi Trung sinh cùng nhiều hóa đá cổ khác.

Câu 22. Về cơ bản địa bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn nào?

A. Tân kiến tạo.

B. Đại cổ sinh.

C. Tiền Cambri.

D. Cổ kiến tạo.

Đáp án: D

Về cơ bản địa bộ phận lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã được định hình từ khi kết thúc giai đoạn Cổ kiến tạo.

Câu 23. Giai đoạn duy nhất còn kéo dài đến tận ngày nay và vẫn tiến tục là

A. Tân kiến tạo.

B. Cổ kiến tạo.

C. Đại trung sinh.

D. Đại cổ sinh.

Đáp án: A

Giai đoạn Tân kiến tạo là giai đoạn cuối cùng trong lịch sử hình thành và phát triển của tự nhiên nước ta, còn được kéo dài cho đến ngày nay.

Câu 24. Giai đoạn Tân kiến tạo mới bắt đầu cách đây khoảng

A. 55 triệu năm.

B. 60 triệu năm.

C. 65 triệu năm.

D. 70 triệu năm.

Đáp án: C

Giai đoạn Tân kiến tạo chỉ mới bắt đầu cách đây 65 triệu năm và vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.

Câu 25. Giai đoạn Tân kiến tạo chịu tác động mạnh mẽ nhất của cuộc vận động tạo núi nào dưới đây?

A. Inđôxini.

B. Calêđôni.

C. Kimêri.

D. Anpơ-Himalaya

Đáp án: D

Giai đoạn Tân kiến tạo chịu sự tác động mạnh mẽ của kì vận động núi Anpơ-Himalaya và những biến đổi khí hậu có quy mô toàn cầu.

Câu 26. Giai đoạn Cổ kiến tạo bắt đầu từ kỉ nào dưới đây?

A. Jura.

B. Triat.

C. Cacbon.

D. Cambri.

Đáp án: D

Giai đoạn Cổ kiến tạo bắt đầu từ kỉ Cambri, cách đây 542 triệu năm, trải qua cả hai đại Cổ sinh và Trung sinh, chấm dứt vào kì Krêta, cách đây 65 năm.

Câu 27. Trong giai đoạn Cổ kiến tạo có các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại nào dưới đây?

A. Đại Trung Sinh.

B. Đại Cổ Sinh.

C. Tân Kiến tạo.

D. Tiền Cambri.

Đáp án: B

Trong giai đoạn này, tại lãnh thổ nước ta có nhiều khu vực chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các kì vận động tạo núi Calêđôni và Hecxini thuộc đại Cổ sinh, các kì vận động tạo núi Inđôxini và Kimêri thuộc đại Trung sinh.

Câu 28. Vào giai đoạn Cổ kiến tạo đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền nào của nước ta hiện này?

A. Miền Nam.

B. Miền Trung.

C. Miền Bắc.

D. Cả nước.

Đáp án: C

Vào giai đoạn Cổ kiến tạo các đá trầm tích biển phân phối rộng khắp trên lãnh thổ, đặc biệt là đá vôi tuổi Đêvôn và Cacbon-Pecmi có nhiều ở miền Bắc.

Câu 29. Các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ được thành tạo từ thời kì nào?

A. Tân kiến tạo.

B. Đại trung sinh.

C. Đại cổ sinh.

D. Tiền Cambri.

Đáp án: B

Các hoạt động uốn nếp và nâng lên diễn ra ở nhiều nơi: trong đại Cổ sinh là các địa khối Thượng nguồn sông Chảy, khối nâng Việt Bắc, địa khối Kon Tum; trong đại Trung sinh là các dãy núi có hướng vòng cung ở Đông Bắc và khu vực núi cao ở Nam Trung Bộ.

Câu 30. Các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và macma phun trào không tạo ra loại khoáng sản nào dưới đây?

A. Vàng.

B. Đồng.

C. Apatit.

D. Đá quý.

Đáp án: C

Các hoạt động uốn nếp tạo núi và sụt võng là các đứt gãy, động đất với các loại đá macma xâm nhập và macma phun trào như granit, riôlit, anđêzit cùng các khoáng sản quý như: đồng, sắt, thiếc, vàng, bạc, đá quý.

Bài viết liên quan

438
  Tải tài liệu