Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp) có đáp án năm 2021 – 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 41 (có đáp án): Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp)
Câu 11: Hướng chính trong việc khai thác vùng biển của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Kết hợp mặt biển với đảo, quần đảo và đất liền tạo thành một thế liên hoàn
B. Khai thác triệt để tầng cá nổi
C. Trồng rừng ngập mặn kết hơp với nuôi tôm
D. Đẩy mạnh khai thác ở vùng đảo xa
Đáp án: A
Giải thích : Mục 3, SGK/189 địa lí 12 cơ bản.
Câu 12: ý nào không biểu hiện được Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta
A. Chiếm trên 50% diện tích lúa cả nước
B. Bình quân lương thực đầu người đạt trên 1000kg
C. Có nhiều khả năng để mở rộng diện tích
D. Chiếm trên 50% sản lượng láu cả nước
Đáp án: C
Giải thích : Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta, điều đó thể hiện ở việc chiếm trên 50% diện tích đất lúa và sản lượng lúa cả nước. Đồng thời, bình quân lương thực đầu người đạt trên 1000kh/người.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Sóc Trăng, Kiên Giang B. Cần Thơ, Cà Mau
C. Long Xuyên, Kiên Lương D. Tân An, Mỹ Tho
Đáp án: B
Giải thích : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 29, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Cần Thơ, Cà Mau. Các trung tâm còn lại là Sóc Trăng, Rạch Giá, Kiên Lương và Long Xuyên có quy mô dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Câu 14: Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Nước ngọt B. Phân bón
C. Bảo vệ rừng ngập mặn D. Cải tạo giống
Câu 15: Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long
A. Chia ô nhỏ trong đồng ruộng để thau chua, rửa mặn
B. Cày sâu, bừa kĩ để nâng cao độ phì cho đất
C. Tìm các giống lúa mới chịu được đất phèn
D. Khai thác tối đa các nguồn lợi trong mùa lũ
Đáp án: B
Giải thích : Mục 3, SGK/188 – 189 địa lí 12 cơ bản.
Câu 16: phương châm “ sống chung với lũ” ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm
A. Khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại
B. Thích nghi với sự biến đổi của khí hậu
C. Thay đổi tốc độ dòng chảy của sông
D. Giảm bớt các thiệt hại do lũ mang lại
Đáp án: A
Giải thích : Mục 3, SGK/189 địa lí 12 cơ bản.
Câu 17: Để đảm bảo cân bằng sinh thái, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải
A. Bảo vệ và phát triển rừng
B. Cải tạo đất phèn, đất mặn
C. Khoanh rừng kết hợp với nuôi tôm
D. Giảm độ mặn trong đất
Đáp án: A
Giải thích : Mục 3, SGK/188 – 189 địa lí 12 cơ bản.
Câu 18: Trở ngai lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sống Cửu Long là
A. Độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của thủy triều
B. Đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước
C. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn lại có mùa khô sâu sắc
D. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại cho việc tiến hành cơ giới hóa
Đáp án: C
Giải thích : Mục 2, SGK/187 địa lí 12 cơ bản.
Câu 19: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm
B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền
C. Mùa khô không rõ rệt
D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn
Đáp án: B
Giải thích : Đồng bằng sông Cửu Long có mùa khô kéo dài cùng với đó là tác động của biến động khí hậu càng làm tăng thêm sự sâu sắc của mùa khô và tăng thêm hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
Câu 20: Nhân tố nào không là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta?
A. Có tiền năng lớn về đất phù sa ngọt
B. Có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm
C. Có diện tích đất phèn và đất mặn lớn
D. Có sông ngòi dày đặc
Đáp án: C
Giải thích : Mục 2, SGK/187 địa lí 12 cơ bản.
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 40: Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông N am Bộ (tiếp)có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 41: (tiếp theo) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 41 (mức độ vận dụng) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo có đáp án năm 2021 – 2022