Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) có đáp án năm 2021 – 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 32 (có đáp án): Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
Câu 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/ quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc
B. Thượng Lào
C. Campuchia
D. Đồng bằng sông Hồng
Đáp án: C
Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Thượng Lào, phía nam giáp vùng ĐBSH. Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với Campuchia.
Câu 2. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng vào loại tốt nhất Đông Nam Á ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. than antraxit
B. apatit
C. bôxít
D. sắt
Đáp án: A
Vùng có Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á (than antraxit).
Câu 3. Điểm cần lưu ý trong việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ về mặt môi trường tự nhiên là
A. chú ý đến những thay đổi của thiên nhiên.
B. đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
C. gắn kết với sự phát triển công nghiệp của vùng.
D. tăng cường hiệu quả kinh tế.
Đáp án: A
Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng nhạy cảm về địa chất – địa mạo, thường xảy ra động đất, đặc biệt là Tây Bắc và vùng có vai trò quan trọng về mặt tự nhiên đối với vùng đồng bằng sông Hồng. Vì vậy, khi xây dựng thủy điện cần phải chú ý đến những thay đổi của thiên nhiên dù là nhỏ nhất. Sự thay đổi của một thành phần trong tự nhiên sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khác, sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng rất lớn nội vùng và vùng đồng bằng ở hạ lưu.
Câu 4. Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoàng sản là do vùng
A. giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
B. có số dân đông, lao động dồi dào.
C. có trình độ khoa học và công nghệ cao.
D. có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/146, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên đối với phát triển chăn nuôi gia súc ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. địa hình bị chia cắt phức tạp.
B. hiện tượng rét đậm, rét hại.
C. thiếu nước về mùa đông.
D. chất lượng đồng cỏ chưa cao.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/147, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6. Thế mạnh nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lợn.
B. Phát triển kinh tế biển và du lịch.
C. Trồng cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới.
D. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/146, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7. Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển
A. cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới
B. cây đặc sản, cây căn quả cận nhiệt và ôn đới
C. cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới
D. cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
Đáp án: C
TDMNBB có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đai cao thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Ngược lại, đặc điểm khí hậu này không phù hợp với các loài cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.
Câu 8. Nét đặc trưng về vị trí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. giáp Trung Quốc, giáp một vùng kinh tế.
B. giáp Lào, không giáp biển.
C. giáp một vùng kinh tế, giáp biển.
D. có biên giới chung với hai nước, giáp biển.
Đáp án: D
Giải thích: Nét đặc trưng về vị trí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là có biên giới chung với hai nước (Trung Quốc và Lào), giáp biển ở tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng là vùng duy nhất ở nước ta có nét đặc trưng đó.
Câu 9. Khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa theo độ cao của Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc nào sau đây?
A. ôn đới, nhiệt đới
B. cận nhiệt, ôn đới
C. cận nhiệt, nhiệt đới.
D. cận nhiệt, cận xích đạo
Đáp án: B
Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đai cao thuận lợi phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
Câu 10. Khoáng sản than của nước ta tập trung chủ yếu ở tỉnh nào?
A. Thái Nguyên.
B. Quảng Ninh.
C. Cao Bằng.
D. Lào Cai.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/146, địa lí 12 cơ bản.
Câu 11. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do
A. tài nguyên đất phong phú và đa dạng.
B. khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa theo độ cao.
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. địa hình phân hóa đa dạng nhưng núi thấp chiếm ưu thế.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/147, địa lí 12 cơ bản.
Câu 12. Vật nuôi nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta có mà ở các vùng khác không có?
A. Dê.
B. Cừu.
C. Ngựa.
D. Trâu.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/149, địa lí 12 cơ bản.
Câu 13. Tỉnh nào ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản?
A. Hải Phòng.
B. Lạng Sơn.
C. Bắc Giang.
D. Quảng Ninh.
Đáp án: D
Giải thích: SGK/149, địa lí 12 cơ bản.
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 32 (mức độ vận dụng) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng sông Hồng có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng Bằng sông Hồng (tiếp) có đáp án năm 2021 – 2022