Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

380
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 39 (có đáp án): Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Câu 1: Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. Hạn chế về trình độ hơn

B. Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường

C. Có trình độ học vấn cao hơn

D. Có kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/178 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Nhân tố quan trọng nhất để Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta là

A. Tiền năng đát badan và đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng

B. Khí hậu có sự phân mùa

C. Khí hậu cận xích đạo

D. Mạng lưới sông ngòi dày đặc

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/177 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Biểu hiện nào không chứng minh cho Đông Nam Bộ là vùng chuyên cang cây công nghiệp lớn nhất nước ta ?

A. Là vùng chuyên canh cao su lớn nhất cả nước

B. Là vùng chuyên canh cà phê lớn thứ hai cả nước

C. Là vùng chuyên canh điều lớn nhất cả nước

D. Là vùng chuyên canh dừa lớn nhất cả nước

Đáp án: D

Giải thích : Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta. Diện tích cây cao su và cây điều lớn nhất cả nước, diện tích cây cà phê đứng thứ 2 cả nước sau vùng Tây Nguyên. Diện tích cây dừa lớn nhất cả nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ có diện tích dừa ít nhưng đang có xu hướng tăng lên.

Câu 4: Khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là

A. Diện tích đất phèn, đất mặn lớn

B. Thiếu nước về mùa khô

C. Hiện tượng cát bay, cát lấn

D. Áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kéo dài

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/178 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là

A. Có đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lướn

B. Có đất badan tập trung thành vùng lớn

C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm

D. Nhiệt độ quanh năm cao trên 27oC

Đáp án: B

Giải thích : Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là cả hai vùng này đều có diện tích đất badan giàu dinh dưỡng tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,…

Câu 6: Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ

A. Khí hậu ít có sự phân hóa theo độ cao

B. Sông có giá trị hơn về thủy điện

C. Nguồn nước ngầm phong phú hơn

D. Có tiềm năng lướn về rừng

Đáp án: A

Giải thích : Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ khí hậu ở vùng Đông Nam Bộ ít phân hóa theo độ cao còn Tây Nguyên có các cao nguyên xếp tầng cao 800 – 1000 – 1500m với một số đỉnh núi cao trên 2000m nên khí hậu có sự phân hóa theo độ cao.

Câu 7: So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ là vùng

A. Có cơ cấu kinh tế phát triển nhất

B. Có số dân ít nhất

C. Có nhiều thiên tai nhất

D. Có GDP thấp nhất

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/178 địa lí 12 cơ bản.

Câu 8: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Đồng Nai      B. Bà Rịa – Vũng Tàu

C. BÌnh Dương      D. Long An

Đáp án: D

Giải thích : Mục 1, SGK/176 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: ý nào không đúng là điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ ?

A. Giáp các vùng giàu nguyên liệu

B. Có cửa ngĩ thông ra biển

C. Có tiền năng lớn về đất phù sa

D. Có địa hình tương đối bằng phẳng

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2, SGK/177 địa lí 12 cơ bản.

Câu 10: Khoáng sản có ý nghĩa quang trọng hàng đầu đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước là

A. Dầu khí      B. Bôxit

C. Than      D. Crôm

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/178 địa lí 12 cơ bản.

Bài viết liên quan

380
  Tải tài liệu