Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (phần 2) có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (phần 2) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

677
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 7 (có đáp án): Đất nước nhiều đồi núi (phần 2)

Câu 13:Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. Cổ Định      B. Thạch Khê

C. Lệ Thúy      D. Thạch Hà

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8 và trang 3 (kí hiệu chung), mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là Thạch Khê (Hà Tĩnh).

Câu 14: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiểm của nước ta phân bố chủ yếu ở

A. Đông Bắc      B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ       D. Tây Nguyên

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8 và trang 3 (kí hiệu chung), các mỏ đất hiểm của nước ta phân bố chủ yếu ở vùng Tây Bắc, đặc biệt ở tỉnh Lai Châu với mỏ Phong Thổ.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh

A. Đồng Nai      B. An Giang

C. Kiên Giang      D. Cà Mau

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8 và trang 3 (kí hiệu chung), các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở Kiên Lương (Kiên Giang).

Câu 16: thế mạnh của khu vực đồi núi đối với sản xuất nông nghiệp là

A. Chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia cầm

B. Chuyên canh cây ăn quả, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ

QUẢNG CÁO

C. Chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn

D. Chuyên canh cây lương thực, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ

Đáp án: C

Giải thích : Mục 3 – ý a, SGK/34 địa lí 12 cơ bản.

Câu 17: thiên tai nào dưới đây không xảy ra ở khu vực đồi núi?

A. lũ ống, lũ quét      B. triều cường, ngập mặn

C. động đất, trượt lở đất      D. sương muối, rét hại

Đáp án: B

Giải thích : Mục 3 – ý a, SGK/34 – 35 địa lí 12 cơ bản.

Câu 18:Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ khoáng sản không phải mỏ than đá là

A. Vàng Danh      B. Quỳnh Nhai

C. Phong Thổ      D. Nông Sơn

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8 và trang 3 (kí hiệu chung), mỏ khoáng sản Phong Thổ (đất hiếm), các mỏ khoáng sản Vàng Danh, Quỳnh Nhai và Nông Sơn đều là mỏ khoáng sản than đá.

Câu 19: "2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn" là đặc điểm của

A. đồng bằng sông Hồng      B. đồng bằng thanh hóa

C. đồng bằng Nghệ An      D. đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: D

Giải thích : Mục b, SGK/33 - 34 địa lí 12 cơ bản.

Câu 20: Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do

A. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp

B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ

C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển

D. có nhiều cồn cát, đầm phá

Đáp án: C

Giải thích : Ở miền Trung có nhiều dãy núi đâm ngang ra biển như dãy Hoành Sơn, dãy Bạch Mã,… đã chia cắt dải đồng bằng ở miền Trung thành các đồng bằng nhỏ, hẹp.

Câu 21: thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi?

A. Khoáng sản      B. nguồn thủy năng

C. nguồn hải sản      D. rừng và đất trồng

Đáp án: C

Giải thích : Vùng đồi núi nước ta là vùng giàu có nhất về tài nguyên khoảng sản (cả trữ lượng, số lượng và chất lượng), có trữ năng thủy điện lớn nhất cả nước (lớn nhất là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên), có tài nguyên đất phong phú – màu mỡ và là kho xanh của nước ta nhưng lại nghèo tài nguyên thủy – hải sản do không giáp biển,…

Bài viết liên quan

677
  Tải tài liệu