Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 17 mức độ vận dụng có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 17 mức độ vận dụng có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

682
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 17 có đáp án (mức độ vận dụng)

Câu 16. Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ

A. việc thực hiện công nghiệp hoá nông thôn.

B. thanh niên nông thôn đã bỏ ra thành thị tìm việc làm.

C. chất lượng lao động ở nông thôn đã được nâng lên.

D. việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

Đáp án: D

Giải thích: Tỉ lệ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn nước ta ngày càng tăng nhờ:việc đa dạng hoá cơ cấu kinh tế ở nông thôn, đặc biệt là chú trọng các ngành/nghề truyền thống,…

Câu 17. Yếu tố nào thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động?

A. Cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình đổi mới kinh tế đất nước.

B. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

C. Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tăng lên.

D. Sự phát triển của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: A

Giải thích: Yếu tố nào thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động cách mạng khoa học kỹ thuật và quá trình đổi mới kinh tế đất nước (Qúa trình CNH – HĐH).

Câu 18. Nguyên nhân cơ bản làm cho tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do

A. tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp, nghề phụ kém phát triển.

B. thu nhập của người nông dân thấp, chất lượng cuộc sống không cao.

C. cơ sở hạ tầng ở nông thôn, nhất là mạng lưới giao thông kém phát triển.

D. ngành dịch vụ còn kém phát triển.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân cơ bản làm cho tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do: tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp (khiến thời gian rảnh rỗi dài), nghề phụ kém phát triển.

Câu 19. Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên lao động nước ta cũng có sự chuyển dịch theo hướng

A. giảm tỉ trọng khu vực II, tăng tỉ trọng khu vực I, III.

B. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.

C. giảm tỉ trọng khu vực III, tăng tỉ trọng khu vực II, I.

D. giảm tỉ trọng khu vực III, I và tăng tỉ trọng khu vực II.

Đáp án: B

Giải thích: Quá trình công nghiệp hóa với mục tiêu hàng đầu là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp được chuyển dịch sang công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển nên lao động nước ta cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.

Câu 20. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do

A. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tốt.

B. Nhà nước đầu tư phát triển mạnh vào các vùng nông nghiệp hàng hóa.

C. Luật đầu tư thông thoáng.

D. Sự yếu kém trong khu vực kinh tế Nhà nước.

Đáp án: A

Giải thích: Đường lối phát triển nền kinhh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới ⇒ mở rộng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, tạo thêm việc làm ⇒ Khu vực kinh tế tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ.

Câu 21. Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do

A. thị trường lao động phát triển sâu rộng.

B. các kinh tế phát triển mạnh.

C. quá trình đô thị hóa phát triển mạnh.

D. quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do thị trường lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cùng đó, lao động không nghề có tỷ trọng lớn nên càng ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm.

Câu 22. Cho bảng số liệu:

Năm

Tổng số

Chia ra

Nông - lâm - thủy sản

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

2000

37 075

24 136

4 857

8 082

2013

52 208

24 399

11 086

16 723

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2015)

Để thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2013, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ đường

B. Biểu đồ miền

C. Biểu đồ tròn

D. Biểu đồ cột

Đáp án: C

Giải thích:

- Dấu hiệu nhận biết: Bạn sẽ sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể. Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn nhé. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.

- Căn cứ vào yêu cầu biểu đồ: cơ cấu lao động và mốc năm (2 mốc năm – 2000 và 2013).

Như vậy, biểu đồ tròn là thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2013.

Câu 23. Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào sau đây chủ yếu tập trung vào người lao động?

A. Thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

C. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

D. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

Đáp án: B

Giải thích: Xác định từ khóa “tập trung vào người lao động”

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động: cụ thể là tiến hành các biện pháp di cư lao động từ nơi có đk khó khăn đến nơi mới có đk phát triển kinh tế tốt hơn, nhằm giải quyết việc làm cho lao động. Ngoài ra còn xuất khẩu lao động.

VD. di cư từ vùng Trung du miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên để phát triển sản xuất.

Đây là hướng giải quyết chủ yếu tập trung vào người lao động.

Câu 24. Mở rộng các loại hình đào tạo có vai trò gì trong việc giải quyết việc làm ở nước ta?

A. Tạo ra nhiều công ăn việc làm.

B. Người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm.

C. Tăng năng suất lao động, người lao động có thu nhập cao hơn.

D. Giảm tình trạng thất nghiệp ở thành thị.

Đáp án: B

Giải thích: Mở rộng các loại hình đào tạo có vai trò tăng chất lượng nguồn lao động giúp người lao động có nhiều cơ hội tìm việc làm, tìm việc làm phù hợp với năng lực, sức khỏe của mình.

Câu 25. Vì sao lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác?

A. Khu vực quốc doanh làm ăn không có hiệu quả.

B. Kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường.

C. Các động của công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

D. Nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu lao động nước ta đang có xu hướng chuyển từ khu vực quốc doanh sang các khu vực khác là vì kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường, các khu vực kinh tế khác có nhiều ngành/nghề đa dạng phù hợp với năng lực của người lao động.

Câu 26. Thuận lợi nhất của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là

A. lao động có trình độ cao nhiều, khả năng huy động lao động lớn.

B. nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

C. số người phụ thuộc ít, số người trong độ tuổi lao động nhiều. 

D. nguồn lao động trẻ nhiều, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Đáp án: B

Giải thích: Với đặc điểm dân số đông, đó là nguồn lao động dồi dào nhất là cho các ngành cần nhiều lao động như nông nghiệp – công nghiệp chế biến – sản xuất lương thực thực phẩm và là thị trường tiêu thụ rộng lớn rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế đất của nước.

Câu 27. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của

A. việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

B. sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cần nhiều lao động.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

D. phân bố lại dân cư – lao động giữa các vùng.

Đáp án: C

Giải thích: Để đáp ứng xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình CHN – HĐH ở nước ta hiện nay thì cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực N-L-NN; tăng tỉ trọng ngành CNXD và dịch vụ. Sự thay đổi cơ cấu KT kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.

Câu 28. Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và nghề phụ kém phát triển nên khu vực nông thôn xảy ra tình trạng nào dưới đây?

A. Thiếu việc làm khá cao.

B. Tỷ lệ thất nghiệp cao.

C. Tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh.

D. Có nhiều thời gian để sáng tạo, phát triển ngành khác.

Đáp án: A

Giải thích: Nông thôn nước ta chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ nên thời gian nông nhàn kéo dài. Mặt khác, ngành nghề phụ ở nông thôn kém phát triển nên đó là nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao.

Câu 29. Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do

A. tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật và quá trình đổi mới.

B. chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ.

C. số lượng và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.

D. năng suất lao động nâng cao.

Đáp án: B

Giải thích: Cơ cấu sử dụng lao động nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây chủ yếu là do chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ (Qúa trình CNH – HĐH).

Câu 30. Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn ở nước ta gây ra là:

A. đảm bảo phúc lợi xã hội.

B. bảo vệ môi trường.

C. giải quyết việc làm.

D. khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Đáp án: C

Giải thích: Lao động luôn gắn với vấn đề việc làm ⇒ Lao động tập trung đông ở các đô thị trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh ⇒ Dẫn đến tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm diễn ra phổ biến ở thành thị. ⇒ Đặt ra yêu cầu gay gắt trong giải quyết việc làm.

Câu 31. Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì

A. các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng

B. tỉ lệ người thiếu việc làm và thất nghiệp cao.

C. phần lớn người lao động sản xuất nông nghiệp.

D. nhu cầu lớn về lao động có tay nghề cao.

Đáp án: B

Giải thích: Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn phổ biến ở các khu vực thành thị, nông thôn nước ta ⇒ Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư ⇒ Giải quyết việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta.

Câu 32. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến dân số thành thị là nội dung nào dưới đây?

A. Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn. 

B. Thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

C. Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số.

D. Xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị.

Đáp án: D

Giải thích: Xây dựng chính sách đáp ứng chuyển dịch cơ cấu nông thôn và thành thị là một trong các nội dung của chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của nước ta liên quan trực tiếp đến dân số thành thị.

Câu 33. Nhờ phát huy tốt cơ chế thị trường nên lao động khu vực kinh tế nào dưới đây có xu hướng tăng tỉ trọng?

A. Khu vực kinh tế tư nhân – liên doanh.

B. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.

C. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

D. Khu vực kinh tế Nhà nước.

Đáp án: B

Giải thích: Đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới đã mở rộng thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp, tạo thêm việc làm. Vì vậy, khu vực kinh tế tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều lao động (tỉ trọng lao động có xu hướng tăng).

Câu 34. Hướng giải quyết việc làm nào dưới đây chủ yếu tập trung vào vấn đề con người?

A. Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

B. Nâng cao chất lượng đội ngũ người lao động. 

C. Đa dạng hoá các hoạt động sản xuất công - nông.

D. Hợp tác với các nước phát triển, thu hút vốn đầu tư.

Đáp án: B

Giải thích: Hướng giải quyết việc làm cho người lao động chủ yếu tập trung vào vấn đề con người là nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Xuất khẩu hàng hóa, đa dạng hóa sản xuất và tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài là tạo ra nhiều việc làm cho lao động.

Câu 35. Cho bảng số liệu dưới đây:

TỈ LỆ THIẾU VIỆC LÀM CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG ĐỘ TUỔI PHÂN THEO VÙNG, NĂM 2015 (Đơn vị: %)

Vùng

Thành thị

Nông thôn

Cả nước

0,84

2,39

Đồng bằng sông Hồng

0,76

1,99

Trung du và miền núi Bắc Bộ

0,96

1,64

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

1,36

3,05

Tây Nguyên

0,91

2,02

Đông Nam Bộ

0,32

0,82

Đồng bằng sông Cửu Long

1,56

3,52

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

Nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?

A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị

B. Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.

C. Tỉ lệ thiếu việc làm ở đô thị thấp nhất là Đông Nam Bộ.

D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp nhất là ở Đông Nam Bộ.

Đáp án: B

Giải thích: Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

- Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn ở thành thị ⇒ Nhận xét A đúng.

- Ở thành thị, tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở ĐBCL (1,56%, thấp nhất ở ĐNB (0,32%) ⇒ Nhận xét C đúng

- Ở nông thôn, tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất là ở ĐBSCL (3,52%) và thấp nhất là ở ĐNB ⇒ Nhận xét D đúng.

- Tỉ lệ thiếu việc làm cao nhất (cả thành thị và nông thôn) là ở ĐNB chứ không phải BTB và duyên hải miền Trung ⇒ Nhận xét B sai.

Bài viết liên quan

682
  Tải tài liệu