Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiếp) có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiếp) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

588
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 2 (có đáp án): Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ (tiếp)

Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 các tỉnh ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long không giáp biển là:

A. Bến Tre, Trà Vinh      B. Hậu Giang, Vĩnh Long

C. Sóc Trăng, Bạc Liêu      D. Cà Mau, Kiên Giang

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 các tỉnh ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giáp biển là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 hai tỉnh ở vùng Đông Nam bộ giáp với Campuchia là

A. Tây Ninh, Bình Dương      B. Bình Dương, Bình Phước

C. Bình Dương , Đồng Nai      D. Tây Ninh, Bình Phước

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 hai tỉnh ở vùng Đông Nam bộ giáp với Campuchia là tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 tỉnh nào ở Tây Nguyên không giáp với Lào hoặc Campuchia?

A. Kom Tum      B. Đắk Lắk

C. Gia Lai      D. Lâm Đồng

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 các tỉnh Tây Nguyên giáp với Lào là Kon Tum và các tỉnh Tây Nguyên giáp với Campuchia là Gia Lai, Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông.

Câu 16: Vùng biển mà ranh giới ngoài của nó chính là biên giới trên biển của quốc gia, được gọi là:

A. Nội thủy      B. Lãnh

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải      D. Vùng đặc quyền về kinh tế

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản.

Câu 17: Vị trí địa lí đã quy điịnh đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta

A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

B. Có thảm thực vật bốn màu xanh tốt

C. Có khí hậu hai mùa rõ rệt

D. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Đáp án: D

Giải thích : Mục 3 – ý a, SGK/16, địa lí 12 cơ bản.

Câu 18: Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm nào dưới đây?

A. Có nền nhiệt độ cao      B. Lượng mưa trong năm lớn

C. Có bốn mùa rõ rệt      D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa

Đáp án: A

Giải thích : Mục 3 – ý a, SGK/16, địa lí 12 cơ bản.

Câu 19: Nước Việt nam nằm ở

A. Rìa phía Đông châu Á, khu vực cận nhiệt đới

B. Phía Đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới

C. Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á

D. Ven Biển Đông, trong khu vực khí hậu xích đạo gió màu

Đáp án: C

Giải thích : Mục 1, SGK/13, địa lí 12 cơ bản.

Câu 20: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm:

A. Vùng đất, hải đảo, thềm lục địa

B. Vùng núi, vùng đồng bằng, vùng biển

C. Vùng đồi núi cao, vùng đồi núi thấp, vùng đồng bằng

D. Vùng đất, vùng trời, vùng

Đáp án: D

Giải thích : Mục 2, SGK/13, địa lí 12 cơ bản.

Câu 21: Căn cứ vào bảng số liệu trang 4 – 5 của Atlat Địa lí Việt Nam, thành phố trực thuộc trung ương có dân số lớn nhất nước ta là:

A. Hà Nội      B. Đà Nẵng

C. Hải Phòng      D. TP. Hồ Chí Minh

Đáp án: D

Giải thích : Xem bảng chú giải ở giữa bên trái. Dựa vào trang 4 – 5 của Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu bên dưới cùng, ta thấy các thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội (7 095,9 nghìn người), Đà Nẵng (1 007,7 nghìn người), TP. Hồ Chí Minh (7 981,9 nghìn người), Cần Thơ (1 238,3 nghìn người),… Như vậy, TP. Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương có dân số lớn nhất nước ta.

Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 tỉnh lị của tỉnh Quảng TRị là

A. Quảng Trị      B. Đồng Hới

C. Đông Hà      D. Hội An

Đáp án: C

Giải thích : Xem bảng chú giải ở giữa bên trái. Dựa vào trang 4 – 5 của Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu bên dưới cùng, ta thấy tỉnh lị của Quảng Trị là Đông Hà.

Câu 23: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển gọi là

A. Vùng tiếp giáp lãnh hải      B. Nội thủy

C. Vùng đặc quyền về kinh tế      D. Lãnh hải

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản

Câu 24: Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là

A. Vùng tiếp giáp lãnh hải      B. Nội thủy

C. Vùng đặc quyền về kinh tế      D. Lãnh hải

Đáp án: C

Giải thích :Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản.

Câu 25: Vùng biển mà ở đó nhà nước ta thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ đất liền, được gọi là :

A. Nội thủy      B. Lãnh hải

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải      D. Vùng đặc quyền về kinh tế

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản.

Bài viết liên quan

588
  Tải tài liệu