Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 20 mức độ vận dụng có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 20 mức độ vận dụng có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

626
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 20 có đáp án (mức độ vận dụng)

Câu 12. Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP (Đơn vị: %)

 

1990

1995

2000

2005

Trồng trọt

79,3

78,1

78,2

73,5

Chăn nuôi

17,9

18,9

19,3

24,7

Dịch vụ nông nghiệp

2,8

3,0

2,5

1,8

Biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là

A. Tròn

B. Cột chồng

C. Miền

D. Nan quạt

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào dấu hiệu nhận biết biểu đồ miền (thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế) ⇒ Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp là biểu đồ miền.

Câu 13. Với an ninh – chính trị ổn định là một trong những lí do quan trọng để nước ta

A. khai thác tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. thu hút khách du lịch quốc tế, nội địa.

C. thu hút đầu tư nước ngoài.

D. phát triển các ngành kinh tế đa dạng.

Đáp án: C

Giải thích: Tình hình an ninh, chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư quyết định đặt nền móng hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam ⇒ Vì vậy với nền chính trị ổn định, Việt Nam được xem là một thị trường đầu tư khá hấp dẫn đối với nước ngoài.

Câu 14. Để khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả hơn các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội ở nước ta thì nước ta cần làm gì?

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

B. Phát triển các đặc khu kinh tế.

C. Đẩy mạnh kinh tế cửa khẩu – cảng biển.

D. Mở rộng quan hệ ngoại thương với nhiều nước.

Đáp án: A

Giải thích: Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ giúp khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả hơn các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội (lao động, thị trường,...) ở nước ta. Đồng thời tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lí giữa các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ.

Câu 15. Tại sao nước ta hiện nay phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế.

B. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

C. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

D. Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đáp án: C

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ giúp khai thác hợp lí và sử dụng có hiệu quả hơn các thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội (lao động, thị trường...) ở nước ta. Đồng thời tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lí giữa các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh/thành phố nào dưới đây có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 từ 15 -18 triệu đồng?

A. Tp Hồ Chí Minh

B. Bà Rịa – Vũng Tàu

C. Bình Định

D. Khánh Hòa

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 17:

- Tỉnh/thành phố có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 từ 15 -18 triệu đồng được kí hiệu nền màu hồng nhạt.

- Xác định được tỉnh Khánh Hòa là tỉnh/thành phố có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 từ 15 -18 triệu đồng.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng là

A. Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh

B. Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng

C. Hà Nội, Hải Phòng

D. Hải Phòng, Đà Nẵng

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào Atlat ĐLVN trang 17: các TTKT có quy mô trên 100 nghìn tỉ đồng (thể hiện bằng hình tròn lớn nhất) là: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh.

Câu 18. Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, nhận xét nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch GDP?

A. Tỉ trọng nông – lâm - thủy sản giảm

B. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng

C. Tỉ trọng dịch vụ biến động

D. Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng.

Đáp án: D

Căn cứ vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, ta thấy tỉ trọng ngành nông – lâm - thủy sản giảm; tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng và tỉ trọng dịch vụ biến động (không ổn định).

Câu 19. Căn cứ vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm của Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, nhận xét nào sau đây không đúng?

A. GDP tăng lên liên tục qua các năm.

B. Tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn.

C. Tốc độ tăng trưởng tăng thêm 159%, giai đoạn 2000 – 2007.

D. GDP tăng lên nhưng không ổn định.

Đáp án: D

Giải thích:

- GDP tăng liên tục qua các năm, tăng liên tục và tăng thêm 702,1 nghìn tỉ đồng.

- Tốc độ tăng trưởng tăng liên tục qua các năm và tăng thêm 159%.

Như vậy, nhận xét GDP tăng lên nhưng không ổn định là không đúng.

Câu 20. Ở khu vực II, công nghiệp có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để

A. tận dụng các thế mạnh về khoáng sản, nguồn lao động.

B. phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường và sử dụng tốt lao động.

C. phù hợp với yêu cầu của thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

D. tăng hiệu quả đầu tư và tận dụng các thế mạnh về khoáng sản.

Đáp án: C

Giải thích: Sản phẩm của ngành CN nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu ngành sx và đa dạng hóa sản phẩm giúp đáp ứng yêu cầu thị trương, đẩy mạnh hiệu quả sản xuất hàng hóa, tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

Câu 21. Đặc điểm nào dưới đây là sự khác nhau cơ bản trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Nguồn nước.

B. Địa hình.

C. Đất đai.

D. Khí hậu.

Đáp án: D

Giải thích: Điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là yếu tố khí hậu. Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh còn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu mang đậm tính chất cận xích đạo với sự phân mùa mưa – khô sâu sắc.

Câu 22. Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm dẫn tới điều nào?

A. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng.

B. Phân hóa sản xuất giữa các vùng và hình thành vùng kinh tế trọng điểm.

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình các trung tâm công nghiệp.

D. Hình thành vùng kinh tế trọng điểm và dich vụ tư vấn đầu tư.

Đáp án: A

Giải thích: Việc phát huy thế mạnh từng vùng nhằm:

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng cường hội nhập với thế giới. Điều đó đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong cả nước.

- Ví dụ: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về khoáng sản, nguyên liệu nông – lâm nghiệp ⇒ đẩy gmạnh công nghiệp khai thác, chế biến -> nâng cao vị thế vùng hay vùng ĐBSH, ĐNB: thế mạnh dân cư lao động và cơ sở hạ tầng, kĩ thuật, thu hút đầu tư -> thúc đẩy phát triển công nghiệp hiện đại (công nghiệp hóa dầu ở ĐNB) và một số ngành CN trọng điểm; đb ĐBSH còn là vựa lúa lớn nhất nước ta,…

Câu 23. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp?

A. Tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp thấp, ít chuyển biến.

B. Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp.

C. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

D. Giảm tỉ trọng cây lương thực thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp

Đáp án: B

Giải thích: Chú ý cụm từ “Xu hướng chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp”.

- Các nhận xét A, C, D đúng.

- Nhận xét: Tăng tỉ trọng của nông nghiệp, giảm tỉ trọng của ngư nghiệp là sự chuyển dịch trong nội bộ khu vực I là sai.

Câu 24. Trong ngành trồng trọt ở nước ta hiện nay, xu hướng là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Phát huy lợi thế về đất đai, khí hậu.

B. Chuyển nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá.

C. Nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp.

D. Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Đáp án: B

Giải thích: Phát triển cây công nghiệp gắn liền với việc hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, được đầu tư các kĩ thuật canh tác, giống cây trồng tiên tiến sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra khối lượng nông sản lớn, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến. Từ đó, chuyển từ nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường.

Câu 25. Giải thích vì sao hiện nay Việt Nam là một thị trường đầu tư khá hấp dẫn đối với nước ngoài?

A. Chính trị ổn định

B. Tài nguyên và lao động dồi dào

C. Có luật đầu tư hấp dẫn

D. Vị trí địa lý thuận lợi

Đáp án: A

Việt Nam có tình hình an ninh, chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để các nhà đầu tư quyết định đặt nền móng hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Vì vậy với nền chính trị ổn định, nước ta được xem là một thị trường đầu tư khá hấp dẫn đối với nước ngoài.

Câu 26. Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 - 2010

(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

Tổng số

1199,3

1619,0

2229,4

2495,1

2808,1

Cây công nghiệp hàng năm

542,0

716,7

778,1

861,5

797,6

Cây công nghiệp lâu năm

657,3

902,3

1451,3

1633,6

2010,5

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010 là

A. biểu đồ cột chồng.

B. biểu đồ tròn.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ đường.

Đáp án: C

Giải thích:

- Dấu hiệu nhận biết: Để xác định vẽ biểu đồ miền, với số liệu được thể hiện trên 3 năm (nghĩa là việc vẽ tới 4 hình tròn như thông thường thì ta lại chuyển sang biểu đồ miền) và thể hiện cơ cấu, qui mô, sự chuyển dịch của đối tượng.

- Yêu cầu biểu đồ: Chuyển dịch cơ cấu và có 5 mốc năm.

Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích trồng cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010 là biểu đồ miền.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế nào dưới đây có quy mô từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng?

A. Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế.

B. Hải Phòng, Huế, Biên Hòa.

C. Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa.

D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa.

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế có quy mô từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng là Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 28. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh/thành phố nào dưới đây có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 từ 12 -15 triệu đồng?

A. Bình Định.

B. Khánh Hòa.

C. Đồng Nai.

D. Quảng Ninh.

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh/thành phố có GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007 từ 12 -15 triệu đồng là tỉnh Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng,… (xem chú giải màu vàng đậm).

Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển Vân Phong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc tỉnh nào?

A. Đà Nẵng.

B. Quảng Ngãi.

C. Khánh Hòa.

D. Bình Thuận.

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 17, xác định vị trí khu kinh tế Vân Phong, ta thấy khu kinh tế biển kinh tế Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển Dung Quất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc tỉnh nào dưới đây?

A. Quy Nhơn

B. Phú Yên

C. Quảng Ngãi

D. Ninh Thuận

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 17, xác định vị trí khu kinh tế Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Bài viết liên quan

626
  Tải tài liệu