Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tiếp 2) có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tiếp 2) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

534
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 20 (có đáp án): Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (tiếp 2)

Câu 23: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu vực kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

A. Đinh An      B. Nhơn Hội

C. Phú Quốc      D. Năm Căn

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các khu vực kinh tế ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Định An (Trà Vinh), Năm Căn (Cà Mau) và Phú Quốc (Kiên Giang). Khu vực kinh tế ven biển Nhơn Hội (Quy Nhơn) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 24: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, những vùng nào ở nước ta không có khu vực kinh tế cửa khẩu ( năm 2007)?

A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long

C. Đông Nam BỘ, đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng Bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, Đồng bằng sông Hồng không có biên giới đất liền với các quốc gia nên không có khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉnh Quảng Nam giáp với Lào nhưng cũng không có các khu kinh tế cửa khẩu.

Câu 25: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là

A. 3      B. 4

C. 5      D. 6

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là 4 tỉnh, đó là Quảng Ninh (cửa khẩu Móng Cái và khu kinh tế biển Vân Đồn), Hà Tĩnh (cửa khẩu Cầu Treo và khu kinh tế biển Vũng Ánh), Quảng Bình (cửa khẩu Cha Lo và khu kinh tế biển Hòn La) và tỉnh Kiên Giang (cửa khẩu Hà Tiên và khu kinh tế biển Phú Quốc).

Câu 26 : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, tính có GDP bình quân tính theo đầu người ( năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Bắc Giang      B. Phú Thọ

C. Quảng Ninh      D. Lào Cai

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là tỉnh Quảng Ninh (GDP bình quân đầu người từ 15 đến 18 triệu đồng/người).

Câu 27: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, tính có GDP bình quân tính theo đầu người ( năm 2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ là:

A. Tây Ninh      B. Bình Phước

C. Bình Dương      D. Đồng Nai

Đáp án: A

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ là Tây Ninh (GDP bình quân đầu người từ 6 đến 9 triệu đồng/người), tiếp đến là tỉnh Bình Phước (GDP bình quân đầu người từ trên 9 đến 12 triệu đồng/người), Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,…

Câu 28: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu nào không thuộc vùng Bắc Trung Bộ

A. Cầu Treo       B. Bờ Y

C. Lao Bảo      D. Cha Lo

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị). Cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) thuộc vùng Tây Nguyên.

Câu 29 : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người ( năm 2007) của các tỉnh Bắc Trung Bộ là :

A. Dưới 6 triệu đồng      B. Từ 6 đến 9 triệu đồng

C. Từ 9 đến 12 triệu đồng      D. Từ 12 đến 15 triệu đồng

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007) của tất các tỉnh Bắc Trung Bộ đều từ 6 đến 9 triệu đồng.

Câu 30: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu duy nhất ở vùng Tât Nguyên ( năm 2007) là :

A. Cầu Treo      B. Bờ Y

C. Lao Bảo      D. Cha Lo

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị). Cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) thuộc vùng Tây Nguyên.

Câu 31: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người ( năm 2007) ở mức thấp nhất của nước ta ( dưới 6 triệu đồng) đều phân bố ở:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ      B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên      D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án: A

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) ở mức thấp nhất của nước ta (dưới 6 triệu đồng) đều phân bố ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đó là các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Bắc Kan và Hà Giang.

Câu 32: căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ có quy mô là

A. Trên 100 nghìn tỉ đồng

B. Từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng

C. Từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng

D. Dưới 10 nghìn tỉ đồng

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ có quy mô là dưới 12 nghìn tỉ đồng. Một số trung tâm tiêu biểu là Thanh Hóa, Vinh và Huế.

Câu 33: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các trung tâm kinh tế ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. 2      B. 3

C. 4      D. 5

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có 3 trung tâm kinh tế, đó là Hạ Long, Thái Nguyên và Việt Trì.

Câu 34: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô ( năm 2007) là:

A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nha Trang

B. Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha TRang

C. Hà Nội , Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa

D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang , Thanh Hóa

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là Hà Nội (trên 120 nghìn tỉ đồng), Đà Nẵng (từ 15 đến 120 nghìn tỉ đồng), Nha Trang (từ 12 – 15 nghìn tỉ đồng) và Thanh Hóa (dưới 12 nghìn tỉ đồng).

Bài viết liên quan

534
  Tải tài liệu