Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên(tiếp theo) có đáp án năm 2021 – 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên(tiếp theo) có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 (có đáp án): Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên(tiếp theo)
Câu 1. Di sản văn hóa thế giới ở Tây Nguyên là
A. Nhà ngục Kon Tum.
B. Nhà Rông.
C. Lễ hội già làng.
D. Cồng chiêng.
Đáp án: D
Giải thích: Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005.
Câu 2. Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là
A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài
B. khối cao nguyên xếp tầng có quan hệ chặt chẽ với khu vực DHNTB
C. án ngữ một vùng trên cao, rộng lớn lại tiếp giáp với hai nước Lào và Cam-pu-chia
D. tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên qua toàn bộ vùng.
Đáp án: C
Tây Nguyên có đường biên giới trên bộ với hai quốc gia là Lào và Cam-pu-chia. Nằm trên khu vực địa hình cao, rộng lớn (trong lịch sử Tây Nguyên được xem như là nóc nhà của Đông Dương). Vì vậy Tây Nguyên có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
Câu 3. Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên là
A. sự phân hóa theo mùa của khí hậu
B. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu
C. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm
D. khí hậu diễn biến thất thường.
Đáp án: A
Khí hậu Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc. Mùa khô kéo dài (4 -5 tháng) làm cho mực nước ngầm hạ thấp, gây khó khăn về thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp.
Câu 4. Tác động của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng là
A. ngăn chặn nạn chặt phá rừng, đốt rừng.
B. tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
C. thu hút hàng vạn lao động từ các vùng khác của đất nước về Tây Nguyên.
D. bảo vệ đất, hạn chế xói mòn sạt lở.
Đáp án: B
Trước đây, Tây Nguyên chủ yếu là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người với tập quán sản xuất lạc hậu, di canh di cư. Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên tạo nhiều việc làm cho người dân, đồng thời hình thành nên tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (canh tác quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp) đồng thời nâng cao đời sống xã hội.
Câu 5. Khó khăn lớn nhất về mặt kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên là
A. Nền văn hóa đa dạng.
B. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
C. Nguồn lao động hạn chế về trình độ.
D. Có nhiều dân tộc sinh sống.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tuyến đường nào nối Đông Bắc Cam-pu-chia và Tây Nguyên với cảng Quy Nhơn?
A. Quốc lộ 19
B. Quốc lộ 26
C. Quốc lộ 24
D. Quốc lộ 27
Đáp án: A
B1. Quan sát kí hiệu cảng và đường quốc lộ ở Atlat trang 3.
B2. Xác định vị trí cảng Quy Nhơn. Tuyến quốc lộ nối Tây Nguyên, Đông Bắc Cam-pu-chia với cảng Quy Nhơn là quốc lộ 19.
Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết, tỉnh nào sau đây tiếp giáp với cả Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên?
A. Đắc Lắk
B. Lâm Đồng
C. Gia Lai
D. Kon Tum
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28 kết hợp với Atlat địa lí trang 4 – 5, ta thấy tỉnh Gia Lai là tỉnh tiếp giáp với cả Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tuyến đường nào nối Đông Nam Lào và Tây Nguyên với sân bay Đông Tác?
A. Quốc lộ 19 và quốc lộ 14.
B. Quốc lộ 14 và quốc lộ 25.
C. Quốc lộ 24 và quốc lộ 14.
D. Quốc lộ 14c và quốc lộ 26.
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, ta thấy tuyến quốc lộ 14 nối Đông Nam Lào với Tây Nguyên, nối với quốc lộ 25 đến sân bay Đông Tác (Phú Yên).
Câu 9. Việc suy giảm rừng của Tây Nguyên không dẫn tới hậu quả nào sau đây?
A. Mực nước ngầm hạ thấp.
B. Mất nơi sinh sống của các loài động vật.
C. Tăng độ mặn trong đất.
D. Mất đi nguồn lợi gỗ quý.
Đáp án: C
Giải thích: Do không ở tiếp giáp biển nên đất không bị nhiễm mặn nên việc suy giảm rừng của Tây Nguyên không dẫn tới hậu quả tăng độ mặn trong đất.
Câu 10. Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan tâm nhất là
A. Không làm thu hẹp diện tích rừng.
B. Đầu tư các nhà máy chế biến.
C. Xây dựng mạng lưới giao thông.
D. Tăng cường hợp tác với nước ngoài.
Đáp án: A
Giải thích: Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan tâm nhất là: Không làm thu hẹp diện tích rừng vì rừng ở Tây Nguyên rất quan trọng.
Câu 11. Ý nghĩa nào không đúng với hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên?
A. đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô.
B. sử dụng cho mục đích du lịch.
C. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp.
D. phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/172, địa lí 12 cơ bản.
Câu 12. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển nông nghiệp của vùng Tây Nguyên là
A. Khí hậu phân hóa theo độ cao, hạn chế sản xuất hàng hóa.
B. Thiếu nước vào mùa khô.
C. Đất có tầng phong hóa sâu.
D. Địa hình phân bậc, khó canh tác.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/168, địa lí 12 cơ bản.
Câu 13. Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ giống nhau ở đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
A. Cùng có nhiều đất đỏ badan.
B. Cùng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
C. Cùng có nhiều đất feralit trên đá vôi.
D. Sông suối có nhiều tiềm năng thuỷ điện.
Đáp án: D
Giải thích: SGK/172, địa lí 12 cơ bản.
Câu 14. Phát biểu nào không đúng với hoạt động khai thác và chế biến gỗ của Tây Nguyên?
A. Tài nguyên rừng đã bị suy giảm.
B. Sản lượng gỗ hàng năm tăng liên tục.
C. Lâm nghiệp là một thế mạnh của Tây Nguyên.
D. Còn nhiều rừng gỗ quý và nhiều chim, thú quý.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/170, địa lí 12 cơ bản.
Câu 15. Vì sao việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí?
A. Sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng.
B. Sông dốc, tốc độ dòng chảy lớn.
C. Lưu lượng nước lớn.
D. Có nhiều hồ.
Đáp án: A
Giải thích: Việc xây dựng các nhà máy thủy điện ở Tây Nguyên giảm được rất nhiều chi phí là do sông chảy qua các bậc cao nguyên xếp tầng.
Bài viết liên quan
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (tiếp) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 37 (mức độ vận dụng) có đáp án năm 2021 – 2022
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ (bai 1) có đáp
- Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ có đáp án năm 2021 – 2022