Trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo có đáp án năm 2021 – 2022

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 12 Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảocó đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12

370
  Tải tài liệu

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 42 (có đáp án): Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo

Câu 1: Việc xác định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa rất lớn vì

A. các đảo và quần đảo nước ta có tiềm năng kinh tế rất lơn

B. đây là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa

C. các đảo và quần đảo đều nằm xa với đất liền

D. các đảo và quần đảo là bộ phận không thể tách rời trong vùng biển nước ta

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/192 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Các đảo và quần đảo của nước ta

A. hầu hết là có cư dân sinh sống

B. tập trung nhiều nhất ở vùng biển phía nam

C. có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và phát triển kinh tế dất nước

D. có ý nghĩa lớn trong khai thác tài nguyên khoáng sản

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2, SGK/191 - 192 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Các đảo đông dân ở nước ta là

A. Trường Sa Lớn        B. Cát Bà, Lý Sơn

C. Côn Đảo, Thổ Chu        D. Kiên Hải, Côn Đảo

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/191 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4:Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?

A. Quảng Trị        B. Quảng Ninh

C. Quảng Ngãi        D. Quảng Nam

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/192 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của nước ta?

A. Quảng Trị        B. Quảng Ninh

C. Quảng Ngãi        D. Quảng Nam

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/192 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải vì

A. khai thác tổng hợp mới đem lại hiểu quả kinh tế cáo

B. môi trường vùng biển dễ bị chia cắt

C. môi trường đảo do diện tích nhỉ và biệt lập nên rất nhạy cảm dưới tác động của con người

D. tiện cho việc đầu tư vốn và kĩ thuật

Đáp án: D

Giải thích : Mục 3, SGK/192 - 193 địa lí 12 cơ bản.

Câu 7: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc

A. khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ

B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế

C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi

D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa

Đáp án: D

Giải thích : Mục 3, SGK/193 địa lí 12 cơ bản.

Câu 8: Nước ta cần phải đẩy mạnh đánh bắt xa bờ vì

A. nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết

B. mang lại hiệu quả kinh tế cao lại bảo vệ được vùng trời, vùng biển và thềm lục địa

C. góp phần bảo vệ môi trường và vùng biển

D. nước ta có nhiều ngư trường xa bờ hơn

Đáp án: B

Giải thích : Mục 3, SGK/193 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Điều kiện nào không phải là yếu tố thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta?

A. có vùng biển rộng, giàu tài nguyên hải sản

B. có nhiều ngư trường

C. có nhiều bão, áp thấp và các đợt không khí lạnh

D. có nhiều vũng vịnh, đầm phá ven bờ

Đáp án: C

Giải thích : Nước ta có vùng biển rộng lớn với nguồn lợi sinh vật hết sức đa dạng – phong phú về thành phần loài, có các ngư trường rộng lớn và dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Câu 10: Vấn đề đặt ra trong khai thác dầu khí ở thềm lục địa nước ta là

A. tránh để xảy ra các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí.

B. Tăng cường hợp tác với các nước để được chuyển giao công nghệ hiện đại

C. Xây dựng nhà máy lọc dầu tại nơi khai thác

D. Hợp tác toàn diện lao động nước ngoài

Đáp án: A

Giải thích : Mục 3, SGK/193 địa lí 12 cơ bản.

Câu 11: Loại khoáng sản đang có giá trị nhất ở biển Đông nước ta hiện nay là

A. dầu mỏ, khí tự nhiên        B. muối

C. cát thủy tinh        D. titan

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/191 địa lí 12 cơ bản.

Câu 12: Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do

A. thềm lục địa nông, độ mặn nước biển lớn

B. nước biển ấm, nhiều ánh sáng, giàu ô xi.

C. Có nhiều vũng vịnh, đầm phá

D. Có các dòng hải lưu

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/190 địa lí 12 cơ bản.

Câu 13: Nguồn lợi tổ yến của nước ta phân bố chủ yếu ở

A. các đảo trên vịnh Bắc Bộ.        B. Bắc Trung Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ        D. Đông Nam Bộ

Đáp án: C

Giải thích : Mục 1, SGK/190 địa lí 12 cơ bản.

Câu 14: Nghề làm muối ở nước ta phát triển nhất ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.        B. Bắc Trung Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ        D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án: C

Giải thích : Biển nước ta có nguồn muối vô tận. Dọc bờ biển có nhiều điều kiện để sản xuất muối, đặc biệt là dọc bờ biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển mạnh ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hằng năm các cánh đồng muối cung cấp hơn 900 nghìn tấn muối.

Câu 15: Nhân tố nào không là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển?

A. Vùng biển nước ta là nơi hình thành các cơn bão nhiệt đới

B. Vùng biển nước ta rộng, nước biển ấm, nguồn lợi sinh vật biển phong phú

C. Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu khí….

D. Vùng biển nước ta có nhiều vũng vịnh kín, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp.

Đáp án: A

Giải thích : Mục 3, SGK/192 - 193 địa lí 12 cơ bản.

Câu 16: Huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là

A. Phú Quốc        B. Phú Quý

C. Cô Tô        D. Côn Đảo

Đáp án: D

Giải thích : Mục 2, SGK/192 địa lí 12 cơ bản.

Câu 17: Các huyện đảo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:

A. Lý Sơn và Phú Quý        B. Phú Quốc và Kiên Hải

C. Hoàng Sa và Trường Sa       D. Vân Đồn và Cô Tô

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/192 địa lí 12 cơ bản.

Bài viết liên quan

370
  Tải tài liệu