Tính chất hóa học của Đietylamin (C4H11N) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí

Với Tính chất hóa học của Đietylamin C4H11N sẽ trình bày chi tiết, đầy đủ tính chất hóa học của Đietylamin C4H11N, tính chất vật lí, cách điều chế, cách nhận biết và ứng dụng của Đietylamin C4H11N. Hi vọng với bài học này học sinh sẽ nắm vững được kiến thức trọng tâm về Tính chất hóa học của Đietylamin C4H11N.

723
  Tải tài liệu

Tính chất của Đietylamin C4H11N: tính chất hóa học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Đietylamin là một amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N

- Công thức phân tử: C4H11N

- Công thức cấu tạo: CH3CH2NHCH2CH3

Tính chất của Đietylamin C4H11N: tính chất hóa học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng

- Tên gọi

+ Tên gốc chức: Đietylamin

+ Tên thay thế: N-etyletanamin

II. Tính chất hóa học

1. Tính bazơ :

- Dung dịch Đietylamin có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein do kết hợp với proton mạnh hơn amoniac

2. Phản ứng với axit nitrơ :

- Amin có tính bazo yếu nên có thể phản ứng với các axit vô cơ để tạo thành muối

3. Phản ứng ankyl hóa :

C2H5NHC2H5 + CH3I → C2H5-N(CH3)-C2H5 + HI

Hỏi đáp VietJack

III. Tính chất vật lí và nhận biết

- Đietylamin là một chất lỏng không màu, tan được trong nước

- Nó dễ bay hơi và có mùi khó chịu

IV. Điều chế

- Đietylamin được sản xuất bằng phản ứng có xúc tác của etanol với amoniac ở nhiệt độ và áp suất cao:

2C2H5OH + NH3 → (C2H5)2NH + 2H2O

V. Ứng dụng

- Đietylamin thường dùng làm chất chống ăn mòn.

- Nó còn được sử dụng trong công nghiệp sản xuất cao su, nhựa, chất nhuộm và trong ngành dược. Tuy nhiên Đietylamin là hóa chất ăn mòn và khi tiếp xúc với da sẽ gây bỏng rát.

Bài viết liên quan

723
  Tải tài liệu