Tính chất hóa học của Crom (II) hiđroxit (Cr(OH)2) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí

Với Tính chất hóa học của Crom (II) hiđroxit Cr(OH)2 sẽ trình bày chi tiết, đầy đủ tính chất hóa học của Crom (II) hiđroxit Cr(OH)2, tính chất vật lí, cách điều chế, cách nhận biết và ứng dụng của Crom (II) hiđroxit Cr(OH)2. Hi vọng với bài học này học sinh sẽ nắm vững được kiến thức trọng tâm về Tính chất hóa học của Crom (II) hiđroxit Cr(OH)2.

1 993
  Tải tài liệu

Tính chất của Crom (II) hiđroxit Cr(OH)2

I. Định nghĩa

- Định nghĩa: Crom (II) hiđroxit là hợp chất hóa học có công thức Cr(OH)2 được tạo bởi cation Cr2+ và nhóm OH-.

- Công thức phân tử: Cr(OH)2

- Công thức cấu tạo: HO – Cr - OH.

II. Tính chất hóa học

- Mang tính chất của bazơ và có tính khử.

1. Tính bazơ:

Tác dụng với axit

Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O

Bị phân hủy bởi nhiệt

Cr(OH)2 -to→ CrO + H2O (nung không có không khí)

2. Tính khử:

Dễ dàng bị oxi hóa bới các chất oxi hóa cho hợp chất Cr3+

Tác dụng với oxi:

4Cr(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Cr(OH)3 (để ngoài không khí)

Tác dụng với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc nóng

Cr(OH)2 + 4HNO3 → Cr(NO3)3 + NO2 + 3H2O

Hỏi đáp VietJack

III. Tính chất vật lí & nhận biết

- Tính chất vật lí: Cr(OH)2 là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước.

- Nhận biết: Đem hòa tan vào dung dịch HCl, thấy chất rắn tan dần cho dung dịch có màu xanh.

Cr(OH)2 + 2HCl → CrCl2 + 2H2O

IV. Điều chế

- Cho dung dịch crom (II) clorua tác dụng với dung dịch bazo trong môi trường không có không khí

CrCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Cr(OH)2 (không có không khí)

Bài viết liên quan

1 993
  Tải tài liệu