Tính chất hóa học của Isopropylamin (C3H9N) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
Với Tính chất hóa học của Isopropylamin C3H9N sẽ trình bày chi tiết, đầy đủ tính chất hóa học của Isopropylamin C3H9N, tính chất vật lí, cách điều chế, cách nhận biết và ứng dụng của Isopropylamin C3H9N. Hi vọng với bài học này học sinh sẽ nắm vững được kiến thức trọng tâm về Tính chất hóa học của Isopropylamin C3H9N.
Tính chất của Isopropylamin C3H9N: tính chất hóa học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng
I. Định nghĩa
- Định nghĩa: Isopropylamin là một hợp chất hữu cơ thuộc chức amin được tạo ra khi thế một nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bằng một gốc isopropyl
- Công thức phân tử: C3H9N
- Công thức cấu tạo: (CH3)2CHNH2
- Tên gọi
+ Tên gốc chức: Isopropylamin
+ Tên thay thế: Propan-2-amin
II. Tính chất hóa học
1. Tính bazơ :
- Dung dịch Isopropylamin có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein do kết hợp với proton mạnh hơn amoniac
- Amin có tính bazo yếu nên có thể phản ứng với các axit vô cơ để tạo thành muối
2. Phản ứng với axit nitrơ :
(CH3)2CHNH2 + HONO → (CH3)2CH-OH + N2 + H2O (xúc tác HCl)
3. Phản ứng ankyl hóa :
(CH3)2CHNH2 + CH3I → (CH3)2CH-NH-CH3 + HI
- Việc sản xuất quy mô lớn của isopropylamin được thực hiện bởi phản ứng của isopropanol với amoniac ở nhiệt độ 180-220°C
III. Tính chất vật lí và nhận biết
- Propylamin là chất lỏng không màu, có mùi giống như amoniac, tan tốt trong etanol và đietyl ete
IV. Điều chế
- Việc sản xuất quy mô lớn của isopropylamin được thực hiện bởi phản ứng của isopropanol với amoniac ở nhiệt độ 180-220°C
V. Ứng dụng
Isopropylamin là một trung gian linh hoạt cho nhiều ứng dụng trong hóa học nông nghiệp và hóa dược:
- Isopropylamin là một chất để sản xuất thuốc nhuộm, hóa chất cao su
- Đước dử dụng trong dược phẩm như thuốc chẹn beta, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống sốt rét, thuốc chống tăng nhãn áp
- Nó cũng được sử dụng trong sản xuất glyphosate, atrazine và các chất diệt cỏ triazine khác, thuốc trừ sâu, chất nhũ hóa và chất tẩy rửa.
Bài viết liên quan
- Tính chất hóa học của Etylamin (C2H7N) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Propylamin (C3H9N) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Butylamin (C4H11N) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Đimetylamin (C2H7N) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Đietylamin (C4H11N) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí