Tính chất hóa học của Lưu huỳnh (S) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí

Với Tính chất hóa học của Lưu huỳnh (S) sẽ trình bày chi tiết, đầy đủ tính chất hóa học của Lưu huỳnh (S), tính chất vật lí, cách điều chế, cách nhận biết và ứng dụng của Lưu huỳnh (S). Hi vọng với bài học này học sinh sẽ nắm vững được kiến thức trọng tâm về Tính chất hóa học của Lưu huỳnh (S).

587
  Tải tài liệu

Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

I. Định nghĩa

   - Lưu huỳnh là một phi kim

   - Kí hiệu: S

   - Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4 hay [Ne]3s23p4

   - Số hiệu nguyên tử: Z = 16

   - Khối lượng nguyên tử: 32

   - Vị trí trong bảng tuần hoàn:

   + Ô, nhóm: ô số 16, nhóm VIA

   + Chu kì: 3

   - Đồng vị: Lưu huỳnh có 4 đồng vị bền là 3216S, 3316S, 3416S và 3616S

   - Độ âm điện: 2,58

II. Tính chất hóa học

Nhận xét: khi tham gia phản ứng hóa học, S thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử

1. Tác dụng với kim loại

   S có thể tác dụng với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao

   Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

   Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

   Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng(tác dụng ở nhiệt độ thường → dùng thu hồi thủy ngân rơi vãi)

2. Tác dụng với hiđro

   Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

   Trong các phản ứng trên, số oxi hóa của S giảm từ 0 xuống -2 → S thể hiện tính oxi hóa

3. Tác dụng với phi kim

   Ở điều kiện thích hợp, S tác dụng được với một số phi kim như oxi, clo, flo,…

   Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

4. Tác dụng với hợp chất

   Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

   Trong các phản ứng trên, số oxi hóa của S tăng từ 0 lên +4 hoặc +6 → S thể hiện tính khử

Hỏi đáp VietJack

III. Tính chất vật lí & nhận biết

   - Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình là lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà phương

 

Lưu huỳnh đơn tà (Sβ)

Lưu huỳnh đơn tà (Sα)

Nhiệt độ nóng chảy

119oC

113oC

Nhiệt độ sôi

Từ 95,5 đến 119oC

Dưới 95,5oC

Khối lượng riêng

1,96 gam/cm3

2,07 gam/cm3

   - Ảnh hưởng của nhiệt độ tới cấu trúc phân tử của S

   Rắn (S8 – mạch vòng) Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng lỏng linh động (S8) Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng quánh nhớt (Sn) Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng hơi S (vàng nâu) Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng S2 Lưu huỳnh (S): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng S

   - Để đơn giản, trong các phản ứng hóa học người ta sử dụng kí hiệu S

IV. Trạng thái tự nhiên

   - Trong tự nhiên, S tồn tại dưới nhiều dạng:

   + Đơn chất: trong các mỏ S

   + Hợp chất: FeS2 (quặng pirit sắt); muối sunfat, muối sunfua,…

   + Là thành phần hợp chất hữu cơ,…

V. Khai thác

1. Phương pháp Frasch

   Để khai thác lưu huỳnh tự do trong lòng đất, người ta dùng hệ thống thiết bị nén nước siêu nóng (khoảng 170oC) vào vỏ lưu huỳnh để đẩy lưu huỳnh nóng chảy lên mặt đất.

2. Sản xuất lưu huỳnh từ hợp chất

    2H2S + O2 (thiếu) → 2S + 2H2O

   2H2S + SO2 → 3S + 2H2O

VI. Ứng dụng

   Lưu huỳnh là nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp

   - 90% lưu huỳnh dùng để sản xuất axit sunfuric

   - 10% lưu huỳnh còn lại dùng để lưu hóa cao su, sản xuất chất tẩy trắng, chế tạo diêm,….

VII. Các hợp chất quan trọng của lưu huỳnh

   - Lưu huỳnh đioxit (SO2), lưu huỳnh trioxit (SO3)

   - Hiđro sunfua, axit sufuhiđric (H2S )

   - Axit sunfuric (H2SO4 )

Bài viết liên quan

587
  Tải tài liệu