Tính chất hóa học của Sắt (Fe) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí

Với Tính chất hóa học của Sắt (Fe) sẽ trình bày chi tiết, đầy đủ tính chất hóa học của Sắt (Fe), tính chất vật lí, cách điều chế, cách nhận biết và ứng dụng của Sắt (Fe). Hi vọng với bài học này học sinh sẽ nắm vững được kiến thức trọng tâm về Tính chất hóa học của Sắt (Fe).

831
  Tải tài liệu

Sắt (Fe): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

I. Định nghĩa

- Sắt là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Fe và số hiệu nguyên tử bằng 26. Sắt là nguyên tố có nhiều trên Trái Đất, cấu thành lớp vỏ ngoài và trong của lõi Trái Đất.

- Kí hiệu: Fe

- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d64s2 hoặc [Ar]3d64s2

- Số hiệu nguyên tử: 26

- Khối lượng nguyên tử: 56 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

   + Ô: số 26

   + Nhóm: VIIIB

   + Chu kì: 4

- Đồng vị: sắt có nhiều đồng vị như 55Fe, 56Fe, 58Fe, 59Fe

- Độ âm điện: 1,83

II. Tính chất hóa học

- Sắt là kim loại có tính khử trung bình, tùy theo các chất oxi hóa mà sắt có thể bị oxi hóa lên mức +2 hay +3.

Fe → Fe2+ + 2e

Fe → Fe3+ + 3e

1. Tác dụng với phi kim

a. Tác dụng với lưu huỳnh

Sắt (Fe): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

b. Tác dụng với oxi

Sắt (Fe): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

c. Tác dụng với clo

Sắt (Fe): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

2. Tác dụng với axit

a.Tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng

Fe + 2H+ → Fe2+ + H2

b. Với các axit HNO3, H2SO4 đặc

Sắt (Fe): tính chất hóa học, tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Fe + 4HNO3 l → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

Chú ý: Với HNO3 đặc, nguội; H2SO4 đặc, nguội: Fe bị thụ động hóa.

3. Tác dụng với dung dịch muối

- Fe đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối của chúng:

Fe+ CuSO4 → FeSO4 + Cu

Chú ý:

Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag

Ag+  + Fe2+ → Fe3+ + Ag

Hỏi đáp VietJack

III. Tính chất vật lí & nhận biết

1. Tính chất vật lí:

   - Sắt là kim loại màu trắng hơi xám, dẻo, dai, dễ rèn, nhiệt độ nóng chảy khá cao (1540oC)

   - Dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, có tính nhiễm từ.

2. Nhận biết

   - Sắt có tính nhiễm từ nên bị nam châm hút.

IV. Trạng thái tự nhiên

- Trong tự nhiên sắt tồn tại ở dạng hợp chất, trong các quặng sắt.

- Các quặng sắt:

   + Hematit: Hematit đỏ (Fe2O3 khan) và Hematit nâu ( Fe2O3.nH2O).

   + Manhetit ( Fe3O4)

   + Xiđerit ( FeCO3)

   + Pirit ( FeS2)

- Sắt còn có trong hồng cầu của máu, giúp vận chuyển oxi tới các tế bào.

V. Điều chế

- Sắt được điều chế theo phương pháp nhiệt luyện.

Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

VI. Ứng dụng

   - Phần lớn sắt được sử dụng để luyện thép, gang.

   - Ứng dụng trong nhiều vật dụng đời sống như oto, xe máy……

VII. Các hợp chất quan trọng của Fe

Hợp chất sắt (II)

1. Sắt (II) oxit (FeO)

2. Sắt (II) hiđroxit (Fe(OH)2)

3. Muối sắt (II) (Fe2+: FeCl2, Fe(NO3)2….)

Hợp chất sắt (III)

1. Sắt (III) oxit (Fe2O3)

2. Sắt (III) hiđroxit (Fe(OH)3)

3. Muối sắt (III) Fe3+: FeCl3, Fe(NO3)3….)

Bài viết liên quan

831
  Tải tài liệu