Tính chất hóa học của Chì (II) oxit (PbO) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
Với Tính chất hóa học của Chì (II) oxit sẽ trình bày chi tiết, đầy đủ tính chất hóa học của Chì (II) oxit, tính chất vật lí, cách điều chế, cách nhận biết và ứng dụng của Chì (II) oxit. Hi vọng với bài học này học sinh sẽ nắm vững được kiến thức trọng tâm về Tính chất hóa học của Chì (II) oxit.
Tính chất của Chì II Oxit PbO
I. Định nghĩa
- Định nghĩa: Chì (II) oxit là hợp chất hóa học có công thức hóa học PbO. Có hai dạng thù hình: đỏ (có cấu trúc tinh thể tứ giác) và vàng (có cấu trúc tinh thể thoi trực giao). Cả hai dạng thù hình này đều tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng chất: dạng đỏ gọi là litharge còn dạng màu vàng gọi là massicot.
- Công thức phân tử: PbO.
- Công thức cấu tạo: Pb=O
II. Tính chất hóa học
- Mang tính chất hóa học của oxit lưỡng tính:
Tác dụng với axit
PbO + 2HCl → PbCl2 + H2O
PbO + H2SO4 → PbSO4 + H2O
Tác dụng với dung dịch bazơ
2NaOH + PbO → Na2PbO2 + H2O
Tác dụng với chất khử mạnh: Al, CO, H2
3PbO + 2Al Al2O3 + 3Pb
PbO + H2 Pb + H2O
III. Tính chất vật lí
- Tính chất vật lí: là chất rắn, không tan trong nước.
- Có hai dạng thù hình: đỏ (có cấu trúc tinh thể tứ giác) và vàng (có cấu trúc tinh thể thoi trực giao)
IV. Điều chế
- PbO được điều chế bằng cách nung nóng chì lên 600 °C.
Pb + O2 PbO
- Hoặc người ta có thể dùng nhiệt để phân hủy chì nitrat hoặc chì cacbonat
2Pb(NO3)2 2PbO + 4NO2 + O2
PbCO3 PbO + CO2
Bài viết liên quan
- Tính chất hóa học của Kẽm Sunfat (ZnSO4) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Chì (Pb) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Chì(II) clorua (PbCl2)) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Chì II Nitrat (Pb(NO3)2) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Chì (II) hiđroxit (Pb(OH)2) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí