Tính chất hóa học của Stiren - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
Với Tính chất hóa học của Stiren sẽ trình bày chi tiết, đầy đủ tính chất hóa học của Stiren, tính chất vật lí, cách điều chế, cách nhận biết và ứng dụng của Stiren. Hi vọng với bài học này học sinh sẽ nắm vững được kiến thức trọng tâm về Tính chất hóa học của Stiren.
Tính chất của Stiren: tính chất hóa học, tính chất vật lí, điều chế, ứng dụng
I. Định nghĩa
Stiren là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, dễ bay hơi và có vị hơi ngọt tuy nhiên khi đậm đặc thì có mùi khó chịu.
- Công thức phân tử của stiren: C8H8.
- Công thức cấu tạo của stiren:
II. Tính chất hóa học
1. Phản ứng cộng
Halogen (Cl2, Br2), hiđro halogenua (HCl, HBr) cộng vào nhóm vinyl ở stiren tương tự cộng vào anken.
2. Phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp
3. Phản ứng oxi hóa
Giống như etilen, stiren làm mất màu dung dịch KMnO4 và bị oxi hóa ở nhóm vinyl, còn vòng benzen vẫn giữ nguyên.
III. Tính chất vật lí và nhận biết
- Stiren là một chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
- Nhận biết: Stiren làm mất màu nước brom và tạo thành hợp chất có công thức C8H8Br2. Ta có thể sử dụng tính chất này để nhận biết stiren.
IV. Điều chế
V. Ứng dụng
- Ứng dụng quan trọng nhất của stiren là để sản xuất polime. Polistiren là một chất nhiệt dẻo, trong suốt, dùng để chế tạo các dụng cụ văn phòng, đồ dùng gia đình (thước kẻ, vỏ bút bi, eke, cốc, hộp mứt kẹo,...).
- Poli(butađien – stiren), sản phẩm đồng trùng hợp stiren với butađien, dùng để sản xuất cao su buna-S, có độ bền cơ học cao hơn cao su buna.
Bài viết liên quan
- Tính chất hóa học của Benzen - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Naphtalen - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Phenol - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Etylic (C2H5OH) - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí
- Tính chất hóa học của Axit Axetic - điều chế, ứng dụng, cách nhận biết, tính chất vật lí