Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ ( phần 3 )

Lý thuyết tổng hợp Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ ( phần 3 ) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

585
  Tải tài liệu

Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ ( phần 3 )

A. Lý thuyết

1. Khái quát chung.

- Gồm 6 tỉnh (TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu).

- Diện tích nhỏ (23,6 nghìn km2), dân số 12 triệu người thuộc loại trung bình.

- Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp (55,6%) và hàng hóa xuất khẩu.

- Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa

- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng.

Địa lí lớp 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng: (giảm tải).

3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu:

- Khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là: việc nâng cao hiệu quả kthác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học-công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực TN, KT-XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ MT).

  Công nghiệp Dịch vụ Nông – lâm nghiệp Kinh tế biển
Biện pháp

- Tăng cường cơ sơ hạ tầng

- Cải thiện cơ sở năng lượng

- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng

- Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ.

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

- Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài

- Xây dựng các công trình thủy lợi

- Thay đổi cơ cấu cây trồng

- Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu sông. Bảo vệ các vùng rừng ngập mặn, các vườn quốc gia

Phát triển tổng hợp: khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa, khai thác và nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch biển và GTVT
Kết quả

- Phát triển nhiều ngành côngnghiệp đầu tư cho các ngành công nghệ cao

- Hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất,…

- Giải quyết tốt vấn đề năng lượng.

Vùng ĐNB dẫn đầu cả nước về tăng nhanh và phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ

- Công trình thủy lợi Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước

- Dự án Phước Hoà cung cấp nước sạch cho các ngành dịch vụ

- Là vùng chuyên canh cây CN lớn của cả nước

- Sản lượng khai thác dầu tăng khá nhanh, phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, dịch vụ khai thác dầu khí, …

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển

- Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta, cảng Vũng Tàu

- Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng, cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Giải pháp có ý nghĩa hàng đầu trong khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là

A. đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

B. hoàn chỉnh mạng lưới thủy lợi.

C. bảo vệ vốn rừng.

D. thay đổi cơ cấu cây trồng.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/180, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2. Để khai thác tốt hơn lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, Đông Nam Bộ cần phải:

A. Tăng cường cơ sở năng lượng, giải quyết tốt vấn đề môi trường.

B. Đầu tư mạnh vào công nghiệp khai thác dầu khí để xuất khẩu.

C. Hình thành thêm các khu công nghiệp ở các thành phố lớn.

D. Nâng cấp mạng lưới giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: SGK/179, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3. Nói về tiêu chí của vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ, ý kiến nào dưới đây không đúng?

A. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đầu tư vốn, khoa học công nghệ.

B. giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

C. ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ.

D. khai thác có hiệu quả các nguồn lực, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SGK/178, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4. Ở Đông Nam Bộ, để khắc phục hạn chế do mùa khô kéo dài, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vấn đề quan trọng cần quan tâm là

A. áp dụng kĩ thuật canh tác tiên tiến, thuỷ lợi.

B. cải tạo đất, thay đổi cơ cấu cây trồng.

C. thay đổi cơ cấu cây trồng, chống xói mòn đất.

D. thuỷ lợi, thay đổi cơ cấu cây trồng.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: SGK/180, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ không tiếp giáp với Campuchia?

A. Bà Rịa, Tây Ninh.

B. Đồng Nai, Bình Phước.

C. Tây Ninh, Bình Phước.

D. Bình Dương, Đồng Nai.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, ta thấy các tỉnh (thành phố) thuộc Đông Nam Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết cây thuốc lá phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?

A. Bình Dương.

B. Bà Rịa – Vũng Tàu.

C. Tây Ninh.

D. Đồng Nai.

Đáp án

Đáp án: C

B1. Nhận dạng kí hiệu cây thuốc lá ở Atlat trang 29 và Atlat trang 3.

B2. Kí hiệu cây cao su thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Tây Ninh → Cây thuốc lá phân bố chủ yếu ở tỉnh Tây Ninh và tiếp theo là tỉnh Đồng Nai.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

A. Biên Hòa

B. TP. Hồ Chí Minh

C. Bình Dương

D. Tây Ninh

Đáp án

Đáp án: A

B1. Nhận dạng kí hiệu trung tâm công nghiệp và kết hợp Atlat trang 3.

B2. Ta thấy, Thủ Dầu Một, Biên Hòa và Vũng Tàu có giá trị sản xuất công nghiệp ở quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng; TP. Hồ Chí Minh có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng và các trung tâm công nghiệp còn lại có giá trị sản xuất dưới 9 nghìn tỉ đồng (Tây Ninh, Bình Dương,...).

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy điện nào sau đây ở Đông Nam Bộ chạy bằng dầu?

A. Thủ Đức.

B. Bà Rịa.

C. Phú Mỹ.

D. Cà Mau.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, ta thấy nhà máy điện ở Đông Nam Bộ chạy bằng dầu là nhà máy điện Thủ Đức; còn nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Phú Mỹ chạy bằng khí, nhà máy điện Cà Mau chạy bằng khí nhưng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tỉnh (thành phố) nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia?

A. Bà Rịa – Vũng Tàu

B. Đồng Nai

C. Tây Ninh

D. Bình Dương

Đáp án

Đáp án: C

B1. Nhận dạng kí hiệu đường biên giới trên bộ ở Atlat trang 3.

B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29, xác định các tỉnh có chung đường biên giới trên đất liền với Campuchia là Tây Ninh, Bình Phước.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết cây cao su phân bố chủ yếu ở tỉnh nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?

A. Tây Ninh

B. Bình Phước

C. Đồng Nai

D. Bình Dương

Đáp án

Đáp án: B

B1. Nhận dạng kí hiệu cây cao su ở Atlat trang 29.

B2. Kí hiệu cây cao su thể hiện nhiều nhất ở tỉnh Bình Phước. Cây cao su phân bố chủ yếu ở tỉnh Bình Phước.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ có quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng?

A. TP. Hồ Chí Minh

B. Biên Hòa

C. Bà Rịa – Vũng Tàu

D.Thủ Dầu Một

Đáp án

Đáp án: A

B1. Nhận dạng kí hiệu trung tâm công nghiệp (vòng tròn màu đỏ).

B2. Vòng tròn lớn nhát thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở quy mô trên 120 nghìn tỉ đồng là: TP. Hô Chí Minh.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhà máy điện nào sau đây ở Đông Nam Bộ chạy bằng tuôc bin khí?

A. Trị An

B. Thác Mơ

C. Bà Rịa

D. Cần Đơn

Đáp án

Đáp án: C

Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 29:

B1. Nhận dạng kí hiệu nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí.

B2. Xác định được:

- Nhà máy điện chạy bằng khí là Bà Rịa.

- Các nhà máy điện Cần Đơn, Thác Mơ, Trị An là nhà máy thủy điện.

⇒ Loại đáp án A, B, D.

Câu 13. Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. Hạn chế về trình độ hơn.

B. Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường.

C. Có trình độ học vấn cao hơn.

D. Có kinh nghiệm trong sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Sự khác biệt về trình độ lao động của vùng Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là: Năng động nhạy bén hơn trong cơ chế thị trường.

Câu 14. Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp một cách bền vững ở Đông Nam Bộ là

A. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới.

B. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng.

C. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí.

Đáp án

Đáp án: C

Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc hướng tới mục tiêu phát triển công nghiệp một cách bền vững ở Đông Nam Bộ là bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu.

Câu 15. Các vùng trồng cây ăn quả hàng đầu nước ta là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.

C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi nên Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trồng cây ăn quả hàng đầu nước ta.

Câu 16. Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ

A. Khí hậu ít có sự phân hóa theo độ cao.

B. Sông có giá trị hơn về thủy điện.

C. Nguồn nước ngầm phong phú hơn.

D. Có tiềm năng lớn về rừng.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Về tự nhiên, vùng Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ khí hậu ở Đông Nam Bộ ít có sự phân hóa theo độ cao còn Tây Nguyên do có các cao nguyên phân bậc theo độ cao nên khí hậu ở đây có sự phân hóa theo độ cao hơn.

Câu 17. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ là do

A. đây là vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng sự phát triển chưa tương xứng vì lãnh thổ hẹp.

B. đây là vùng có cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác.

C. đây là vùng có GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu cao nhất cả nước.

D. sức ép dân số lên các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường.

Đáp án

Đáp án: A

ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên và KT – Xh thuận lợi cho phát triển kinh tế: vị trí địa lí, chính sách phát triển, cơ sở vc kĩ thuật, thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước…. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, lãnh thổ có khai thác theo chiều sâu mới phát huy được hiệu quả nhất các nguồn lực này, mang lại năng suất chất lượng.

Câu 18. Có bao nhiêu vấn đề sau đây được đặt ra trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?

1. Vấn đề thủy lợi

2. Việc thay đổi cơ cấu cây trồng

3. Bảo vệ vốn rừng trên thượng lưu các sông

4. Phục hồi và phát triển rừng ngập mặn

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án

Đáp án: D

Các vấn đề đặt ra trong phát triển nông, lâm nghiệp ở ĐNB là:

- Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu, các công trình thủy lợi được xây dựng, giải quyết vấn đề nước sinh hoaạtaà sản xuất.

- Thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như: là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

- Cần bảo vệ vốn rừng ở thượng lưu cũng như phục hồi và phát triển rừng ngập.

Như vậy có 4 vấn đề được đặt ra trong phát triển nông nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ.

Câu 19. Trong việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, ngoài thủy lợi thì biện pháp quan trọng tiếp theo là

A. áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất.

B. tăng cường phân bón và thuốc trừ sâu.

C. thay thế các giống cây trồng cũ bằng các giống cây trồng cho nắng suất cao.

D. nâng cao trình độ cho nguồn lao động.

Đáp án

Đáp án: C

Vấn đề thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển NN ở ĐNB. Tiếp đến là vấn đề thay đổi cơ cấu cây trồng đang nâng cao hơn vị trí của vùng như là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

Câu 20. Do sự hình thành và phát triển công nghiệp khai thác dầu khí nên khu vực Đông Nam Bộ đã có những chuyển biến nào dưới đây?

A. Có nguồn tài nguyên dầu khí dồi dào.

B. Có nguồn lao động đông, chuyên môn kĩ thuật cao.

C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử.

D. Tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế tăng nhanh.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Công nghiệp khai thác dầu khí đem lại nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ nên đã thúc đấy sự phát triển công nghiệp của vùng, nâng cao tỉ trọng công nghiệp và làm cho tỉ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành kinh tế những năm gần đây ở Đông Nam Bộ tăng nhanh.

Bài viết liên quan

585
  Tải tài liệu