Địa 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng ( phần 2 )

Lý thuyết tổng hợp Địa 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng ( phần 2 ) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

945
  Tải tài liệu

Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng ( phần 2 )

1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

  Phần lãnh thổ phía Bắc(từ Bạch Mã trở ra) Phần lãnh thổ phía Nam (từ Bạch Mã trở vào).
Khí hậu Kiểu khí hậu Có kiểu khí hậu NĐ ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm
Nhiệt độ TB năm Nhiệt độ TB năm > 200C, Nhiệt độ trung bình năm cao > 250C và không có tháng nào < 200C
Biên độ nhiệt năm Lớn Nhỏ
Phân mùa của KH Phân thành 2 mùa rõ rệt nhất: mùa đông có 2-3 tháng t0 < 180C Phân thành 2 mùa: một mùa mưa và một mùa khô
Sinh vật Cảnh quan tiêu biểu Đới rừng nhiệt đới gió mùa Đới rừng cận xích đạo gió mùa
Thành phần thực vật Có các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, trong rừng còn có các loài cây cận nhiệt đới và ôn đới, các loài vật có lông dày Mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn

2. Thiên nhiên phân hóa theo Đông - Tây

- Từ Đông sang Tây thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải:

   + Vùng biển và thềm lục địa

   + Vùng đồng bằng ven biển

   + Vùng đồi núi.

- Nguyên nhân:

   + Do địa hình nước ta phần lớn là đồi núi, có một số dãy núi cao chia cắt lãnh thổ thành các vùng.

   + Do sự tác động của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

Địa Lí 12 Bài 11 ngắn nhất: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: : từ đông sang tây, từ biển vào đất liền, thiên nhiên nước ta có sự phân hóa thành 3 dải rõ rệt là

A. Vùng biển- vùng đất – vùng trời

B. Vùng biển và thềm lục địa – vùng đồng bằng ven biển – vùng đồi núi

C. Vùng biển và thềm lục địa – vùng đồi núi thấp – vùng đồi núi cao

D. Vùng biển – vùng đồng bằng – vùng cao nguyên

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/49 - 50 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: ở nước ta, nơi có thềm lục địa hẹp nhất

A. Vùng biển Bắc Bộ      B. Vùng biển Bắc Trung Bộ

C. Vùng biển Nam Trung Bộ      D. Vùng biên Nam Bộ

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Độ nông – sâu, rộng – hẹp có mối quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng. Chính vì vậy, ở vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều dãy nũi ăn sát ra biển cùng với đó là biển sâu nên thềm lục địa hẹp nhất.

Câu 3: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?

A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ

B. Thềm lục địa khúc khuỷu với thềm lục địa hẹp

C. Các dạng địa hình bồi tụ, mài mòm xen kẽ lẫn nhau

D. Mở rộng ra biển và các bãi triều thấp phẳng

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 1 – ý b, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm tự nhiên nào dưới đây?

A. Tiếp xúc với thềm lục địa rộng, nông

B. Các cồn cát, đầm phá khá phổ biến

C. Mở rộng các bãi triền thấp phẳng

D. Phong cảnh thiên nhiên trù phú, thay đổi theo mùa

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1 – ý b, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5:ở cùng đồi núi nước ta, sự phân hóa thiên nhiên Đông – Tây chủ yếu do

A. Độ cao phân thành các bậc địa hình khác nhau

B. Tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi

C. Độ dốc của địa hình theo hướng tây bắc – đông nam

D. Tác động mạnh mẽ của con người

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1 – ý c, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Thiên nhiên vừng núi Đông Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa

B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa

C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới

D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích :Mục 1 – ý c, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.

Câu 7 : Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa

B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa

C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới

D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1 – ý c, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.

Câu 8 : Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa

B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa

C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới

D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Mục 1 – ý c, SGK/49 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là

A. Đất phù sa ngọt      B. Đất phèn, đất mặn

C. Đất xám      D. Đất cát ven biển

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Đồng bằng sông Hồng là một đồng bằng châu thổ rộng lớn được bồi đắp phù sa hằng năm. Chính vì vậy, nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng chính là đất phù sa ngọt, phân bố chủ yếu ở tập trung thành vùng rộng lớn ở khu vực trung tâm đồng bằng.

Bài viết liên quan

945
  Tải tài liệu