Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch ( mức độ vận dụng )

Lý thuyết tổng hợp Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch ( mức độ vận dụng ) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

729
  Tải tài liệu

Bài 31: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch ( mức độ vận dụng )

A.Lý thuyết

1. Thương mại.

a) Nội thương:

*Tình hình phát triển:

- Hoạt động nội thương phát triển mạnh, đặc biệt sau công cuộc đổi mới

- Thu hút được sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế

   + Khu vực nhà nước

   + Khu vực ngoài nhà nước

   +Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

* Phân bố hoạt động nội thương

Hoạt dộng nội thương diễn ra không đồng đều theo lãnh thổ.

b) Ngoại thương:

* Tình hình: Hoạt động ngoại thương có sự chuyển biến rõ rệt

   + Xuất khẩu, nhập khẩu tăng nhanh

   + Nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu

- Các mặt hàng xuất chủ yếu : hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, nông, lâm, thuỷ sản.

- Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay là Mĩ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc.

- Các mặt nhập xuất chủ yếu : nguyên liệu, tư liệu sản xuất, 1 phần nhỏ hàng tiêu dùng.

- Thị trường nhập khẩu chủ yếu là: khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Âu.

Địa Lí 12 Bài 31 ngắn nhất: Vấn đề phát triển thương mai, du lịch

2. Du lịch.

a. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch Tài nguyên nhân văn
Địa hình Nước ta có 5- 6 vạn km địa hình caxtơ với 200 hang động đẹp. Ven bển có 125 bãi biển, nhiều bãi biển dài và đẹp. Các đảo ven bờ có khả năng phát triển DL. Di sản Nước ta có các di sản vật thể được UNESCO công nhận: Cố đô Huế (12-1993), Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (đều đựơc công nhận và 12-1999)…
Khí hậu Thuận lợi để phát triển DL Lễ hội Các lễ hội văn hoá của dân tộc đa dạng
Nguồn nước Các hồ tự nhiên, sông ngòi chằng chịt, Nguồn nước khoáng tự nhiên có giá trị đặc biệt đối với phát triển du lịch Tài nguyên khác Các làng nghề truyền thông….
Sinh vật Nước ta có 28 VQG, 44 khu bảo tồn thiên nhiên

b. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu.

Ra đời Ngành du lịch nước ta ra đời năm 1960. Tuy nhiên địa lí nước ta mới phát triển mạnh từ 1990 đến nay.
Số lượt khách du lịch Số lượt khách du lịch và doanh thu ngày càng tăng nhanh, đến 2004 có 2,93 triệu lượt khách quốc tế và 14,5 triệu lượt khách nội địa, thu nhập 26.000 tỉ đồng
Các khu du lịch nổi tiếng Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An….

 

Sự phân hóa theo lãnh thổ Phát triển du lịch bền vững
Cả nước hình thành 3 vùng du lịch: Bắc Bộ (29 tỉnh-thành), Bắc Trung Bộ (6 tỉnh), Nam Trung Bộ và Nam Bộ (29 tỉnh - thành). Bền vững về kinh tế, xã hội và tài nguyên môi trường.
Các trung tâm du lịch: Hà Nội, TPHCM, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Đà Lạt, Cần Thơ, Vũng Tàu, Nha Trang… Các giải pháp: tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, tôn tạo, bảo vệ tài nguyên – môi trường, quảng bá du lịch, đào tạo…

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Khu vực chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế là:

A. Khu vực Nhà nước.

B. Khu vực ngoài Nhà nước.

C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

D. Khu vực tư nhân, tập thể.

Đáp án: Khu vực ngoài Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng mức bán lẻ và dịch vụ phân theo thành phần kinh tế (trên 80%).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.

Đáp án: Nội thương phát triển mạnh nhất ở các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là:

A. Hoa Kì, Nhật Bản, Châu Phi.

B. Hoa Kì, Nhật Bản, Nam Phi.

C. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc

D. Hoa Kì, Trung Quốc, EU.

Đáp án: Thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta không phải là:

A. nguyên liệu.

B. hàng tiêu dùng.

C. tư liệu sản xuất.

D. nhiên liệu.

Đáp án: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta bao gồm chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất và một phần nhỏ là hàng tiêu dùng.

⇒ Nhiên liệu không phải là mặt hàng nhập khẩu của nước ta.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Tài nguyên du lịch nào sau đây ở nước ta thuộc về nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên

A. Vịnh Hạ Long.

B. Phố cổ Hội An.

C. Chùa Bái Đính.

D. Thánh địa Mỹ Sơn

Đáp án: Vịnh Hạ Long là khu du lịch tự nhiên ở nước ta (gồm các hang động, đảo đá, thắng cảnh đẹp).

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Các trung tâm du lịch lớn của nước ta gồm

A. TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Hà Nội.

B. Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội, Hạ Long, Nha Trang.

D. Huế - Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ.

Đáp án: Các trung tâm du lịch lớn của nước ta gồm: Hà Nội, Huế - Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Nước ta có 3 vùng du lịch là:

A. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.

B. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Bộ.

C. Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

D. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Đáp án: Nước ta được chia thành 3 vùng du lịch: vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?

A. Hà Nội.

B. Hải Phòng.

C. Đồng Nai.

D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24:
B1. Nhận biết kí hiệu giá trị nhập khẩu (cột màu đỏ) và xuất khẩu (cột màu xanh).

B2. Xác định được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu (cột màu xanh cao hơn cột màu đỏ).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết những nơi nào sau đây có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người đạt trên 16 tỉ đồng?

A. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng

B. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

C. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai.

D. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24:

B1. Nhận biết kí hiệu về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người trên 16 tỉ đồng.

B2. Xác định được hai thành phố có doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo đầu người trên 16 tỉ đồng là: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Chuyển biến cơ bản của Ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là:

A. tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục.

B. có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực

C. thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.

D. có nhiều bạn hàng lớn như: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.

Đáp án: Xác định từ khóa “quy mô xuất khẩu”. Quy mô xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu.

⇒ Chuyển biến cơ bản của Ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng liên tục.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Hoạt động nội thương phát triển mạnh ở những vùng có

A. hàng hóa ít.

B. kinh tế chậm phát triển.

C. dân cư đông đúc.

D. khí hậu ôn hòa, mát mẻ.

Đáp án: Hoạt động nội thương là hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa ở trong nước, phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của dân cư.

⇒ dân cư đông đúc → thị trường tiêu thụ rộng lớn → thúc đẩy hoạt động nội thương phát triển.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Nguyên nhân nào sau đây được xem là chủ yếu nhất làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên?

A. mở rộng và đa dạng hóa thị trường.

B. tăng cường sản xuất hàng hóa.

C. nâng cao năng suất lao động.

D. tổ chức sản xuất hợp lí.

Đáp án: Hoạt động xuât khẩu phụ thuộc mạnh mẽ vào thị trường nước ngoài.

⇒ Cùng với quá trình hội nhập, mở cửa nền kinh tế, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường xuất khẩu nước ta mở rộng, thúc đẩy sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Biểu hiện nào sau đây không nói lên sự giàu có của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật của nước ta?

A. Hơn 30 vườn quốc gia.

B. Nhiều loài động vật hoang dã, thủy hải sản.

C. Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng.

D. Có nhiều hệ sinh thái khác nhau.

Đáp án: - Tài nguyên sinh vật bao gồm thực vật và động vật. Các vườn quốc gia, động vật hoang dã, hệ sịnh thái….thuộc nhóm tài nguyên sinh vật.

⇒ Loại đáp án A, B, D

- Nguồn nước khoáng, nước nóng thuộc nhóm tài nguyên nước.

⇒ Đây không phải là biểu hiện giàu có của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Hạn chế lớn nhất về các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu của nước ta là:

A. thuế xuất khẩu cao.

B. tỉ trọng hàng gia công còn lớn.

C. làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

D. chất lượng sản phẩm chưa cao.

Đáp án: Nhờ thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ

⇒ Các mặt hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là dệt may, gia giày.

⇒ Tỉ trọng hàng gia công lớn (90 – 95% hàng dệt may). Đây là hạn chế lớn nhất về mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu của nước ta

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Hai địa điểm có khí hậu mát mẻ quanh năm và có giá trị nghỉ dưỡng cao ở nước ta là:

A. Mai Châu và Điện Biên.

B. Kon Tum và Pắc Bó.

C. Phan-xi-păng và Sa Pa.

D. Đà Lạt và Sa Pa.

Đáp án: Hai địa điểm du lịch nổi tiếng, với khí hậu mát mẻ quanh năm và có giá trị nghỉ dưỡng cao ở nước ta là Đà Lạt (Lâm Đồng) và Sa Pa (Lào Cai).

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu là do

A. tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

B. hàng hóa của Việt Nam không ngừng gia tăng về số lượng cũng như cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

C. tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì.

D. đây là thị trường tương đối dễ tính, có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn.

Đáp án: Năm 1995, Việt Nam và Hoa Kì  bình thường hóa quan hệ, quá trình trao đổi hàng hóa giữa hai quốc gia được đẩy mạnh hơn. Đây là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay của nước ta.

⇒ Tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do

A. thị trường thế giới ngày càng mở rộng.

B. đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.

C. tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.

D. sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.

Đáp án: - Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta tăng lên và chủ yếu là nguyên liệu, tư liệu sản xuất

⇒  phục vụ cho các ngành sản xuất trong nước.

⇒ phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế

- Thị trường xuất khẩu nước ta ngày càng mở rộng, thị trường lớn nhất là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc → kim ngạch xuất khẩu ngày một tăng

⇒ đây là kết quả của chính sách đổi mới, hội nhập nền kinh tế của nước ta (Việt Nam gia nhập WTO, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì...).

 Vậy: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18. Nguyên nhân chính làm dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua là

A. Chính sách hướng ra xuất khẩu, tự do hóa thương mại.

B. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao và kí kết các hiệp định thương mại với Hoa Kì.

C. Giá thành sản phẩm xuất khẩu thấp.

D. Hàng hóa của nước ta được nhiều nước ưa dùng.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Nguyên nhân chính làm dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu của nước ta trong thời gian vừa qua là do sau đổi mới nước ta áp dụng chính sách hướng ra xuất khẩu, tự do hóa thương mại.

Câu 19. Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là

A. Du lịch mạo hiểm.

B. Du lịch nghỉ dưỡng.

C. Du lịch sinh thái.

D. Du lịch văn hóa.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Hoạt động du lịch có tiềm năng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là du lịch sinh thái. Do vùng có hệ thống sông nước, rừng, miệt vườn, biển đảo nên thích hợp với du lịch sinh thái.

Câu 20. Đặc điểm nào không đúng về ngoại thương của nước ta ở thời kì sau Đổi mới?

A. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.

B. Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.

C. Nước ta có cán cân xuất nhập khẩu luôn luôn xuất siêu.

D. Có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Vào năm 1992, lần đầu tiên cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối (Tỉ trọng xuất khẩu: 49,6%; Tỉ trọng nhập khẩu: 50,4%) và sau đổi mới đến nay nước ta hầu như nhập siêu. Như vậy, sau đổi mới 1986 nước ta có cán cân xuất nhập khẩu luôn luôn xuất siêu là không đúng.

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây ở khu vực Tây Bắc có hoạt động xuất – nhập khẩu phát triển nhất?

A. Sơn La.

B. Điện Biên.

C. Yên Bái.

D. Lào Cai.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ta thấy tỉnh/ thành phố Lào Cai có hoạt động xuất – nhập khẩu phát triển nhất ở khu vực Tây Bắc, tiếp đến là tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La,… (hoạt động xuất nhập khẩu được thể hiện bằng cột màu đỏ và cột màu vàng).

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh nào ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người đạt trên 16 tỉ đồng?

A. Quảng Nam.

B. Bình Định.

C. Đà Nẵng.

D. Khánh Hòa.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ta thấy các tỉnh có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người đạt trên 16 tỉ đồng là Đà Nẵng (vùng Duyên hải Nam Trung Bộ), TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương (vùng Đông Nam Bộ).

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết tỉnh/ thành phố nào sau đây có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu?

A. Hà Nội

B. Hải Phòng

C. Đồng Nai

D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án

Đáp án: D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ta thấy tỉnh/ thành phố có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Còn các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng và Đồng Nai đều có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết những nơi nào sau đây có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người đạt trên 16 tỉ đồng?

A. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội

B. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương.

C. TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai.

D. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Đáp án

Đáp án: B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, ta thấy những nơi có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính theo đầu người đạt trên 16 tỉ đồng là tỉnh/thành phố TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Câu 25. Nguyên nhân nào được xem là chủ yếu nhất làm cho kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên?

A. Mở rộng và đa dạng hoá thị trường.

B. Nâng cao năng suất lao động.

C. Tổ chức sản xuất hợp lí.

D. Tăng cường sản xuất hàng hoá.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Do nước nước ta là thành viên của WTO (gia nhập năm 2007) và 1 số liên kết khu vực nên đã mở rộng và đa dạng hoá thị trường. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu nước ta liên tục tăng lên.

Câu 26. Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là

A. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

B. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.

C. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.

D. Có nhiều bạn hàng lớn như: Hoa Kì, Nhật Bản,...

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Tổng kim ngạch xuất khẩu là thước đo quy mô xuất khẩu. Nhiều mặt hàng xuất khẩu là nói về cơ cấu hàng và thị trường ngày càng mở rồng, có nhiều bạn hàng lớn như: Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc,… là nói về thị trường xuất khẩu. Như vậy, chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.

Câu 27. Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu là do

A. tác động của việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

B. hàng hóa của Việt Nam không ngừng gia tăng về số lượng cũng như cải tiến về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

C. tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì.

D. đây là thị trường tương đối dễ tính, có dân số đông nên nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn.

Đáp án

Đáp án: C

Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu là do tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì vào năm 1995 nên các mặt hàng của nước ta được xuất khẩu sang nhiều nước, đặc biệt là các nước khu vực Bắc Mỹ như Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô,..

Câu 28. Hạn chế lớn nhất về các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu của nước ta là

A. thuế xuất khẩu cao.

B. tỉ trọng hàng gia công còn lớn.

C. làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

D. chất lượng sản phẩm chưa cao.

Đáp án

Đáp án: B

Hạn chế lớn nhất về các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu của nước ta là tỉ trọng hàng gia công còn lớn nên giá trị xuất khẩu thấp.

Câu 29. Do tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì nên

A. kim ngạch hàng hóa xuất – nhập khẩu của nước ta sang thị trường Bắc Mĩ giảm.

B. kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường châu Âu – Thái Bình Dương tăng.

C. tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh.

D. nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng Âu – Mĩ ngày càng phổ biến trong đời sống.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Trong những năm gần đây, tỉ trọng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Bắc Mĩ tăng mạnh chủ yếu là do tác động của việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam với Hoa Kì vào năm 1995 (Mĩ tháo bỏ hàng rào thuế quan với nước ta) nên các hoạt động xuất – nhập khẩu với các nước Bắc Mĩ ngày càng đa dạng, nhộn nhịp hơn.

Câu 30. Cho bảng số liệu:

SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC NĂM 2003

Khu vực Số khách du lịch đến (nghìn lượt người) Chi tiêu của khách du lịch (triệu USD)
Đông Á 67230 70594
Đông Nam Á 38468 18356
Tây Nam Á 41394 18419

(Nguồn niên giám thống kê Việt Nam 2003, NXB Thống kê, 2004)

Căn cứ bảng số liệu, cho biết nhận xét nào đúng về hoạt động du lịch ở Đông Nam Á so với Đông Á và Tây Nam Á?

A. Bình quân chi tiêu mỗi lượt khách ở Tây Nam Á cao nhất.

B. Tổng chi tiêu của khách du lịch khu vực Đông Á lớn hơn khu vực Đông Nam Á.

C. Hoạt động du lịch ở Đông Nam Á phát triển mạnh nhất so với Đông Á và Tây Nam Á.

D. Số lượt khách du lịch ở Đông Nam Á nhiều hơn khu vực Đông Á và Tây Nam Á.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- Tính bình quân chi tiêu: BQCT = chi tiêu của khách/số khách (USD/người), ta có:

Bình quân chi tiêu của các khu vực lần lượt là: Đông Á (1050 USD/người), Đông Nam Á (477,2 USD/người) và Tây Nam Á (445 USD/người). Như vậy, bình quân chi tiêu của khách du lịch đến khu vực Đông Á là cao nhất và Tây Nam Á là thấp nhất.

- Số khách du lịch đến và chi tiêu của khách du lịch khu vực Đông Á là đông, nhiều nhất. Khu vực Đông Nam Á là ít nhất.

Câu 31. Cho bảng số liệu:

SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ TỔNG THU TỪ KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2014

STT Khu vực Số khách du lịch quốc tế đến (nghìn lượt người) Tổng thu từ khách du lịch (triệu USD)
1 Đông Bắc Á 136 276 237 965
2 Đông Nam Á 97 263 108 094
3 Tây Á 52 440 51 566
4 Nam Á 17 495 29 390

Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh số khách du lịch quốc tế đến của khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Bắc Á?

A. Ít hơn 1,4 lần.

B. Chỉ bằng 7,1%.

C. Chỉ bằng 71,4%

D. Ít hơn 39 013 lượt khách.

Đáp án

Đáp án: B

Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Số khách du lịch quốc tế đến của khu vực Đông Nam Á chỉ bằng 1,4 lần (136276 / 97263); ít hơn 39 013 lượt khách (136276 - 97263) và chiếm 71,4% (97263 / 136276) so với khu vực Đông Bắc Á.

Câu 32. Tỉnh nào ở nước ta có 2 di sản thế giới?

A. Quảng Ninh.

B. Quảng Bình.

C. Thừa Thiên Huế.

D. Quảng Nam.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Quảng Nam là tỉnh quy nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm này có 2 di sản văn hóa thế giới, đó là Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Các tỉnh có 1 di sản thế giới là Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long), Hà Nội (Hoàng Thành Thăng Long), Ninh Bình (Quần thể danh thắng Tràng An), Thanh Hóa (Thành nhà Hồ), Quảng Bình (Phong Nha – Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (Quần thể di tích cố đô Huế).

- Phố cổ Hội An là một ví dụ nổi bật cho một cảng thương mại của Đông Nam Á vào thế kỷ XV tới thế kỷ XIX. Các kiến trúc và đường sá của Hội An phản ánh những nét ảnh hưởng của văn hóa bản địa và ngoại quốc đã tạo nên nét độc đáo cho di sản này.

- Thánh địa Mỹ Sơn: Trong khoảng từ thế kỷ IV và đến XIII, một nền văn hóa độc đáo bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ giáo trỗi dậy ở duyên hải ven biển của Việt Nam ngày nay. Điều này được thể hiện qua những tàn dư của một quần thể tháp-đền thờ tọa lạc tại cố đô của vương quốc cổ Champa.

Câu 33. Các di sản thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên hải miền Trung.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án

Đáp án: C

Duyên hải miền Trung là khu vực có nhiều di sản nhất nước ta. Điển hình là các tỉnh Quảng Bình (Phong Nha Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (Cố đô Huế), Quảng Nam (Phố Cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn),…

Câu 34. Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do

A. thị trường thế giới ngày càng mở rộng.

B. đa dạng hóa các đối tượng tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu.

C. tăng cường nhập khẩu dây chuyền máy móc, thiết bị toàn bộ và hàng tiêu dùng.

D. sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí.

Đáp án

Đáp án: D

Kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước ta liên tục tăng chủ yếu do sự phát triển của nền kinh tế trong nước cùng những đổi mới trong cơ chế quản lí, các doanh nghiệp chủ động trong hợp tác quốc tế, vận chuyển hàng hóa xuất – nhập khẩu.

Câu 35. Hoạt động nội thương của nước ta ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu là do

A. Sự đa dạng của các mặt hàng.

B. Tác động của thị trường ngoài nước.

C. Cơ chế quản lí thay đổi.

D. Nhu cầu tiêu dùng của người dân cao.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Do nền kinh tế thay đổi từ nền kinhh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nên cơ chế quản lí thay đổi, thu hút nhiều thành phần tham gia nên hoạt động nội thương của nước ta ngày càng nhộn nhịp.

Câu 36. Ý nào sau đây không đúng khi nói về phong trào người Việt dùng hàng Việt có ý nghĩa?

A. thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển.

B. giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu.

C. thay đổi thói quen sính hàng ngoại nhập.

D. tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Phong trào người Việt dùng hàng Việt có ý nghĩa: thúc đẩy các ngành sản xuất trong nước phát triển, giảm sự phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, thay đổi thói quen sính hàng ngoại nhập.

Câu 37. Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ là

A. Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi tắm đẹp.

B. Do kinh tế phát triển, người dân có kinh nghiệm kinh doanh du lịch.

C. Do vị trí Nam Trung Bộ thuận lợi hơn.

D. Vùng biển Nam Trung Bộ có số giờ nắng nhiều, không có gió mùa Đông Bắc.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Do đặc điểm của địa hình bờ biển Vùng biển Nam Trung Bộ có nhiều bãi tắm đẹp hơn BTB nên Du lịch biển Duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn BTB.

Bài viết liên quan

729
  Tải tài liệu