Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp ( phần 3 )
Lý thuyết tổng hợp Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp ( phần 3 )
chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.
Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp ( phần 3 )
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
- Khái niệm cơ cấu ngành CN (sgk).
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng với khá đầy đủ các ngành quan trọng thuộc với 29 ngành thuộc 3 nhóm chính:
+ CN khai thác
+ CN chế biến
+ CN sản xuất, phân phối điện, dược liệu, khí đốt, nước.
- Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:
+ Tăng tỉ trọng nhóm ngành CN chế biến.
+ Giảm tỉ trọng nhóm ngành CN khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
- Trong đó nổi lên một số ngành CN trọng điểm: là những ngành có thế mạnh lâu dài, hiệu quả kinh tế cao và có tác động đến các ngành khác.
- Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:
+ Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiện VN, thích ứng với nền kinh tế thế giới.
+ Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm.
+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ.
2. Cơ cấu CN theo lãnh thổ:
- Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
+ ĐBSH và phụ cận
+ ĐNB
+ Duyên hải miền Trung
- Vùng núi, vùng sâu, vùng xa: CN chậm phát triển; phân bố phân tán, rời rạc.
- Sự phân hóa lãnh thổ CN chịu tác động của nhiều nhân tố:
+ Vị trí địa lí
+ Tài nguyên và môi trường
+ Dân cư và nguồn LĐ
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật
+ Vốn, chính sách, đầu tư nước ngoài..
- Những vùng có giá trị CN lớn: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL.
3. Cơ cấu CN theo thành phần KT:
- Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc nhờ kết quả của công cuộc Đổi mới.
- Các thành phần KT tham gia vào hoạt động CN ngày càng được mở rộng.
- Xu hướng chung:
+ Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước.
+ Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
→ Sự chuyển dịch trên là tích cực phù hợp với đường lối mở cửa, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành là biểu hiện của cơ cấu
A. công nghiệp.
B. nông nghiệp.
C. công nghiệp – xây dựng.
D. dịch vụ.
Đáp án
Đáp án: A
Giải thích: SGK/113, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2. Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta là
A. Không tác động đến các ngành kinh tế khác.
B. Dựa chủ yếu vào nguồn vốn nước ngoài.
C. Có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
D. Có sự phân ngành tương đối đa dạng.
Đáp án
Đáp án: C
Giải thích: SGK/113, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3. Ngành nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
A. Công nghiệp chế biến.
B. Công nghiệp khai thác.
C. Công nghiệp luyện kim.
D. Công nghiệp vũ trụ.
Đáp án
Đáp án: A
Giải thích: SGK/113, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại
A. cao nhất trong cả nước.
B. thấp nhất trong cả nước.
C. trung bình trong cả nước.
D. cao trong cả nước.
Đáp án
Đáp án: A
Giải thích: SGK/115, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5. Vật liệu xây dựng, phân bón hóa học là hướng chuyên môn hóa của
A. Hải Phòng – Hạ Long – Cẩm Phả.
B. Đông Anh – Thái Nguyên.
C. Đáp Cầu – Bắc Giang.
D. Hòa Bình – Sơn La.
Đáp án
Đáp án: C
Giải thích: SGK/115, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6. Vùng có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước hiện nay là
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Duyên hải miển Trung
C. Đông Nam Bộ
D. Đồng bẳng sông cửu Long
Đáp án
Đáp án: C
Giải thích: SGK/115, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7. Hướng chuyên môn hóa của cụn công nghiệp Đáp Cầu – Bắc Giang là
A. cơ khí, khai thác than.
B. vật liệu xây dựng, phân bón hóa học.
C. hóa chất, giấy.
D. cơ khí, luyện kim.
Đáp án
Đáp án: B
Giải thích: SGK/115, địa lí 12 cơ bản.
Câu 8. Theo cách phân loại hiện hành, nhóm ngành chế biến nước ta có
A. 2 ngành.
B. 4 ngành.
C. 24 ngành.
D. 23 ngành.
Đáp án
Đáp án: D
Giải thích: SGK/113, địa lí 12 cơ bản.
Câu 9. Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp quan trong nhất của vùng nào dưới đây?
A. Miền Trung.
B. Miền Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Miền Nam.
Đáp án
Đáp án: A
Giải thích: SGK/115, địa lí 12 cơ bản.
Câu 10. Ngành công nghiệp chuyên môn hóa theo hướng Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long - Cẩm Phả là
A. khai thác than, vật liệu xây dựng.
B. khai thác than, hóa chất.
C. khai thác than, hàng tiêu dùng.
D. cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng.
Đáp án
Đáp án: D
Giải thích: SGK/115, địa lí 12 cơ bản.
Câu 11. Trung tâm công nghiệp nào dưới đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung?
A. Thanh Hoá.
B. Vinh.
C. Đà Nẵng.
D. Nha Trang.
Đáp án
Đáp án: C
Giải thích: SGK/115, địa lí 12 cơ bản.
Câu 12. Cơ khí, khai thác than, vật liệu xây dựng là các ngành công nghiệp chuyên môn hóa theo hướng
A. Hà Nội – Việt Trì – Lâm Thao.
B. Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long - Cẩm Phả.
C. Hà Nội – Đông Anh – Thái Nguyên.
D. Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La.
Đáp án
Đáp án: B
Giải thích: SGK/115, địa lí 12 cơ bản.
Câu 13. Công nghiệp phát triển chậm, phân tán, rời rạc ở khu vực nào?
A. Trung du.
B. Đồng bằng.
C. Miền núi.
D. Ven biển.
Đáp án
Đáp án: C
Giải thích: SGK/115, địa lí 12 cơ bản.
Câu 14. Khu vực khó khăn nhất trong phát triển công nghiệp ở nước ta là
A. ven biển
B. miền núi
C. trung du
D. đồng bằng
Đáp án
Đáp án: B
Giải thích: SGK/115, địa lí 12 cơ bản.
Câu 15. Biện pháp nào dưới đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?
A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
B. Tăng nhanh tỉ trọng các ngành công nghiệp nhóm A.
C. Cân đối tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B.
D. Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt
Đáp án
Đáp án: D
Giải thích: SGK/113, địa lí 12 cơ bản.
Bài viết liên quan
- Địa Lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp
- Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp ( phần 2 )
- Địa lí 12 Bài 26: Cơ cấu ngành công nghiệp ( mức độ vận dụng )
- Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
- Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ( phần 2 )