Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ( phần 3 )

Lý thuyết tổng hợp Địa lí 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ( phần 3 ) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

548
  Tải tài liệu

Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ( phần 3 )

A. Lý thuyết

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Tính chất Biểu hiện Nguyên nhân
a. Nhiệt đới.

- Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

- Nhiệt độ TB năm cao > 200C, đạt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới.

- Nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 – 3000h/n.

- Vị trí nội chí tuyến BBC.

- Hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do có góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.

b. Lượng mưa và ẩm lớn.

- Ptb năm 1500 – 2000mm (vùng núi cao và sườn đón gió 3500-4000mm).

- Độ ẩm kk cao > 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

- Vị trí giáp biển Đông; các khối khí di chuyển qua biển vào lãnh thổ.

c. Gió mùa.

Nguyên nhân Vị trí nằm trong khu vực châu Á gió mùa nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khối khí hoạt động theo mùa với 2 mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ
- Nguồn gốc Áp cao Xibia (KK lạnh phương Bắc)

- Đầu hạ: KK nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương

- Giữa và cuối hạ: áp cao cận chí tuyến NBC

- Hướng gió ĐB TN (MB có hướng ĐN)
- Thời gian T11- T4 năm sau T5 – T10
- Tính chất và tác động đến khí hậu

- Lạnh khô

- Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (đầu mùa đông lạnh khô, giữa và cuối mùa lạnh, ẩm có mưa phùn)

- Nóng ẩm

- Đầu hạ: gây mưa cho ĐB Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho DH miền Trung và phía Nam Tây Bắc

- Giữa và cuối hạ: mưa lớn trên phạm vi cả nước

- Phạm vi hoạt động Miền Bắc (phía Bắc dãy Bạch Mã) Cả nước
Hệ quả đối với sự phân chia mùa giữa các khu vực

- Miền Bắc: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh khô ít mưa

- Miền Nam: có 2 mùa mưa khô rõ rệt

- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong chế độ khi hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa là

A. Mùa đông lạnh, nhiều mưa và mùa hạ nóng, ít mưa

B. Mùa đông ấm áp, ít mưa và mùa hạ mát mẻ, ít mưa

C. Mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều

D. Mừa đông ấm áp, ít mưa và mùa hạ mát mẻ, mưa nhiều

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Do chịu tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc, địa hình,… nên trong chế độ khi hậu, ở miền Bắc phân chia thành 2 mùa, đó là mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

Câu 2: Trong chế độ khí hậu, Nam BỘ và Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt là

A. Mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam

B. Mùa nóng và mùa lạnh

C. Mùa nóng mưa nhiều và mùa lạn, khô

D. Mùa mưa và mùa khô

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên không có mùa đông lạnh, cùng với đó là chịu tác động mạnh của gió mùa Tây Nam, gần chí tuyến,… nên trong chế độ khí hậu, Nam Bộ và Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô sâu sắc. Mùa khô gây ra tình trạng thiếu nước nghiệm trọng ở nhiều tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Câu 3: Những khi vực chịu tác động khô hạn lướn nhất ở nước ta vào mùa khô là

A. Tây Nguyên cực Nam Trung Bộ

B. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

C. Các vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Miền Nam có sự phân hóa có hai mùa rõ rệt, đó là mùa mưa và mùa khô sâu sắc. Khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của khô hạn là Tây Nguyên và cực Nam Trung Bộ, đặc biệt là hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Câu 4: Trong chế độ khí hậu, giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về

A. Hướng gió      B. Mùa mưa và mùa khô

C. Mùa nóng và mùa lạnh      D. Tất cả đều đúng

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1 – ý c, SGK/41 – 42 địa lớp 12 cơ bản.

Câu 5: ở nước ta những nơi có mưa nhiều và mùa khô rõ rệt là

A. Nam Bộ và ven biển Trung Bộ

B. Nam Bô và Tây Nguyên

C. Vùng núi Tây Bắc và Tây Nguyên

D. Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1 – ý c, SGK/41 – 42 địa lớp 12 cơ bản.

Câu 6: khu vực nòa có mưa lớn tập chung về thu – đông ở nước ta là

A. Bắc Bộ      B. Nam Bộ

C. Ven biển Trung BỘ      D. Tây Nguyên

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Ở vùng ven biển Trung Bộ có mưa lớn vào mùa thu – đông do tác động kết hợp của dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa đông Bắc đi qua biển kết hợp với dãy núi Trường Sơn Bắc và sự di chuyển của bão.

Câu 7: Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền bắc nước ta vào thời gian

A. Cuối mùa đông      B. Đầu và giữa mùa hạ

C. Giữa và cuối mùa hạ      D. Đầu mùa đông

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Mục 1 – ý c, SGK/41 – 42 địa lớp 12 cơ bản.

Câu 8: căn cứ vào bản đồ khí hậu chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9. Khu vực chịu tác hại lớn nhất của gió tây nam khô là

A. Đồng bằng sông Hồng      B. Tây bắc

C. Bắc Trung Bộ      D. Tây Nguyên

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào bản đồ khí hậu chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9. Khu vực chịu tác hại lớn nhất của gió tây nam khô là phần phía nam của khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu 9: căn cứ vào bản đồ lượng mưa ở Atlat dịa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là

A. ven biển Bắc Bộ      B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Bắc      D. Ven biển cực Nam Trung Bộ

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào bản đồ lượng mưa ở Atlat dịa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là vùng ven biển cực Nam Trung Bộ (Chú ý bản đồ lượng mưa trung bình năm góc trên cùng bên phải).

Câu 10: căn cứ vào bản đồ khí hậu chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thu – đông tiêu biểu ở nước ta là:

A. Sapa, Lạng Sơn, Hà Nội      B. Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn

C. Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang      D. Đà Lạt, cần Thơ, Cà Mau

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào bản đồ khí hậu chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thu – đông tiêu biểu ở nước ta là Đồng Hới, Đà Nẵng và Nha Trang (Chú ý cột lượng mưa).

Câu 11: căn cứ vào bản đồ khí hậu chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là:

A. Đông Bắc      B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên      D. Nam Bộ

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Căn cứ vào bản đồ khí hậu chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, khu vực ở nước ta chịu tác động của gió Đông Nam thịnh hành vào mùa hạ là Bắc Bộ, nguyên nhân là do áp thấp Bắc Bộ hút gió nên gió Tây Nam khi di chuyển tới khu vực này chuyển thành gió Đông Nam.

Câu 12: căn cứ vào bản đồ nhiệt độ chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là

A. Dưới 14oC      B. Dưới 18oC

C. Từ 18oC - 20oC      D. Trên 24oC

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là dưới 180C. Nguyên nhân là do ở khu vực này chịu tác động trực tiếp của gió mùa Đông Bắc với tính chất lạnh, khô nên nền nhiệt giảm mạnh.

Câu 13: căn cứ vào bản đồ nhiệt độ chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là

A. Từ 14oC – 18 oC      B. Từ 18oC - 20oC

C. Từ 20oC - 24oC      D. Trên 24oC

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ chung ở Atlat địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở Nam Bộ phổ biến là trên 240C. Nguyên nhân là do vào thời gian mùa đông ở phía Bắc thì ở Nam Bộ có gió Tín Phong hoạt động mạnh với tính chất khô nên gây nên mùa khô sâu sắc ở khu vực này, làm nền nhiệt tăng lên.

Câu 14. Vào nửa cuối mùa đông khối khí lạnh di chuyển qua biển nước nào?

A. Hoa Kì, Trung Quốc

B. Trung Quốc, Hàn Quốc

C. Nhật Bản, Trung Quốc

D. Trung Quốc, Việt Nam

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Vào cuối mùa đông, khối không khí lạnh di chuyển qua vùng biển phía đông Nhật Bản và Trung Quốc nên được tăng cường ẩm. Vì vậy, thời kì này gió mang tính chất lạnh, ẩm và có mưa phùn cho miền Bắc nước ta.

Câu 15. Gió mùa là nhân tố quan trọng dẫn tới

A. sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực của nước ta.

B. sự phân mùa khí hậu khác nhau giữa Tây Bắc và Đông Bắc.

C. sự phân hóa thiên nhiên đa dạng và phức tập giữa các vùng.

D. sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Tây – Đông và độ cao.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Do hoạt động mạnh mẽ của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông nên khí hậu nước ta có sự phân hóa giữa các khu vực:

- Miền Bắc: mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ: nóng ẩm.

- Miền Nam: mùa mưa, mùa khô.

- Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ đối lập mùa mưa – khô

Câu 16. Vào giữa và cuối mùa hạ, do áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành

A. Đông bắc.

B. Đông nam.

C. Tây bắc.

D. Bắc.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Vào giữa và cuối mùa hạ, do có áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây nam khi vào Bắc Bộ chuyển hướng thành đông Nam và gây mưa lớn cho vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Bài viết liên quan

548
  Tải tài liệu