Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa

Lý thuyết tổng hợp Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

796
  Tải tài liệu

Bài 18: Đô thị hóa

1. Đặc điểm.

a. Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp.

Từ thế kỉ 3 trước công nguyên, thành Cổ Loa (kinh đô nhà nước Âu Lạc) được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp.

b. Tỉ lệ dân thành thị tăng.

Năm 2005, số dân thành thị chiếm 26,9% dân số cả nước, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

c. Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng.

- Các đô thị lớn tập trung ở đồng bằng ven biển.

- Số lượng và qui mô đô thị có sự khác nhau giữa các vùng.

   + TD và MNBB có số lượng đô thị lớn nhất cả nước (167 đô thị). ĐNB có số lượng đô thị ít nhất (50 đô thị).

   + ĐNB có tỉ lệ dân sống ở TT cao nhất cả nước (6, 928 triệu người chiếm 30,4 %). Tây Nguyên có tỉ lệ dân số ở TT thấp nhất cả nước( 1,368 triệu người, chiếm 6%)

2. Mạng lưới đô thị.

- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.

- Đến năm 2004, nước ta có: 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Đô thi hóa có tác động mạnh tới hóa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì

A. Trình độ đô thị hóa thấp

B. Tỉ lệ dân thành thị giảm

C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng

D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/77 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: So với các nước trong khu vực và thế giới, nhìn chung cơ sở hạ tầng của các đô thị nước ta ở vào

A. Cao      B. Khá cao

C. Trung bình      D. Thấp

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1, SGK/77 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3:Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp chủ yếu và lâu dài là

A. Phát triển và mở rộng hệ mạng lưới đô thị

B. Giảm tỉ suất gia tăng dân số ở nông thôn

C. Kiểm soát việc nhập hộ khẩu của dân nông thôn về thành phố

D. Xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Để giảm bớt tình trạng di dân tự do vào các đô thị tìm việc làm thì giải pháp chủ yếu và lâu dài nhất là xây dựng nông thôn mới, đa dạng hóa hoạt động kinh tế ở nông thôn, điều đó sẽ tạo nhiều việc làm ở các khu vực nông thôn.

Câu 4:Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm nào dưới đây?

A. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng

B. Số dân thành thi tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm

C. Số dân thành thi giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng

D. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1, SGK/78 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long’

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1, SGK/78 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng      B. Đông Nam Bộ

C. Duyên hải Nam Trung Bộ      D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1, SGK/78 địa lí 12 cơ bản.

Câu 7: Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là:

A. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng , Đà nẵng

B. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ

C. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ

D. Hà Nội. TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2, SGK/79 địa lí 12 cơ bản.

Câu 8: Đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay

A. Hà Nội      B. TP Hồ Chí Minh

C. Hải Phòng      D. Đà Nẵng

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Hà Nội là đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay và không ngừng được mở rộng ra vùng ngoài thành.

Câu 9: Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do

A. Nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất

B. Điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị

C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm

D. Có sự di dân từ thành thị vè nông thôn

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra chậm với hàng nghìn năm mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn ở mức thấp. Vì vậy, phần lớn dân cư ở nước ta vẫn chủ yếu sống ở các vùng nông thôn (chiếm khoảng 70% dân số).

Câu 10: Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị cần

A. Hạn chế dòng di dân từ nông thôn vào đô thị

B. Ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sống thành thị

C. Giảm bớt tốc độ đô thị hóa

D. Tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Độ thị hóa phát triển nhanh không gắn liền với quá trình công nghiệp hóa sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, môi trường,... Chính vì vậy, để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa thì cần tiến hành đô thị hóa xuất phát hay gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.

Bài viết liên quan

796
  Tải tài liệu