Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hóa ( phần 3 )

Lý thuyết tổng hợp Địa Lí 12 Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

588
  Tải tài liệu

Bài 18: Đô thị hóa ( phần 3 )

1. Đặc điểm.

a. Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp.

Từ thế kỉ 3 trước công nguyên, thành Cổ Loa (kinh đô nhà nước Âu Lạc) được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp.

b. Tỉ lệ dân thành thị tăng.

Năm 2005, số dân thành thị chiếm 26,9% dân số cả nước, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

c. Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng.

- Các đô thị lớn tập trung ở đồng bằng ven biển.

- Số lượng và qui mô đô thị có sự khác nhau giữa các vùng.

   + TD và MNBB có số lượng đô thị lớn nhất cả nước (167 đô thị). ĐNB có số lượng đô thị ít nhất (50 đô thị).

   + ĐNB có tỉ lệ dân sống ở TT cao nhất cả nước (6, 928 triệu người chiếm 30,4 %). Tây Nguyên có tỉ lệ dân số ở TT thấp nhất cả nước( 1,368 triệu người, chiếm 6%)

2. Mạng lưới đô thị.

- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.

- Đến năm 2004, nước ta có: 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Đô thi hóa có tác động mạnh tới hóa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Vào khoảng thế kỉ III TCN, xuất hiện đô thị nào dưới đây?

A. Tây Đô.

B. Hoa Lư.

C. Phú Xuân.

D. Cổ Loa.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2. Các đô thị có chức năng hành chính, quân sự vào thời gian nào?

A. Thời phong kiến.

B. Thời Pháp thuộc.

C. Thời Mỹ quốc.

D. Thời Việt Nam cộng hòa.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều là đặc điểm giai đoạn nào dưới đây?

A. 1945 – 1954.

B. 1954 – 1975.

C. 1975 – 1986.

D. 1986 đến nay.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4. Hai đô thị đặc biệt của nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng

B. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

D. Hà Nội, Cần Thơ.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5. Từ Cách mạng tháng Tăm năm 1945 – 1954, quá trình đô thị hóa

A. diễn ra nhanh, các đô thị thay đổi nhiều

B. các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng.

C. diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

D. diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện nhiều.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 6. Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là

A. Thương mại, du lịch.

B. Hành chính, quân sự.

C. Du lịch, công nghiệp.

D. Công nghiệp, thương mại.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 7. Năm 2006, vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Bắc Trung Bộ

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: SGK/78, địa lí 12 cơ bản.

Câu 8. Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành

A. 3 loại.

B. 4 loại.

C. 5 loại.

D. 6 loại.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.

Câu 9. Đâu không phải là thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta?

A. Hà Nội

B. TP. Hồ Chí Minh

C. Huế.

D. Cần Thơ.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.

Câu 10. Đặc điểm nào không đúng với quá trình phát triển đô thị từ năm 1954 - 1975?

A. Ở cả hai miền, quá trình đô thị hoá phát triển mạnh mẽ.

B. Ở miền Nam, đô thị dược dùng như một biện pháp phục vụ chiến tranh.

C. Từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại.

D. Ở miền Bắc, đô thị hoá gắn với công nghiệp hoá trên cơ sở đô thị đã có.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 11. Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm

A. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền.

B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

C. Quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh.

D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 12. Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm độ thị hóa ở nước ta?

A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.

B. Trình độ đô thị hóa thấp.

C. Tỉ lệ dân thành thị tăng.

D. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: SGK/77, địa lí 12 cơ bản.

Câu 13. Ý nào dưới đây là đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

A. Tỉ lệ dân thành thị ngày càng giảm.

B. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.

C. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.

D. Trình độ đô thị hóa ở mức cao.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.

Câu 14. Nhận định nào dưới đây không phải hậu quả của quá trình đô thị hoá tự phát ở nước ta đã và đang gây ra?

A. gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

B. ô nhiễm môi trường.

C. an ninh, trật tự xã hội.

D. nâng cao đời sống người dân.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: SGK/79, địa lí 12 cơ bản.

Bài viết liên quan

588
  Tải tài liệu