Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ( mức độ vận dụng )

Lý thuyết tổng hợp Địa lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ( mức độ vận dụng ) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

671
  Tải tài liệu

Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ ( mức độ vận dụng )

A. Lý thuyết

1. Khái quát chung.

- Gồm các tỉnh:

   + Phần Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.

   + Phần Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân 12 triệu người (năm 2006), chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước.

- Có vị trí địa lí đặc biệt, mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

- Có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hoá cơ cấu kinh tế, với những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.

- Là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi 50-100 người/km2, ở trung du 100-300 người/km2, nên hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động.

- Có nhiều dân tộc ít người với kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư... vẫn còn ở một số bộ tộc người.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật đã có nhiều tiến bộ. Nhưng ở vùng núi cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo, dễ bị xuống cấp.

Địa Lí 12 Bài 32 ngắn nhất: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền  núi Bắc Bộ

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.

a. Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi: Giàu khoáng sản, nhiều loại có trữ năng lớn điển hình là than; Có trữ năng thuỷ điện lớn nhất cả nước

- Khó khăn: Khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình thủy điện đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao; một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt…

b. Tình hình phát triển:

- Khai thác, chế biến khoáng sản:

   + Kim loại: Khai thác sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai.

   + Năng lượng: Khai thác than ở Quảng Ninh, Sơn La.

   + Phi KL: Khai thác apatit ở Lào Cai.

   + VLXD: Khai thác đá vôi ở Sơn La, Lạng Sơn.

- Thủy điện: Có nhiều nhá máy thuỷ điện quy mô lớn như Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu, Thác Bà

3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

a. Điều kiện phát triển:

* Thuận lợi:

- Tự nhiên:

   + Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, ph sa…

   + Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

   + Địa hình cao.

- KT-XH:

   + Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất.

   + Có các cơ sở CN chế biến

   + Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…thuận lợi

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

   + Địa hình hiểm trở.

   + Rét, Sương muối.

   + Thiếu nước về mùa đông.

- KT-XH:

   + Cơ sở chế biến chưa phát triển.

   + GTVT chưa thật hoàn thiện.

b. Hiện trạng phát triển:

- Chè có diện tích lớn nhất cả nước tập trung ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái...

- Trồng nhiều giống thuốc quý như tam thất, đương quy, đỗ trọng trên vùng núi cao.

- Ở Sapa trồng nhiều loại rau ôn đới và trồng hoa xuất khẩu.

4. Chăn nuôi gia súc

a. Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi: Nhiều đồng cỏ. Lương thực cho người được giải quyết tốt hơn.

- Khó khăn: Tuy nhiên việc vận chuyển khó khăn, năng suất đồng cỏ thấp.

b. Hiện trạng phát triển:

- Chăn thả trong rừng với 1,7 triệu con, chiếm 50% cả nước.

- Bò được nuôi để lấy thịt, lấy sữa trên các cao nguyên Mộc Châu, Sơn La…với 900.000 con, chiếm 18% cả nước.

- Lợn nuôi 5,8 triệu con, chiếm 21% cả nước.

5. Kinh tế biển

a. Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi: tỉnh Quảng Ninh có đường bờ biển dài.

- Khó khăn: Chịu ảnh hưởng của bão.

b. Hiện trạng phát triển:

- Ngư trường Quảng Ninh thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Du lịch: có Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

- GTVT: cụm cảng Cái Lân ngày càng được đầu tư nâng cấp.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với vùng/ quốc gia nào sau đây?

A. Trung Quốc.

B. Thượng Lào.

C. Campuchia.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với Trung Quốc ở phía bắc, phía tây giáp Thượng Lào, phía nam giáp vùng Đồng bằng sông Hồng.

⇒ Loại đáp án A, B, D

⇒ Trung du và miền núi Bắc Bộ không tiếp giáp với Campuchia.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Trung du miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?

A. Cao Bằng.

B. Tuyên Quang.

C. Lào Cai.

D. Lạng Sơn.

Đáp án: Căn cứ vào bản đồ Hành chính (Atlat trang 4-5), xác định được các tỉnh có đường biên giới đất liền với với Trung Quốc là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh.

⇒ Loại đáp án A, C, D

⇒ Tuyên Quang không có đường biên giới với Trung Quốc.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Móng Cái.

B. Lệ Thanh.

C. Lao Bảo.

D. Cầu Treo.

Đáp án: B1. Nhận dạng kí hiệu cửa khẩu quốc tế ở Atlat trang 3 (kí hiệu chung)

B2. Xác định tên các cửa khẩu thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

⇒ Móng Cái (thuộc Quảng Ninh) là cửa khẩu quốc tế thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Các cửa khẩu còn lại: Lệ Thanh (thuộc Tây Nguyên),  Lao Bảo và Cầu Treo (thuộc vùng Bắc Trung Bộ).

⇒ Loại đáp án B, C, D

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp từ  9 – 40 nghìn tỉ đồng?

A. Cẩm Phả.

B. Thái Nguyên.

C. Hạ Long.

D. Việt Trì.

Đáp án: B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)

⇒ có 4 cấp độ

B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được:

- Hạ Long là trung tâm công nghiệp trung bình ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp từ  9 – 40 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 3)

- Việt Trì, Cẩm Phả, Thái Nguyên là các TTCN nhỏ ⇒ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng (vòng tròn bé nhất)

⇒ Loại đáp án A, B, D

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng vào loại tốt nhất Đông Nam Á ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Than antraxit.

B. Apatit.

C. Bôxít.

D. Sắt.

Đáp án: Vùng có Quảng Ninh là vùng than lớn bậc nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á ( than antraxit) .

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà nằm trên con sông nào?

A. Sông Gâm.

B. Sông Chảy.

C. Sông Đà.

D. Sông Hồng.

Đáp án: B1. Xem kí hiệu nhà máy thủy điện ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung)

→ kí hiệu ngôi sao màu xanh.

B2. Xác định vị trí nhà máy thủy điện Thác Bà và tên sông trên Atlat trang 26

⇒ Nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng trên sông Chảy.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa theo độ cao của Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển  các cây công nghiệp có nguồn gốc nào sau đây?

A.  ôn đới, nhiệt đới.

B. cận nhiệt, ôn đới.

C. cận nhiệt, nhiệt đới.

D. cận nhiệt, cận xích đạo.

Đáp án: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đai cao thuận lợi phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

- Mùa đông, vùng đón gió mùa Đông Bắc đem lại một mùa đông lạnh

- Vùng núi Tây Bắc có núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn) với đầy đủ 3 đai cao (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới)

⇒ Điều này tạo thuận lợi cho vùng phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới (chè, hồi, thảo quả, mơ mận...)

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Tại Trung du và miền núi Bắc Bộ, bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên nào sau đây?

A. Tả Phình.

B. Nghĩa Lộ.

C. Mộc Châu.

D. Than Uyên.

Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ có bò sữa được nuôi nhiều ở Mộc Châu (Sơn La).

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Hoạt động kinh tế biển nào sau đây ít được chú trọng phát triển ở vùng biển Quảng Ninh?

A. Đánh bắt xa bờ.

B. Nuôi trồng thủy sản.

C. Du lịch biển – đảo.

D. Khai thác khoáng sản.

Đáp án: - Vùng biển Quảng Ninh có thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển:

+ đánh bắt, nuôi trồng , chế biến thuỷ sản.

+ giao thông vận tải biển   (với cảng nước sâu Cái Lân), cảng Cẩm Phả, Cửa Ông..

+ du lịch biển (Quần thể du lịch Hạ Long , bãi biển Trà Cổ).

Ngoài ra vùng còn thể khai thác khoáng sản cát biển, tuy nhiên ngành này phát triển không đáng kể.

⇒ Khoáng sản biển là hoạt động kinh tế ít được chú trọng phát triển ở vùng biển Quảng Ninh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 10: Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

B. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.

C. thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp.

D. thiết bị, máy móc, phương tiện khai thác thiếu.

Đáp án: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, vùng Tây Bắc có địa hình cao, hiểm trở nhất cả nước. Hơn nữa, đa số các mỏ quặng của vùng nằm ở những nơi địa hình hiểm trở, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển hoặc ở sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí cao, và kĩ thuật khai thác hiện đại mới đem lại hiệu quả.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Khó khăn chủ yếu hiện nay đối với phát triển chăn nuôi gia súc lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. thiếu đồng cỏ để phát triển chăn nuôi.

B. vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng, đô thị).

C. thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô cho gia súc.

D. nguồn lao động trong chăn nuôi chựa được đào tạo nhiều.

Đáp án: Hiện nay những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 12: Trung du và miền núi Bắc Bộ ít có điều kiện thuận lợi để phát triển

A. cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.

B. cây đặc sản, cây căn quả cận nhiệt và ôn đới.

C. cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.

D. cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, khí hậu phân hóa đai cao

⇒ thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Ngược lại, đặc điểm khí hậu này không phù hợp với các loài cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí, lãnh thổ của Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Tiếp giáp hai quốc gia, hai vùng kinh tế.

B. Vị trí thuận lợi cho giao lưu với bên ngoài qua các cửa khẩu.

C.  Tài nguyên thiên nhiên giàu có, đa dạng

D. Có diện tích lớn nhất nước ta, nhưng mật độ dân cư không cao.

Đáp án: Xác định từ khóa: đặc điểm không phải là “vị trí địa lý - lãnh thổ”
⇒ Nhận xét vùng có giàu có về tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên khoáng sản, lâm nghiệp, hải sản....) ⇒ đây không phải là đặc điểm vị trí địa lí - lãnh thổ

⇒ Nhận xét C không đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.

B. Các nhà máy điện công suất lớn đã xây dựng trên các sông chính.

C. Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

D. Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường.

Đáp án: Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, là thượng nguồn của các con sông lớn + khí hậu nhiệt đới ẩm khiến quá trình phong hóa diễn ra mạnh + mưa lớn tập trung

⇒ Phát triển thủy điện ở vùng núi cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái như: bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa hợp lí để tránh hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, giữ nước ngầm..

⇒ Nhận xét: Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường. là Sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho chăn nuôi lợn hiện nay được phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn.

B. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật và giống đảm bảo hơn.

D. Các cơ sở công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển.

Đáp án: Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người nên hoa màu lương thực dành nhiều hơn cho chăn nuôi

⇒ thúc đẩy tăng nhanh đàn lợn trong vùng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 16: Cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm nhiều ngành là:

A. chính sách phát triển công nghiệp ở miền núi của Nhà nước.

B. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

C. sự giao lưu thuận lợi với các vùng khác ở trong và ngoài nước.

D. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất truyền thống.

Đáp án: Các ngành công nghiệp của vùng đa dạng, bao gồm: khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện, nhiệt điện luyện kim màu, luyện kim đen, chế biến lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, hóa chất

⇒ Đây là những ngành phát triển chủ yếu dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của vùng như:
-  khoáng sản giàu có (apatit, sắt, đồng, than..) + sông ngòi có trữ năng thủy điện lớn → phát triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, thủy điện, nhiệt điện (chạy bằng than).

- Thế mạnh về các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, đánh bắt nuôi trồng thủy sản

→ phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.

- Rừng giàu có → phát triển công nghiệp chế biến lâm sản

⇒ Như vậy cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm nhiều ngành là dựa vào thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên đa dạng, giàu có.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả là:

A. đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn.

B. địa hình núi cao hiểm trở.

C. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông.

D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét lũ ống.

Đáp án: TDMNBB  là vùng đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông bắc → mùa đông lạnh, khô → gây ra hiện tượng rét đậm rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông.

⇒ Ảnh hưởng đến hoạt động canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc sản của vùng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ được nuôi rộng rãi, với số lượng nhiều (chiếm trên 50% đàn trâu cả nước) và nhiều hơn bò (khoảng 16% đàn bò cả nước) do

A. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm.

B. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm và chịu rét giỏi.

C. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi và thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.

D. nhu cầu của vùng về thịt, sức kéo và phân bón từ trâu lớn.

Đáp án: Trâu thuộc nhóm gia súc lớn nên thích hợp chăn thả trên các đồng cỏ lớn, mặt khác đặc điểm sinh thái của trâu là ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi

⇒ Thích hợp phát triển với khí hậu có mùa đông lạnh +  địa hình đồi núi với các cánh rừng lớn của vùng TDMNBB.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 19: Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. tăng sản lượng điện cho cả nước.

B. tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

C. điều hòa lũ trong mùa mưa cho hạ lưu sông.

D. phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch.

Đáp án: Vùng TDMNBB có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu

⇒ Phát triển thủy điện sẽ góp phần đưa nguồn điện tới các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa → nâng cao đời sống người dân.

- Mặt khác tạo nên cơ sở năng lượng quan trọng để vùng phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư → khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên sẵn có.

⇒ Tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Trung du miền núi Bắc Bộ có chung đường biên giới trên đất liền với cả Trung Quốc và Lào?

A. Lai Châu.

B. Sơn La.

C. Điện Biên.

D. Lào Cai.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, ta thấy:

- Các tỉnh có đường biên giới đất liền với Trung Quốc là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh và Điện Biên.

- Các tỉnh có đường biên giới đất liền với Lào là: Điện Biên và Sơn La.

Như vậy, Điện Biên là tỉnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có chung đường biên giới với cả hai quốc gia Lào và Trung Quốc.

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có cửa khẩu quốc tế nào dưới đây?

A. Tà Lùng.

B. Thanh Thủy.

C. Tây Trang.

D. Cầu Treo.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, ta thấy, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có các cửa khẩu quốc tế sau: Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn), Tà Lùng và Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thanh Thủy (Hà Giang), Lào Cai (Lào Cai), Tây Trang (Điện Biên) và Sơn La (Sơn La). Còn cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) – vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng?

A. Cẩm Phả và Thái Nguyên.

B. Thái Nguyên và Hạ Long.

C. Hạ Long và Hải Phòng.

D. Việt Trì và Hải Phòng.

Đáp án

Đáp án: A

B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung), có 4 cấp độ.

B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được:

- Hạ Long là trung tâm công nghiệp trung bình, có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 – 40 nghìn tỉ đồng.

- Việt Trì, Cẩm Phả, Thái Nguyên là các TTCN nhỏ, có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng.

- Hải Phòng thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Trung du miền núi Bắc Bộ không có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc?

A. Cao Bằng

B. Tuyên Quang

C. Lào Cai

D. Lạng Sơn.

Đáp án

Đáp án: B

Căn cứ vào bản đồ Hành chính (Atlat trang 4-5), xác định được các tỉnh có đường biên giới đất liền với với Trung Quốc là: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tuyên Quang không có đường biên giới với Trung Quốc.

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên con sông nào?

A. Sông Mã.

B. Sông Thái Bình.

C. Sông Đà.

D. Sông Hồng.

Đáp án

Đáp án: C

- Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, ta thấy, nhà máy thủy điện Hòa Bình nằm trên con sông Đà.

- Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 đến nay (Hiện nay, nhà máy thủy điện Sơn La là nhà máy lớn nhất). Nhà máy thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và Giải thích vận hành.

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây ở Trung du và miền núi Bắc Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 – 40 nghìn tỉ đồng?

A. Cẩm Phả

B. Thái Nguyên

C. Hạ Long

D. Việt Trì

Đáp án

Đáp án: C

B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung), có 4 cấp độ

B2. Căn cứ vào Atlat trang 26, xác định được:

- Hạ Long là trung tâm công nghiệp trung bình có giá trị sản xuất công nghiệp từ 9 – 40 nghìn tỉ đồng (vòng tròn lớn thứ 3).

- Việt Trì, Cẩm Phả, Thái Nguyên là các TTCN nhỏ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng (vòng tròn bé nhất).

Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết nhà máy thủy điện Thác Bà nằm trên con sông nào?

A. Sông Gâm

B. Sông Chảy

C. Sông Đà

D. Sông Hồng

Đáp án

Đáp án: B

B1. Xem kí hiệu nhà máy thủy điện ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung), kí hiệu ngôi sao màu xanh.

B2. Xác định vị trí nhà máy thủy điện Thác Bà và tên sông trên Atlat trang 26. Nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng trên sông Chảy.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết cửa khẩu quốc tế nào sau đây thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Móng Cái

B. Lệ Thanh

C. Lao Bảo

D. Cầu Treo

Đáp án

Đáp án: A

B1. Nhận dạng kí hiệu cửa khẩu quốc tế ở Atlat trang 3 (kí hiệu chung).

B2. Xác định tên các cửa khẩu thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Móng Cái (thuộc Quảng Ninh) là cửa khẩu quốc tế thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Các cửa khẩu còn lại: Lệ Thanh (thuộc Tây Nguyên), Lao Bảo và Cầu Treo (thuộc vùng Bắc Trung Bộ).

Câu 28. Hoạt động kinh tế biển nào sau đây không được phát triển mạnh ở vùng biển Quảng Ninh?

A. Đánh bắt xa bờ

B. Nuôi trồng thủy sản

C. Du lịch biển – đảo

D. Khai thác khoáng sản

Đáp án

Đáp án: D

Vùng biển Quảng Ninh có thế mạnh phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; giao thông vận tải biển (với cảng nước sâu Cái Lân), cảng Cẩm Phả, Cửa Ông,... và du lịch biển (Quần thể du lịch Hạ Long , bãi biển Trà Cổ). Ngoài ra vùng còn thể khai thác khoáng sản cát biển. Như vậy, khoáng sản biển là hoạt động kinh tế ít phát triển nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 29. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. thiếu lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

B. đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao.

C. thị trường tiêu thụ nhỏ hẹp.

D. thiết bị, máy móc, phương tiện khai thác thiếu.

Đáp án

Đáp án: B

- Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, vùng Tây Bắc có địa hình cao, hiểm trở nhất cả nước.

- Đa số các mỏ quặng của vùng nằm ở những nơi kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa phát triển và nằm sâu trong lòng đất nên việc khai thác đòi hỏi chi phí cao.

Câu 30. Khó khăn chủ yếu hiện nay đối với phát triển chăn nuôi gia súc lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. thiếu đồng cỏ để phát triển chăn nuôi

B. vận chuyển sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ

C. thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô cho gia súc

D. nguồn lao động trong chăn nuôi chựa được đào tạo nhiều

Đáp án

Đáp án: B

Hiện nay những khó khăn trong công tác vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ đã hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.

Câu 31. Phát biểu nào sau đây không đúng với việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn.

B. Các nhà máy điện công suất lớn đã xây sựng trên các sông chính.

C. Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên phụ lưu của các sông.

D. Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường.

Đáp án

Đáp án: D

Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi, là thượng nguồn của các con sông lớn, khí hậu nhiệt đới ẩm khiến quá trình phong hóa diễn ra mạnh với lượng mưa lớn tập trung nên phát triển thủy điện ở vùng núi cần chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái như: bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa hợp lí để tránh hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, giữ nước ngầm,... => Nhận xét: Việc phát triển thủy điện của vùng này không ảnh hưởng đến môi trường là sai.

Câu 32. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho chăn nuôi lợn hiện nay được phát triển mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn.

B. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

C. Cơ sở vật chất kĩ thuật và giống đảm bảo hơn.

D. Các cơ sở công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển.

Đáp án

Đáp án: C

Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người nên hoa màu lương thực dành cho nhiều hơn cho chăn nuôi và thúc đẩy tăng nhanh đàn lợn trong vùng.

Câu 33. Đàn lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa vào

A. sản phẩm phụ của chế biến thuỷ sản.

B. nguồn lúa gạo và phụ phẩm của nó.

C. sự phong phú của hoa màu lương thực.

D. sự phong phú của thức ăn trong rừng.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Do giải quyết tốt hơn lương thực cho người nên đàn lợn của Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển chủ yếu dựa vào sự phong phú của hoa màu lương thực (ngô, khoai, sẵn,…), nguồn thức ăn đảm bảo đã thúc đẩy đàn lợn trong vùng tăng nhanh.

Câu 34. Cơ sở chủ yếu để cơ cấu công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm nhiều ngành là

A. chính sách phát triển công nghiệp ở miền núi của Nhà nước.

B. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.

C. sự giao lưu thuận lợi với các vùng khác ở trong và ngoài nước.

D. nguồn lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất truyền thống.

Đáp án

Đáp án: B

Trung du và miền núi Bắc Bộ có tài nguyên đa dạng từ khoáng sản (kim loại, phi kim loại, năng lượng,…), thủy điện, nông sản đến lâm sản,.. đó là điều kiện để đa dạng các ngành công nghiệp của vùng, đó là: khai thác chế biến khoáng sản, thủy điện, nhiệt điện luyện kim màu, luyện kim đen, chế biến lâm sản, chế biến lương thực thực phẩm, cơ khí, hóa chất,…

Câu 35. Khả năng đa dạng hoá cơ cấu kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bắt nguồn chủ yếu dựa vào yếu tố nào?

A. nguồn lao động có chuyên môn và kinh nghiệm.

B. chính sách phát triển của Nhà nước.

C. nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

D. tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Khả năng đa dạng hoá cơ cấu kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bắt nguồn chủ yếu từ tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có cả những thế mạnh về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, thuỷ điện, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới - cận nhiệt - ôn đới đến phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch (sinh thái, biển, nhân văn, nghỉ dưỡng,…).

Câu 36. Khó khăn về tự nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ khi phát triển cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả là

A. đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn

B. địa hình núi cao hiểm trở.

C. hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối, thiếu nước về mùa đông.

D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét lũ ống.

Đáp án

Đáp án: C

Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng đầu tiên và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông bắc nên mùa đông lạnh, khô đã gây ra hiện tượng rét đậm rét hại, sương muối, thiếu nước vào mùa đông ảnh hưởng đến hoạt động canh tác cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc sản của vùng.

Câu 37. Yếu tố tự nhiên nào quyết định đến việc phát triển thế mạnh trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Địa hình.

B. Khí hậu.

C. Thổ nhưỡng.

D. Sông ngòi.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh là nhân tố quyết định đến việc phát triển thế mạnh trồng rau quả cận nhiệt và ôn đới ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Một số cây tiêu biểu như chè, quế, mận, đào, lê,… và nhiều cây dược liệu quý.

Câu 38. Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ được nuôi rộng rãi, với số lượng nhiều (chiếm trên 50% đàn trâu cả nước) và nhiều hơn bò (khoảng 16% đàn bò cả nước) chủ yếu do

A. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm

B. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm và chịu rét giỏi

C. trâu khỏe, ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi và thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng.

D. nhu cầu của vùng về thịt, sức kéo và phân bón từ trâu lớn.

Đáp án

Đáp án: C

Trâu thuộc nhóm gia súc lớn nên thích hợp chăn thả trên các đồng cỏ lớn, mặt khác đặc điểm sinh thái của trâu là ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi nên rất thích hợp phát triển với khí hậu có mùa đông lạnh, địa hình đồi núi với các cánh rừng lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 39. Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta?

A. Có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp.

B. Nhu cầu tiêu thụ trâu lớn nhất.

C. Cơ sở chế biến rất phát triển.

D. Nhu cầu sức kéo trong nông nghiệp lớn.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Đàn trâu của Trung du và miền núi Bắc Bộ được nuôi rộng rãi với số lượng nhiều (chiếm trên 50% đàn trâu cả nước) là nhờ trâu là vật nuôi khỏe, ưa khí hậu ẩm, chịu rét giỏi và thích nghi với điều kiện chăn thả trong rừng nên rất thích hợp phát triển với khí hậu có mùa đông lạnh của miền Bắc kết hợp với địa hình đồi núi, có nhiều đồng cỏ và nhiều cánh rừng lớn của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 40. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. tăng sản lượng điện cho cả nước.

B. tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

C. điều hòa lũ trong mùa mưa cho hạ lưu sông.

D. phát triển nuôi trồng thủy sản và du lịch

Đáp án

Đáp án: B

Vùng TDMNBB có điều kiện kinh tế - xã hội kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu. Phát triển thủy điện sẽ góp phần đưa nguồn điện tới các hộ gia đình ở vùng sâu vùng xa nâng cao đời sống người dân. Mặt khác tạo nên cơ sở năng lượng quan trọng để vùng phát triển công nghiệp, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên sẵn có. Tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Câu 41. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật nhất cả nước về tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp nào dưới đây?

A. Khai thác khoáng sản.

B. Luyện kim đen.

C. Thuỷ điện.

D. Vật liệu xây dựng.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật nhất cả nước về tiềm năng để phát triển công nghiệp thuỷ điện với hệ thống sông Hồng (11 nghìn MW) chiếm 1/3 trữ lượng thủy điện cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 nghìn MW.

Bài viết liên quan

671
  Tải tài liệu