Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi ( phần 3 )

Lý thuyết tổng hợp Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi ( phần 3 ) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

631
  Tải tài liệu

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi ( phần 3 )

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ.

- 85% là diện tích là đồi núi thấp

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

- Địa hình được làm trẻ hoá và có sự phân bậc rõ rệt.

- Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa;

- Bồi tụ nhanh ở vùng hạ lưu sông, đồng bằng.

- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

2 . Các khu vực địa hình.

a. Khu vực đồi núi

* Địa hình núi:

  Giới hạn Hướng núi Hướng nghiêng Các dãy núi chính
Đông Bắc Nằm ở phía đông thung lung sông Hồng Vòng cung: 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo Thấp dần từ TB – ĐN.

- Núi thấp chiếm phần lớn.

- Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

Tây Bắc Nằm giữa sông Hồng và sông Cả TB - ĐN Đông - tây

- Địa hình cao nhất cả nước.

- Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đem Đinh

Trường Sơn Bắc Nằm từ nam sông Cả đến dãy Bạch Mã TB - ĐN Tây - Đông

- Địa hình thấp và hẹp ngang, được nâng cao 2 đầu

- Có các dãy núi lan ra biển

Trường Sơn Nam Phía nam dãy Bạch Mã TB - ĐN Tây - đông

- Gồm các khối núi và cao nguyên

- Có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây.

* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du:

- Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ với bậc thềm phù sa cổ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan cao chừng 200m.

- Địa hình đồi trung du phần nhiều do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ. Dải đồi trung du rộng nhất nằm ở rìa đồng bằng sông Hồng và thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta được biểu hiện rõ rệt ở

A. sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng.

B. sự đa dạng của địa hình: đồi núi, cao nguyên, đồng bằng…

C. sự phân hóa rõ theo độ cao với nhiều bậc địa hình

D. cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính: tây bắc – đông nam và vòng cung

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.

Câu 2. Sự xâm lược mạnh mẽ tại miền đồi núi và bồi lắng phù sa tại các vùng trũng là đặc điểm nào của địa hình nước ta?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

C. Địa hình nước ta khá đa dạng

D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3. Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng là

A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc.

C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.

D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4. Địa hình của nước ta không có vùng nào dưới đây?

A. Tây Bắc.

B. Đông Bắc.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Trường Sơn Bắc.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SGK/29, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5. Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên của

A. vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc.

B. vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

C. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

D. vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 6. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. Gồm các khối núi và cao nguyên.

B. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.

C. Có bốn cánh cung lớn.

D. Địa hình thấp và hẹp ngang.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 7. Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta là nét nổi bật của địa hình vùng núi

A. Đông Bắc.

B. Trường Sơn Bắc.

C. Tây Bắc.

D. Trường Sơn Nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 8. Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Nam là:

A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông

B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam

C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam

D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 9. Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là

A. Có các cánh cung lớn mở ra về phía Bắc và Đông.

B. Địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn, hướng Tây bắc – Đông Nam.

C. Gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc – Đông nam.

D. Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng đất đỏ badan.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 10. Độ cao núi của Trường Sơn Bắc so với Trường Sơn Nam

A. Trường Sơn Bắc có núi cao hơn Trường Sơn Nam

B. Núi ở Trường sơn Bắc chủ yếu là núi thấp và trung bình

C. Trường Sơn Nam có đỉnh núi cao nhất là trên 3000m

D. Trường Sơn Nam có núi cao hơn Trường Sơn Bắc và cao nhất nước.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Trường Sơn Bắc chủ yếu là địa hình đồi núi thấp và trung bình, độ cao lớn nhất không quá 2000m, đồng bằng nhỏ hẹp ở ven biển. Trường Sơn Nam có đia hình núi cao, một số dãy núi cao trên 2000m nhưng không đến 3000m như núi Ngọc Linh (2598m – đỉnh núi cao nhất ở Trường Sơn Nam), Lang Biang (2187m),… và chủ yếu là các cao nguyên badan xếp tầng 500 – 800 – 1000m như cao nguyên Lâm Viên, Kon Tum, Mơ Nông, Pleiku,…

Câu 11. Đâu không phải là đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc

A. địa hình đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích của vùng.

B. có 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo.

C. gồm các dãy núi song song và so le hướng Tây Bắc – Đông Nam.

D. giáp biên giới Việt - Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: SGK/30, địa lí 12 cơ bản.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh nào dưới đây?

A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng

B. Hà Tĩnh và Quảng Bình

C. Quảng Trị và Quảng Bình

D. Thanh Hóa và Nghệ An

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, ta thấy Đèo Hải Vân nằm giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

Câu 12. Câu Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5 và trang 13, hãy cho biết Đèo Ngang nằm giữa hai tỉnh nào?

A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

B. Hà Tĩnh và Quảng Bình.

C. Quảng Trị và Quảng Bình.

D. Thanh Hóa và Nghệ An.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- B1. Xác định vị trí đèo Ngang trên bản đồ Atlat ĐLVN trang 13.

- B2. Căn cứ vào Atlat trang 4 -5 (Bản đồ hành chính), đối chiếu và xác định tên các tỉnh nơi phân bố đèo Ngang ⇒ Xác định được hai tỉnh là Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết sông Cả đã bồi đắp nên đồng bằng nào?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng Nghệ An.

C. Đồng bằng Hà Tĩnh.

D. Đồng bằng Thanh Hóa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Hướng dẫn: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, xác định vị trí đồng bằng Nghệ An và tên con sông chảy qua đồng bằng này. Ta thấy, đồng bằng Nghệ An được hình thành do phù sa của sông Cả bồi đắp.

Câu 14. Bán bình nguyên điển hình nhất ở vùng nào?

A. Đông Bắc.

B. Đông Nam Bộ.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Tây Nguyên.

Đáp án

Đáp án: B

Hướng dẫn: Bán bình nguyên và đồi trung du đều là dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng. Vùng Đông Nam Bộ có dạng địa hình bán bình nguyên điển hình với các bậc thềm phù sa cổ,…

Bài viết liên quan

631
  Tải tài liệu