Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ ( phần 2 )

Lý thuyết tổng hợp Địa lí 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ ( phần 2 ) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

473
  Tải tài liệu

Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ ( phần 2 )

A. Lý thuyết

1. Khái quát chung.

- Gồm 6 tỉnh (TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu).

- Diện tích nhỏ (23,6 nghìn km2), dân số 12 triệu người thuộc loại trung bình.

- Là vùng kinh tế dẫn đầu cả nước về GDP (42%), giá trị sản xuất công nghiệp (55,6%) và hàng hóa xuất khẩu.

- Sớm phát triển nền kinh tế hàng hóa

- Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề kinh tế nổi bật của vùng.

Địa lí lớp 12 Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng: (giảm tải).

3. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu:

- Khái niệm khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là: việc nâng cao hiệu quả kthác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư vốn, khoa học-công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực TN, KT-XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ MT).

  Công nghiệp Dịch vụ Nông – lâm nghiệp Kinh tế biển
Biện pháp

- Tăng cường cơ sơ hạ tầng

- Cải thiện cơ sở năng lượng

- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng

- Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ.

- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

- Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài

- Xây dựng các công trình thủy lợi

- Thay đổi cơ cấu cây trồng

- Bảo vệ vốn rừng trên vùng thượng lưu sông. Bảo vệ các vùng rừng ngập mặn, các vườn quốc gia

Phát triển tổng hợp: khai thác dầu khí ở vùng thềm lục địa, khai thác và nuôi trồng hải sản, phát triển du lịch biển và GTVT
Kết quả

- Phát triển nhiều ngành côngnghiệp đầu tư cho các ngành công nghệ cao

- Hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất,…

- Giải quyết tốt vấn đề năng lượng.

Vùng ĐNB dẫn đầu cả nước về tăng nhanh và phát triển hiệu quả các ngành dịch vụ

- Công trình thủy lợi Dầu Tiếng là công trình thủy lợi lớn nhất nước

- Dự án Phước Hoà cung cấp nước sạch cho các ngành dịch vụ

- Là vùng chuyên canh cây CN lớn của cả nước

- Sản lượng khai thác dầu tăng khá nhanh, phát triển các ngành công nghiệp lọc dầu, dịch vụ khai thác dầu khí, …

- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển

- Cảng Sài Gòn lớn nhất nước ta, cảng Vũng Tàu

- Vũng Tàu là nơi nghỉ mát nổi tiếng, cơ sở dịch vụ lớn về khai thác dầu khí

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Biểu hiện nào không thể hiện được Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất?

A. Có tổng GDP lớn nhất

B. Có giá trị snar xuất công nghiệp cao nhất

C. Có GDP bình quân đầu người lớn nhất

D. Có mật độ dân số lớn nhất

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ dân số lớn nhất cả nước. Mật độ dân số nhiều hay ít không phải biểu hiện cho phát triển kinh tế.

Câu 2: Vấn dề tiêu biểu nhất của Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

B. Phát triển nghề cá

C. Hình thành các vùng chuyên canh

D. Thu hút đầu tư

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3, SGK/178 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Nhà máy thủy điện nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ

A. Yaly      B. Sông Hinh

C. Thác Bà      D. Trị An

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3, SGK/178 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ là

A. Tăng cường cơ sở năng lượng

B. Bổ sung lực lượng lao động

C. Đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải

D. Hỗ trợ vốn

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3, SGK/178 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Vấn đề không đặt ra đối với việc phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ hiện nay là

A. Mở rộng quan hệ đầu tư với nước ngoài

B. Quan tâm tới vấn đề môi trường

C. Hạn chế phát triển các khu công nghiệp

D. Tránh làm tổn hại đến ngành du lịch

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3, SGK/178 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng

A. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện

B. Nhập điện từ nước ngoài

C. Sử dụng điện nguyên tử

D. Sử dụng nguồn địa nhiệt

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3, SGK/178 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Cây trồng chính của vùng Đông Nam Bộ là

A. Cao su      B. Cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm

C. Cây công nghiệp nhiệt đới      D. Lúa gạo

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/177 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Cây công nghiệp có vị trí quan trọng nhất đối với vùng Đông Nam Bộ

A. Cà phê      B. Cao su

C. Hồ tiêu      D. Chè

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2, SGK/177 địa lí 10 cơ bản

Câu 9: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng ở vùng Đông Nam Bộ thuộc tỉnh

A. Tây Ninh      B. Bình Dương

C. Bình Phước      D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3, SGK/180 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh theo chiều sâu trong nông nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ

A. Thủy lợi      B. Thị trường

C. Lao động      D. Vốn

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3, SGK/180 địa lí 10 cơ bản.

Bài viết liên quan

473
  Tải tài liệu