Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta ( phần 2 )

Lý thuyết tổng hợp Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta ( phần 2 ) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

559
  Tải tài liệu

Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta ( phần 2 )

1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.

- Số dân nước ta là 84.156 nghìn người (năm 2006). Đứng thứ 3 ĐNA và đứng thứ 13 trên TG.

   + Thuận lợi: là nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.

   + Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Các quốc gia có dân số đông trên thế giới năm 2015

Stt Quốc gia Số dân(triệu người) Stt Quốc gia Số dân(triệu người)
1 Trung Quốc 1,372 7 Nigeria 182
2 Ấn Độ 1,314 8 Bangladesh 160
3 Hoa Kì 321 9 Nga 144
4 Indonesia 256 10 Mexico 127
5 Brazil 205 11 Nhật 126.9
6 Pakistan 199 12 Philippin 103,0
      13 Việt Nam 91,7

- Dân tộc: 54 dân tộc, nhiều nhất là dân tộc Việt (Kinh), chiếm khoảng 86,2% dân số, các dân tộc khác chỉ chiếm 13,8% dân số cả nước. Ngoài ra, còn có khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.

2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ.

- Dân số tăng nhanh:

   + Đặc biệt vào cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số, nhưng khác nhau giữa các thời kì.

   + Mức tăng dân số hiện nay có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số vẫn tăng thêm trung bình hơn 1 triệu người.

   + Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

- Cơ cấu dân số trẻ:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

Dân số nước ta thuộc loại trẻ, đang có sự biến đổi nhanh chóng về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi. Cơ cấu các nhóm tuổi của nước ta năm 2005 như sau:

   + Từ 0 đến 14 tuổi: 27,0%

   + Từ 15 đến 59 tuổi: 64,0%

   + Từ 60 tuổi trở lên: 9,0%

3. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí.

Mật độ dân số trung bình 254 người/ km2 (2006).

a) Giữa đồng bằng với trung du, miền núi.

- Ở đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao. (Đồng bằng sông Hồng 1225 người/ km2, Đồng bằng sông Cửu Long 429 người/ km2).

- Ở vùng trung du, miền núi mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng, trong khi vùng này tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước (Tây Nguyên 89 người/ km2, Tây Bắc 69 người/ km2).

b) Giữa thành thị và nông thôn:

Năm 2005, dân số thành thị chiếm 26,9%, dân số nông thôn chiếm 73,1%.

4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nước ta.

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế tốc độ tăng dân số, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Xây dựng chính sách di cư phù hợp để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng.

- Xây dựng quy hoạch và chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.

- Đưa xuất khẩu lao động thành một chương trình lớn, có giải pháp mạnh và chính sách cụ thể mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động xuất khẩu có tác phong công nghiệp.

- Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi, phát triển công nghiệp nông thôn để khai thác tài nguyên và sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.

Địa Lí 12 Bài 16 ngắn nhất: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư ở nước ta

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch là do

A. Lịch sử định cư của các dân tộc mang lại

B. Các dân tộc có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau

C. Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng

D. Trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau

Đáp án: D

Giải thích : Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch là do trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau. Người dân tộc thiểu số hoạt động chủ yếu trong ngành nông nghiệp lạc hậu, tự cung – tự cấp nên thu nhập rất thấp, trong khi đó người dân tộc Kinh hoạt động chủ yếu trong ngành công nghiệp, dịch vụ,… có thu nhập rất cao.

Câu 2: Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do

A. Quy mô dân số giảm

B. Dân số có xu hướng già hóa

C. Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

D. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2, SGK/68 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm giảm ảnh hưởng rấ lớn đến

A. Việc sử dụng lao động

B. Mức gia tăng dân số

C. Tốc độ đô thị hóa

D. Quy mô dân số của đất nước

Đáp án: A

Giải thích : Mục 3, SGK/71 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây hiện không còn đúng với dân số nước ta ?

A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

B. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

C. Mật độ dân số trung bình toàn quốc tăng

Đáp án: B

Giải thích : Hiện nay, nhờ có chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta đã giảm. Đồng thời cơ cấu dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn già hóa.

Câu 5: Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây?

A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội

B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường

C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn

D. ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng của từng thành viên trong xã hội

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2, SGK/68 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng rất nhiều đến

A. mức gia tăng dân số

B. Truyền thống sản xuất,văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc

C. Cơ cấu dân số

D. Sử dụng lao động và khai thác tài nguyên

Đáp án: D

Giải thích: Mục 3, SGK/71 địa lí 12 cơ bản.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số ( năm 2007) ở mức

A. Dưới 100 người/km2      B. Từ 101 – 200người/km2

C. Từ 201 – 500 người/km2      D. Trên 500 người/km2

Đáp án: A

Giải thích : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số (năm 2007) ở mức dưới 120 người/km2. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện tự nhiên khó khăn, nền kinh tế còn chưa phát triển,…

Câu 8: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở

A. Dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia

B. Dải ven biển

C. Dải ven sông Tiền, sông Hậu

D. Vùng bán đảo Cà Mau

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố dọc dải ven sông Tiền và sông Hậu. Đây là khu vực có đất phù sa màu mỡ, có nhiều trung tâm công nghiệp lớn,… thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội,…

Câu 9: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trong trang 15, nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ?

A. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa các vùng ven biển phía đông và vùng núi bên giới phía tây

B. Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh

C. Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2

D. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.

Đáp án: B

Hướng dẫn: Sử dụng phương pháp loại trừ, ta thấy:

- Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa các vùng ven biển phía đông và vùng núi bên giới phía tây.

- Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 120 người/km2. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.

- Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Huế và Vinh -> Ý B sai.

Bài viết liên quan

559
  Tải tài liệu