Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

Lý thuyết tổng hợp Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

477
  Tải tài liệu

Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

1. Công nghiệp năng lượng:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

a) CN khai thác nguyên nhiên liệu

* CN khai thác than

- Cơ sở tài nguyên:

Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng > 3tỉ tấn (> 90% trữ lượng than cả nước).

   + Than mỡ: Thái nguyên

   + Than nâu: đb sông Hồng

   + Than bùn: Cà Mau

- Tình hình khai thác:

   + Than được khai thác dưới 2 hình thức: lộ thiên và hầm lò.

   + Sản lượng khai thác tăng nhanh trong những năm gần đây, năm 2005: 34 triệu tấn.

* CN khai thác dầu khí:

- Cơ sở tài nguyên: tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu hàng trăm tỉ m3 khí.

- Tình hình sản xuất: năm 1986 bắt đầu khai thác, sản lượng tăng nhanh đến 2005 đạt 18,5 triệu tấn.

   + Năm 2009 đưa và hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất P: 6,5 tr tấn/năm.

   + Khí đốt được đưa vào sử dụng cho CN điện, sx phân bón.

b. Ngành Công nghiệp điện lực

* Tình hình phát triển và cơ cấu

- Có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển CN điện lực.

- Sản lượng điện tăng rất nhanh, đạt 52,1 tỉ kwh (2005).

- Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có sự thay đổi: tăng tỉ trọng nhiệt điện-điêzen-khí, giảm tỉ trọng thuỷ điện.

- Đường dây 500kv được xây dựng từ Hoà Bình đi Phú Lâm đưa vào hoạt động năm 1994 góp phần cân đối điện giữa các vùng.

*Ngành thuỷ điện:

- Tiềm năng rất lớn: 30 tr kw, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và s. Đồng Nai (19%)

- Hàng loạt các nhà mày thuỷ điện công suất lớn đang hoạt động: Hoà Bình, Yaly..

Và các nhà máy đang được xây dựng: Sơn La, Tuyên Quang…

*Ngành nhiệt điện:

- Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí, nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng MT, sức gió…

- Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Na Dương, …

2. CN chế biến lương thực, thực phẩm:

- Cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.

- Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.

- Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành là:

A. Thủy điện và nhiệt điện

B. Khai thác than và sản xuất điện

C. Thủy điện và khai thác nguyên , nhiên liệu

D. Khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm phải đi trước một bước là do

A. Ngành này có nhiều lợi thế ( tài nguyên, lao động, thị trường) và là động lực để thúc đẩy các ngành khác

B. Sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ

C. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài

D. Trình độ công nghiệp sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm và các ngành công nghiệp khác muốn phát triển đều dùng đến nguồn năng lượng hay nói cách khác, công nghiệp năng lượng là động lực để thúc đẩy các ngành khác phát triển nên trong phát triển kinh tế, công nghiệp thì ngành công nghiệp năng lượng luôn phải đi trước 1 bước.

Câu 3: Than antraxit phân bố chủ yếu ở:

A. Đồng bằng sông Hồng      B. Quảng Ninh

C. Đồng bằng sông Cửu Long      D. Tây Nguyên

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Than nâu phân bố chủ yếu ở:

A. Quảng Ninh      B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Bắc      D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Than bùn tập trung ở

A. Quảng Ninh      B. Đồng bằng sông Hồng

C. Tây Bắc      D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Mục đích chủ yếu trong khai thác than ở nước ta không phải để

A. Xuất khẩu thu ngoại tệ

B. Làm nhiên liệu cho nhà máy thủy điện

C. Làm nhiên liệu cho công nghiệp háo chất, luyện kim

D. Làm chất đốt cho các hộ gia đình

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Nguồn khoáng sản than ở nước ta khai thác không chỉ dùng để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhiêu liệu cho các ngành hóa chất, luyện kim,… mà sản lượng than còn được dùng để xuất khẩu thu lại nguồn ngoại tệ rất lớn.

Câu 7 : Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm:

A. 1986      B. 1990

C. 1991      D. 1996

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.

Câu 8: Hải bề trầm tích có triển vọng vè trữ liệu và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là:

A. Bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn

B. Bể Hoàng sa và bể Trường sa

C. Bể sông Hồng và bể Phú Khánh

D. Bể Malai – Thổ Châu và bể Vũng Mây –Tư Chinh

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là:

A. Hồng Ngọc      B. Rạng Đông

C. Rồng      D. Bạch Hổ

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.

Câu 10: Việc khi thác dầu thổ ở nước ta hiện nay chủ yếu để

A. Dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện

B. Dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước

C. Xuất khẩu thu ngoại tệ

D. Dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Sản lượng dầu mỏ của nước ta ngày càng tăng và nước ta cũng là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhưng nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô, thu lại nguồn ngoại tệ lớn.

Bài viết liên quan

477
  Tải tài liệu