Địa Lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lý thuyết tổng hợp Địa Lí 12 Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

499
  Tải tài liệu

Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ

A. Lý thuyết

1. Khái quát chung.

- Gồm các tỉnh:

   + Phần Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.

   + Phần Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Có diện tích lớn nhất nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân 12 triệu người (năm 2006), chiếm khoảng 30,5% diện tích và 14,2% dân số cả nước.

- Có vị trí địa lí đặc biệt, mạng lưới giao thông vận tải được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở.

- Có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có khả năng đa dạng hoá cơ cấu kinh tế, với những thế mạnh về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện, nền nông nghiệp nhiệt đới có cả những sản phẩm cận nhiệt và ôn đới, phát triển tổng hợp kinh tế biển, du lịch.

- Là vùng thưa dân. Mật độ dân số ở miền núi 50-100 người/km2, ở trung du 100-300 người/km2, nên hạn chế về thị trường tại chỗ và về lao động.

- Có nhiều dân tộc ít người với kinh nghiệm trong sản xuất và chinh phục tự nhiên. Tình trạng lạc hậu, nạn du canh du cư... vẫn còn ở một số bộ tộc người.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật đã có nhiều tiến bộ. Nhưng ở vùng núi cơ sở vật chất kĩ thuật còn nghèo, dễ bị xuống cấp.

Địa Lí 12 Bài 32 ngắn nhất: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền  núi Bắc Bộ

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.

a. Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi: Giàu khoáng sản, nhiều loại có trữ năng lớn điển hình là than; Có trữ năng thuỷ điện lớn nhất cả nước

- Khó khăn: Khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình thủy điện đòi hỏi phải có các phương tiện hiện đại và chi phí cao; một số loại khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt…

b. Tình hình phát triển:

- Khai thác, chế biến khoáng sản:

   + Kim loại: Khai thác sắt ở Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai.

   + Năng lượng: Khai thác than ở Quảng Ninh, Sơn La.

   + Phi KL: Khai thác apatit ở Lào Cai.

   + VLXD: Khai thác đá vôi ở Sơn La, Lạng Sơn.

- Thủy điện: Có nhiều nhá máy thuỷ điện quy mô lớn như Sơn La, Hoà Bình, Lai Châu, Thác Bà

3. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.

a. Điều kiện phát triển:

* Thuận lợi:

- Tự nhiên:

   + Đất: có nhiều loại: đất feralit, phù sa cổ, ph sa…

   + Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

   + Địa hình cao.

- KT-XH:

   + Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất.

   + Có các cơ sở CN chế biến

   + Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…thuận lợi

* Khó khăn:

- Tự nhiên:

   + Địa hình hiểm trở.

   + Rét, Sương muối.

   + Thiếu nước về mùa đông.

- KT-XH:

   + Cơ sở chế biến chưa phát triển.

   + GTVT chưa thật hoàn thiện.

b. Hiện trạng phát triển:

- Chè có diện tích lớn nhất cả nước tập trung ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái...

- Trồng nhiều giống thuốc quý như tam thất, đương quy, đỗ trọng trên vùng núi cao.

- Ở Sapa trồng nhiều loại rau ôn đới và trồng hoa xuất khẩu.

4. Chăn nuôi gia súc

a. Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi: Nhiều đồng cỏ. Lương thực cho người được giải quyết tốt hơn.

- Khó khăn: Tuy nhiên việc vận chuyển khó khăn, năng suất đồng cỏ thấp.

b. Hiện trạng phát triển:

- Chăn thả trong rừng với 1,7 triệu con, chiếm 50% cả nước.

- Bò được nuôi để lấy thịt, lấy sữa trên các cao nguyên Mộc Châu, Sơn La…với 900.000 con, chiếm 18% cả nước.

- Lợn nuôi 5,8 triệu con, chiếm 21% cả nước.

5. Kinh tế biển

a. Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi: tỉnh Quảng Ninh có đường bờ biển dài.

- Khó khăn: Chịu ảnh hưởng của bão.

b. Hiện trạng phát triển:

- Ngư trường Quảng Ninh thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng hải sản.

- Du lịch: có Vịnh Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới.

- GTVT: cụm cảng Cái Lân ngày càng được đầu tư nâng cấp.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: ý nào dưới đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có diện tích rộng nhất so với các vùng khác trong cả nước

B. Có số dân đông nhất so với các vùng khác trong cả nước

C. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng

D. Tiếp giáp với Trung Quốc và Lào

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 1, SGK/145 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Tỉnh nào dưới đây thuộc vùng TRung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Hà Nam      B. Thanh Hóa

C. Vĩnh Phúc      D. Tuyên Quang

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 1, SGK/145 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Tỉnh nào dưới đây vừa có cửa khẩu đường biển, vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc?

A. Quảng Ninh      B. Hà Giang

C. Hòa Bình      D. Cao Bằng

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Quảng Ninh là tỉnh duy nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giáp biển và có cả cửa khẩu trên đất liền (cửa khẩu Móng Cái), cửa khẩu biển với Trung Quốc.

Câu 4: Điều khác biệt về vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. Có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào

B. Có tất cả các tỉnh giáp biển

C. Nằm ở vị trí trung chuyển giữa miền Bắc và miền Nam

D. Giáp Lào và Campuchia

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Mục 1, SGK/145 địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có

A. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn

B. Mùa đông đến muộn và kết thúc muộn hơn

C. Mùa đông đến sớm và kết thúc sớm hơn

D. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và cả những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng thổi vào nước ta nên so với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn.

Câu 6: So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do

A. Vị trí địa lí và ảnh hưởng của dãy Hoàng Liên Sơn

B. Các dãy núi hướng vòng cung đón gió

C. Không giáp biển

D. Địa hình núi cao là chủ yếu

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : So với khu vực Đông Bắc, khu vực Tây Bắc có mùa đông ngắn hơn là do ở khu vực Tây Bắc có dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam chắn gió nên gió mùa Đông Bắc không có ảnh hưởng mạnh vào các tỉnh Tây Bắc, ở khu vực này có mùa đông lạnh chủ yếu là do địa hình núi cao (càng lên cao nhiệt độ càng giảm).

Câu 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta là do

A. Có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc- đông nam

B. ảnh hưởng của vị trí và dãy núi hướng vòng cung

C. Có vị trí giáp biển và đảo ven bờ nhiều

D. Các đồng bằng đón gió

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc đầu tiên và cả những đợt gió mùa Đông Bắc cuối cùng thổi vào nước ta. Cùng với đó là địa hình Đông Bắc với các cánh cung mở rộng về phía Bắc đón gió.

Câu 8: Ý nào là hạn chế trong việc phát triển kinh tế biển của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Có vùng biển không rộng nhưng kín gió

B. Bờ biển khúc khuỷu, nhiều đảo ven bờ

C. Nhiều cảnh quan đẹp

D. Có mùa đông lạnh nhất cả nước

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 5, SGK/149 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Triều cường, xâm nhập mặn      B. Rét đậm, rét hại

C. Cát bat , cát lấn      D. Sóng thần

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Đông Bắc là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta nên khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là có mùa đông rét đậm, rét hại, có nơi còn có cả tuyết rơi gây thiệt hại lớn về mùa màng và gia súc.

Câu 10: Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa

B. Khai thác và chế biến dầu khí, thủy điện

C. Khai thác và chế biến bôxít, thủy sản

D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 2, SGK/146 địa lí 12 cơ bản.

Câu 11: khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Than      B. Dầu khí

C. Vàng      D. Bôxit

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/146 địa lí 12 cơ bản.

Câu 12: Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu

A. Phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong vùng

B. Làm phụ gia cho công nghiệp hóa chất

C. Phục vụ cho ngành luyện kim

D. Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 2, SGK/146 địa lí 12 cơ bản.

Bài viết liên quan

499
  Tải tài liệu