Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên ( mức độ vận dụng )

Lý thuyết tổng hợp Địa lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên ( mức độ vận dụng ) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

752
  Tải tài liệu

Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên ( mức độ vận dụng )

A. Lý thuyết

1. Khái quát chung.

a. Vị trí địa lí và lãnh thổ:

- Tây Nguyên bao gồm có 5 tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông Và Lâm Đồng.

- Diện tích: 54,7 km2; dân số: 4,9 triệu người (2006).

- Tiếp giáp: DHNTB, Đông Nam Bộ, Campuchia và Lào. Đây là vùng duy nhất ở nước ta không giáp biển.

→ Thuận lợi giao lưu liên hệ với các vùng có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế.

b. Điều kiện tự nhiên.

- Đất đai màu mỡ, tài nguyên khí hậu và rừng đa dạng, tạo nhiều tiềm năng to lớn về nông, lâm nghiệp.

- Khoáng sản: Bôxit ( trữ lượng hàng tỉ tấn).

- Trữ năng thuỷ điện khá, trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.

- Là vùng thưa dân nhất nước ta, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người với truyền thống văn hóa độc đáo.

c. Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn:

- Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật.

- Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ chưa biết đọc biết viết còn cao.

- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật.

- Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.

Địa lí lớp 12 Bài 37: Vấn đề khai thác ở thế mạnh Tây Nguyên

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm.

a. Tiềm năng phát triển cây CN:

- Đất trồng:

   + Các cao nguyên bazan xếp tầng với diện tích rộng khoảng 1,4 triệu ha

   + Đất bazan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng, lại phân bố tập trung với các mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc hình thành các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn

- Khí hậu:

   + Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng)

   + Về mùa khô, mực nước ngầm hạ xuống thấp vì thế việc làm thủy lợi gặp nhiều khó khăn, tốn kém, là trở ngại lớn cho sx và sinh hoạt

   + Mùa khô kéo dài lại là điều kiện phơi sấy, bảo quản sản phẩm

   + Do ảnh hưởng của địa hình cao, nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500m khí hậu khá nóng, thì ở các cao nguyên cao trên 1000m khí hậu rất mát mẻ. Vì thế ở Tây Nguyên có thể trồng các cây CN nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu và cả các cây CN có nguồn gốc cận nhiệt đới như chè khá thuận lợi.

- ĐK KT – XH:

- Chính sách phát triển cây CN của nhà nước, chính sách giao đất, giao rừng cho vay vốn sản xuất.

- Công nghiệp chế biến cà phê được đẩy mạnh.

- Thị trường rộng mở, đb là các thị trường khó tính như Bắc Mĩ, Tây Âu.

b. Một số cây CN chủ yếu:

- Cà phê

   + Là cây CN quan trọng số 1 của vùng.

   + Diện tích hiện nay là hơn 468,8 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê của nước.

   + Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất 259 nghìn ha.

   + Cà phê chè được trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

   + Cà phê vối được trồng ở những vùng nóng hơn, chủ yếu ở tỉnh Đắk Lắk.

   + Cà Phê BMT nổi tiếng chất lượng ngon.

- Chè

   + Được trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao hơn như Lâm Đồng và 1 phần ở Gia Lai.

   + Chè búp thu hoạch được đem chế biến tại các nhà máy chè Biển Hồ - Gia Lai, Bảo Lộc, B'Lao - Lâm Đồng.

   + Lâm Đồng hiện nay là tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước.

- Cao su

   + Là vùng trồng cao su lớn thứ 2, sau ĐNB.

   + Trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk .

- Dâu tằm

   + Là vùng trồng dâu tằm lớn nhất nước ta.

   + Tập trung ở các cao nguyên Di Linh - Lâm Đồng.

Bên cạnh các nông trường quốc doanh trồng TT, hiện nay còn phát triển rộng rãi các mô hình kinh tế vườn trồng cà phê, hồ tiêu...

3. Khai thác và chế biến lâm sản.

a. Vai trò quan trọng của tài nguyên rừng ở Tây Nguyên.

- Lâm nghiệp cũng là một thế mạnh nổi bật của Tây Nguyên.

- Là kho vàng xanh của nước ta.

- TN còn nhiều rừng gỗ quý: Cẩm, lai, gụ, mật, nghiến, trắc, sến…

- Rừng TN còn là môi trường sống của nhiều loài chim, thú quý: voi, bò tót, gấu…

- Rừng TN còn có vai trò cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn nước ngầm, chống xói mòn cho cả vùng đồng bằng.

b. Hiện trạng:

- Là vùng giàu có về tài nguyên rừng so với các vùng khác trên cả nước.

- Nạn phá rừng ngày càng gia tăng.

c. Hậu quả:

- Giảm sút nhanh lớp phủ rừng và trữ lượng gỗ.

- Đe dọa môi trường sống của các loài động vật.

- Hạ mức nước ngầm vào mùa khô.

d. Biện pháp : khai tác hợp lí tài nguyên rừng.

4. Khai thác thuỷ năng kết hợp với thuỷ lợi.

Sông Nhà máy thủy điện – công suất
Đã xây dựng Đang xây dựng
Xê xan

- Thuỷ điện Đa Nhim 160MW trên sông Đa Nhim, thượng nguồn sông Đồng Nai

- Đrây H'linh 12MW trên sông Xrê Pok(sau này được mở rộng)

   + Công trình thủy điện Yali 720MW được khánh thành tháng 4-2002

   + Xê xan 3, Xê xan 3A, Xê xan 4 phía hạ lưu của thủy điện Yali; Plây Krông thượng lưu của Yali

 
Xrê pôk  

+ Lớn nhất là thuỷ điện Buôn Kuôp 280MW khởi công t12-2003

+ Thuỷ điện Buôn Tua Srah 85MW, khởi công cuối 2004

+ Thuỷ điện Xrê Pok 3 137MW

+ Thuỷ điện Xrê Pok 4 33MW, thủy điện Đức Xuyên 58MW

+ Thuỷ điện Đrây H'linh đã được mở rộng lên 28MW

Đồng Nai  

Thuỷ điện Đại Ninh 300MW

+ Đồng Nai 3 180MW

+ Đồng Nai 4 340MW

- Ý nghĩa:

   + Phát triển ngành công nghiệp năng lượng.

   + Đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng cho các nhà máy luyện nhôm.

   + Cung cấp nước tưới vào mùa khô, tiêu nước vào màu mưa.

   + Phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?

A. Giáp biển Đông.

B. Liền kề vùng Đông Nam Bộ.

C. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.

D. Nằm sắt vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đáp án: Tây Nguyên tiếp giáp với: Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.

⇒ Đây là vùng duy nhất của cả nước không giáp biển.

⇒ Nhận xét A không đúng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Cây chè được trồng nhiều nhất ở các tỉnh nào của Tây Nguyên ?

A. Gia Lai, Kon Tum.

B. Kon Tum, Đăk Lắk.

C. Đắc Lắk, Lâm Đồng.

D. Lâm Đồng, Gia Lai.

Đáp án: Cây chè là loài cây cận nhiệt, thích hợp với điều kiện khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên trên 1000 m thuộc Lâm Đồng, Gia Lai.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết, tỉnh nào sau đây tiếp giáp Lào và Campuchia?

A. Gia Lai.

B. Kon Tum.

C. Đắc Lắk.

D. Đăk Nông.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 28:

B1. Xác định kí hiệu ranh giới đường biên giới trên bộ của Tây Nguyên và tên các quốc gia tiếp giáp.

B2. Chỉ ra được:

- Tỉnh tiếp giáp với Lào và Campuchia là Kon Tum

- Các tỉnh còn lại: Gia Lai, Đắc Lắk, Đăk Nông tiếp giáp với Cam-pu-chia.

⇒ Loại đáp án A, C, D

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết tuyến đường nào nối Đông Bắc Campuchia và Tây Nguyên với cảng Quy Nhơn?

A. Quốc lộ 19.

B. Quốc lộ 26.

C. Quốc lộ 24.

D. Quốc lộ 27.

Đáp án: B1. Quan sát kí hiệu cảng và đường quốc lộ ở Atlat trang 3.

B2. Xác định vị trí cảng Quy Nhơn

⇒ Tuyến quốc lộ nối Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia với cảng Quy Nhơn là quốc lộ 19.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 5: Cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là?

A. điều.

B. cao su.

C. cà phê.

D. chè.

Đáp án:      Cà phê là cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Thành phố nổi tiếng về trồng hoa và rau ôn đới ở Tây Nguyên là:

A. Plây Ku.

B. Buôn Ma Thuật.

C. Đà Lạt.

D. Kon Tum.

Đáp án: Thành phố nổi tiếng về  trồng hoa và rau ôn đới ở Tây Nguyên là: Đà Lạt (Lâm Đồng)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất Tây Nguyên là:

A. Đa Nhim.

B. Yaly.

C. Đrây – Hlinh.

D. Đại Ninh.

Đáp án: Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất là thủy điện Yaly trên sông Xêxan (720 MW).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Ý nghĩa kinh tế của việc phát triển lâm nghiệp ở Tây Nguyên là:

A. Là môi trường sống của nhiều loài động vật.

B. Cung cấp nhiều loại gỗ quý.

C. Cân bằng môi trường sinh thái, giữ nước.

D. Chống xói mòn rửa trôi.

Đáp án: Xác định từ khóa “ý nghĩa kinh tế”

⇒ Rừng ở Tây Nguyên cung cấp nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế (cẩm lai, gụ mật, trắc, sến...).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng vì

A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài.

B. địa hình là khối cao nguyên xếp tầng có quan hệ chặt chẽ với khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. là nơi án ngữ một vùng trên cao, rộng lớn lại tiếp giáp với hai nước Lào và Campuchia.

D. có tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên qua toàn bộ vùng.

Đáp án: - Tây Nguyên có đường biên giới trên bộ với hai quốc gia là Lào và Campchia.

- Nằm trên khu vực địa hình cao, rộng lớn (trong lịch sử Tây Nguyên được xem như là nóc nhà của Đông Dương)

⇒ Vì vậy Tây Nguyên có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây Nguyên là:

A. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.

B. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu.

C. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh năm.

D. khí hậu diễn biến thất thường.

Đáp án: Khí hậu Tây Nguyên có sự phân hóa mưa – khô sâu sắc

⇒ mùa khô kéo dài (4 -5 tháng) làm cho mực nước ngầm hạ thấp, gây khó khăn về thủy lợi đối với sản xuất nông nghiệp.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do

A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn.

B. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn.

C. lượng mưa dồi dào.

D. nền địa chất ổn định.

Đáp án: Tây Nguyên có địa hình là các cao nguyên xếp tầng với nhiều độ cao khác nhau +  nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào

⇒ Tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn → mang lại nguồn thủy năng dồi dào.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 12: Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là:

A. ngăn chặn nạn phá rừng.

B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

Đáp án: Vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

- Các ý A, C, D là vấn đề đặt ra đối với việc khai thác và bảo vệ rừng.

⇒ Loại đáp án A, C, D

Đáp án cần chọn là: B

Câu 13: Tác động chủ yếu của việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng là:

A. ngăn chặn nạn chặt phá rừng, đốt rừng.

B. tạo ra tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

C. thu hút hàng vạn lao động từ các vùng khác của đất nước về Tây Nguyên.

D. bảo vệ đất, hạn chế xói mòn sạt lở.

Đáp án: - Trước đây, Tây Nguyên chủ yếu là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc ít người với tập quán sản xuất lạc hậu, di canh di cư.

- Việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên

→ tạo nhiều việc làm cho người dân, đồng thời hình thành nên tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên (canh tác quy mô lớn, sử dụng máy móc, kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp) đồng thời nâng cao đời sống xã hội.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ

A. Vùng núi, trung du phía Bắc.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Các đô thị ở Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Đáp án: Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

- Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..),.

→ người dân di cư vào Tây Nguyên để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990)

- Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 15: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê hiện nay ở Tây Nguyên là:

A. phát triển mạnh mô hình trang trại trồng cà phê.

B. kết hợp với công nghiệp chế biến.

C. đa dạng hóa cây cà phê.

D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Đáp án: - Ở nước ta,cây cà phê cung cấp mặt hàng chủ yếu cho xuất khẩu.

⇒ Điều này khiến cho ngành sản xuất cà phê phụ thuộc vào thị trường nông sản và dễ biến động.

-  Mặt khác, cà phê chủ yếu xuất thô dễ bị ẩm mốc, giảm chất lượng nếu không bảo quản đúng cách.

⇒ Biện pháp lâu dài để phát triển ổn định cây cà phê là kết hợp với công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho thị trường cà phê trong nước, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Cho bảng số liệu sau:

Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 (nghìn ha)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37 có đáp án năm 2021 mới nhất

Để thể hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.

B. Tròn.

C. Cột ghép.

D. Cột chồng.

Đáp án: - Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ: biểu đồ tròn thường thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian 1 - 3 năm  hoặc 1 -3 đối tượng.

- Đề bài yêu cầu:

+ thể hiện “quy mô và cơ cấu” cây công nghiệp lâu năm.

+ của 3 đối tượng: cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

⇒ Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ tròn ⇒  Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên là: Biểu đồ tròn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 17: Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ

A. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi

B. việc tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng.

C. việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.

D. nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh.

Đáp án: Ở Tây Nguyên, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ việc tăng cường cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.

- Việc tăng cường cơ sở hạ tầng sẽ giúp thu hút đầu tư, mở rộng các cơ sở chế biến và đổi mới công nghệ trong khâu chế biến nông sản của vùng ⇒ góp phần đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng cao chuỗi giá trị nông sản của vùng.

- Mặt khác mở rộng thị trường trong và ngoài nước sẽ tạo đầu ra thuận lợi cho các sản phẩm nông sản → kích thích quá trình sản xuất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Nhân tố tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là:

A. địa hình có sự phân hóa theo độ cao.

B. mùa khô kéo dài sâu sắc.

C. chịu ảnh hưởng của bão, sương muối.

D. sông ngòi ngắn và dốc.

Đáp án: Nhân tố tự nhiên gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là

mùa khô kéo dài sâu sắc gây nên tình trạng khô hạn, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là

A. ngăn chặn nạn phá rừng

B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

Đáp án

Đáp án: B

Vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. Các ý A, C, D là vấn đề đặt ra đối với việc khai thác và bảo vệ rừng ⇒ Loại đáp án A, C, D.

Câu 20. Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do

A. địa hình núi cao và nhiều sông lớn

B. nhiều sông ngòi và sông có lưu lượng lớn.

C. lượng mưa dồi dào.

D. nền địa chất ổn định.

Đáp án

Đáp án: A

Tây Nguyên có địa hình là các cao nguyên xếp tầng với nhiều độ cao khác nhau + nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào với tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn mang lại nguồn thủy năng dồi dào.

Câu 21. Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ

A. Vùng núi, trung du phía Bắc

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Các đô thị ở Đông Nam Bộ

D. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ

Đáp án

Đáp án: A

Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..) người dân di cư vào Tây Nguyên để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990). Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.

Câu 22. Người nhập cư đến vùng Tây Nguyên nhằm mục đích nào?

A. Khai thác các nguồn tài nguyên khoáng sản.

B. Tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp.

C. Mang tri thức, khoa học – kĩ thuật đến vùng đất này.

D. Chia rẽ và cướp đất của các dân tộc thiểu số ở vùng đất này.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

- Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..),.

Nên người dân di cư vào Tây Nguyển để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990). Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.

Câu 23. Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê hiện nay ở Tây Nguyên là

A. phát triển mạnh mô hình trang trại trồng cà phê.

B. kết hợp với công nghiệp chế biến

C. đa dạng hóa cây cà phê

D. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.

Đáp án

Đáp án: B

Ở nước ta, cây cà phê được sản xuất với mục đích chủ yếu là cung cấp mặt hàng cho xuất khẩu. Điều này khiến cho ngành sản xuất cà phê phụ thuộc vào thị trường nông sản và dễ biến động. Biện pháp lâu dài để phát triển ổn định cây cà phê là kết hợp với công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho thị trường cà phê trong nước, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

Câu 24. Các vườn quốc gia nào sau đây thuộc về Tây Nguyên?

A. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Bạch Mã.

B. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Nam Cát Tiên.

C. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Vũ Quang.

D. Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Chư Mom Rây.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Các vườn quốc gia thuộc vùng Tây Nguyên là: Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Chư Mom Rây.

Câu 25. Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là

A. ngăn chặn nạn phá rừng.

B. đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

C. khai thác rừng hợp lí đi đôi với khoanh nuôi, trồng rừng mới.

D. đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.

Câu 26. Tây Nguyên có phần tương tự Trung du và miền núi Bắc Bộ về thế mạnh nổi bật để phát triển

A. luyện kim đen.

B. hoá chất.

C. thuỷ điện.

D. vật liệu xây dựng.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Tây Nguyên có phần tương tự Trung du và miền núi Bắc Bộ về thế mạnh nổi bật để phát triển thuỷ điện. Tiềm năng và trữ năng thủy điện ở Tây Nguyên chỉ đứng sau vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 27. Ý nghĩa nào sau đây không đúng với hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên?

A. đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô.

B. sử dụng cho mục đích du lịch.

C. phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

D. Hạn chế sự phát triển các ngành công nghiệp.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Xây dựng các hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên không chỉ đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô mà còn sử dụng cho mục đích du lịch và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 28. Công trình thuỷ điện nào sau đây nằm trên hệ thống sông Đồng Nai?

A. Yaly.

B. Đại Ninh.

C. Đrây H'ling.

D. Plây Krông.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Các công trình thuỷ điện và thủy lợi nằm trên hệ thống sông Đồng Nai là: Trên dòng chính sông Đồng Nai: Thủy điện Trị An, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 và 6A; trên sông Bé có Thủy điện Thác Mơ, thủy điện Cần Đơn; trên sông Sài Gòn: Hồ Dầu Tiếng; Thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim, 160 MW; Thủy điện Đại Ninh công suất thiết kế 300 MW.

Câu 29. Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ giống nhau ở đặc điểm tự nhiên nào sau đây?

A. Cùng có nhiều đất đỏ badan.

B. Cùng có nhiều đất feralit trên đá vôi.

C. Sông suối có nhiều tiềm năng thuỷ điện.

D. Cùng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ giống nhau ở đặc điểm tự nhiên là sông suối có nhiều tiềm năng thuỷ điện.

Câu 30. So với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có số lượng đàn bò nhiều hơn đàn trâu là do

A. khí hậu khô nóng.

B. có nhiều đồng cỏ tự nhiên.

C. người dân có kinh nghiệm trong chăn nuôi.

D. cơ sở thức ăn được đảm bảo.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Do đặc điể thích nghi của bò thích nghi với khí hậu ấm hơn trâu nên So với TDMNBB, Tây Nguyên có số lượng đàn bò nhiều hơn đàn trâu.

Câu 31. Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. Tìm thị trường sản xuất ổn định.

B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

C. Quy hoạch lại vùng chuyên canh.

D. Đẩy mạnh khâu chế biến sản xuất.

Đáp án

Đáp án: A

Gợi ý: Liên hệ kiến thức những rủi ro của nền sản xuất hàng hóa.

Giải thích: Sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên phụ thuộc lớn vào nhu cầu thị trường thiêu thụ sản phẩm nên giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là tìm thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ổn định.

Câu 32. Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM, NĂM 2005

(Đơn vị: Nghìn ha)

Các loại cây Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Cây công nghiệp lâu năm 1633,6 91,0 634,3
Cà phê 497,4 3,3 445,4
Chè 122,5 80,8 27,0
Cao su 482,7 - 109,4
Các cây khác 531,0 7,7 52,5

Nhận định nào dưới đây là không đúng với bảng số liệu trên?

A. Diện tích cây cà phê của đứng thứ 2 trong các cây công nghiệp lâu năm.

B. Diện tích chè của Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hơn Tây Nguyên.

C. Diện tích cà phê của Tây Nguyên lớn nhất cả nước.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ không trồng được cây cà phê và cao su.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Dựa vào bảng số liệu, ta thấy:

- Diện tích các cây công nghiệp khác lớn nhất (531 nghìn ha), tiếp đến là cây cà phê (497,7 nghìn ha), cao su (482,7 nghìn ha) và cuối cùng là cây chè (122,5 nghìn ha).

- Diện tích cây cà phê lớn nhất ở vùng Tây Nguyên (445,5 nghìn ha – 89,5% diện tích cà phê cả nước). Ngoài ra, Tây Nguyên còn có cây cao su (109,4 nghìn ha) và cây chè.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ chỉ trồng được cây chè, có diện tích lớn hơn Tây Nguyên (80,8 nghìn ha so với 27,0 nghìn ha) và cây cà phê (3,3 nghìn ha). Cây cao su chưa được trồng ở vùng này do những điều kiện sinh thái không hợp với cây cao su.

Câu 33. Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ

A. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi

B. việc tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng.

C. việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường.

D. nền nông nghiệp hàng hóa của vùng phát triển mạnh.

Đáp án

Đáp án: C

Công nghiệp chế biến có mối quan hệ chặt chẽ với nguồn nguyên liệu. Nền nông nghiệp hàng hóa phát triển đã và đang tạo ra nguồn nguyên liệu rất lớn ⇒ Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nhằm tạo đầu ra ổn định cho nông sản trong nước tránh rủi ro và nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận.

Câu 34. Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM, NĂM 2005

(Đơn vị: nghìn ha)

Các loại cây Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên
Cây công nghiệp lâu năm 1633,6 91,0 634,3
Cà phê 497,4 3,3 445,4
Chè 122,5 80,8 27,0
Cao su 482,7 - 109,4
Các cây khác 531,0 7,7 52,5

Để thể hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền

B. Tròn

C. Cột ghép

D. Cột chồng

Đáp án

Đáp án: B

Xác định từ khóa: yêu cầu thể hiện “quy mô và cơ cấu”. Áp dụng phương pháp nhận dạng biểu đồ tròn ⇒ Để thể hiện hiện quy mô và cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ tròn.

Câu 35. Để tránh rủi ro và nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận thì vùng Tây Nguyên đã và sẽ phát triển nông nghiệp theo xu hướng nào?

A. Phát triển mạnh mô hình trang trại.

B. Liên doanh với nước ngoài.

C. Nông nghiệp gắn liền công nghiệp chế biến.

D. Hạn chế các thị trường khó tính.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Hiện nay, Tây Nguyên đang phát triển mạnh nền nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh gắn liên với công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo được chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị nông sản, tăng lợi nhuận. Đồng thời, có khả năng cạnh tranh với nhiều thị trường khó tính về chất lượng như Nhật, EU, Bắc Mĩ,… và mở rộng thêm thị trường để tránh các rủi ro trong nông nghiệp.

Câu 36. Tại sao Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của nước ta?

A. là cửa ngõ cho duyên hải Nam Trung Bộ mở rộng quan hệ với Lào và Campuchia.

B. vị trí nằm tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ.

C. ngã ba biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia.

D. đây là vùng duy ở nước ta không giáp biển.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là do vừa tiếp giáp với Lào và vừa tiếp giáp Campuchia (ngã ba biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum).

Câu 37. Vì sao Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở nước ta hiện nay?

A. Đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

B. Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

C. Khí hậu thuận lợi, nguồn nước trên mặt và nguồn nước ngầm phong phú.

D. Mùa khô kéo dài là điều kiện để phơi, sấy sản phẩm cây công nghiệp.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Nhờ có diện ích đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn nên có thể hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở Tây Nguyên.

Câu 38. Tại sao ngành chế biến lương thực lại không phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên?

A. Không có thị trường tiêu thụ.

B. Không có lực lượng lao động.

C. Không sẵn nguồn nguyên liệu.

D. Giao thông vận tải kém phát triển.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Ở Tây Nguyên do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực nên không có sẵn nguồn nguyên liệu cho ngành ngành chế biến lương thực. Vùng Tây Nguyên chỉ phát triển mạnh các cây công nghiệp (cà phê, cao sư, tiêu, điều, chè,...).

Bài viết liên quan

752
  Tải tài liệu