Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ( phần 2 )

Lý thuyết tổng hợp Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ( phần 2 )
chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

608
  Tải tài liệu

Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ( phần 2 )

1. Vị trí địa lí

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

- Hệ toạ độ địa lí:

   + Vĩ độ: Điểm cực bắc 23023'B ( Lũng Cú-Đồng Văn- Hà Giang)

Điểm cực nam 8034' B( Đất Mũi-Ngọc Hiển-Cà Mau)

   + Kinh độ: Điểm cực Tây 102009’Đ ( Xín Thầu-Mường Nhé-Điện Biên)

Điểm cực Đông l09024'Đ ( Vạn Thạch-Vạn Ninh-Khánh Hòa

- Việt Nam vừa gắn với lục địa Á – Âu vừa tiếp giáp biển Đông và thông ra TBD rộng lớn.

- Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Việt Nam nằm trong múi giờ số7

2. Phạm vi lãnh thổ

a.Vùng đất

- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2 .

- Biên giới dài 4600km:

   + Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km

   + Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km

   + Phía Đông và Nam giáp biển, bờ biển dài 3260km

- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo ngoài xa là Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

b.Vùng biển

- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.

- Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của 8 nước, gồm: Trung Quốc, Philipin, Malaixia, Brunay, Indonexia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

- Đặc điểm các bộ phận thuộc vùng biển nước ta:

   + Nội thủy: Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, nằm ở phía trong đường cơ sở, được coi như một bộ phận trên đất liền.

.   + Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển: Rộng 12 hải lí, ranh giới ngoài tính bằng đường song song và cách đều với đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên vịnh với các nước hữu quan. Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

   + Vùng tiếp giáp lãnh hải: Rộng 12 hải lí, là vùng đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư.

   + Vùng đặc quyền kinh tế: Rộng 200 hải lí (*1852m) tính từ đường cơ sở. Nhà nước và nhân dân ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn cho phép nước ngoài được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tự do lưu thông hàng hải và hàng không theo Luật biển.

   + Vùng thềm lục địa: Là phần ngầm dưới đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần rìa lục địa kéo dài đến độ sâu -200m hoặc hơn nữa, Nhà nước ta có quyền thăm dò và khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

c.Vùng trời.

Là khoảng không gian không giới hạn về độ cao bao trùm lên phần lãnh thổ nước ta, trên đất liền được xác định bởi các đường biên giới, trên biển là ranh giới ngoài của lãnh hải (tức xác định bởi phía trên của đường biên giới quốc gia trên biển) và không gian trên các đảo.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lý.

a. Ý nghĩa về tự nhiên

- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.

- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.

- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông - Tây, thấp - cao.

Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán

b. Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng

- Về kinh tế:

   + Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

   + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…).

- Về văn hoá - xã hội:

   + Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

- Về chính trị và quốc phòng:

   + Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.

Hỏi đáp VietJack

B.  Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển gọi là

A. Vùng tiếp giáp lãnh hải      B. Nội thủy

C. Vùng đặc quyền về kinh tế      D. Lãnh hải

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản

Câu 2: Vùng biển tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là

A. Vùng tiếp giáp lãnh hải      B. Nội thủy

C. Vùng đặc quyền về kinh tế      D. Lãnh hải

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích :Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Vùng biển mà ở đó nhà nước ta thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ đất liền, được gọi là :

A. Nội thủy      B. Lãnh hải

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải      D. Vùng đặc quyền về kinh tế

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Vùng biển mà ranh giới ngoài của nó chính là biên giới trên biển của quốc gia, được gọi là:

A. Nội thủy      B. Lãnh

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải      D. Vùng đặc quyền về kinh tế

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2 – ý b, SGK/15, địa lí 12 cơ bản.

Câu 5: Vị trí địa lí đã quy điịnh đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta

A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

B. Có thảm thực vật bốn màu xanh tốt

C. Có khí hậu hai mùa rõ rệt

D. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 3 – ý a, SGK/16, địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm nào dưới đây?

A. Có nền nhiệt độ cao      B. Lượng mưa trong năm lớn

C. Có bốn mùa rõ rệt      D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Mục 3 – ý a, SGK/16, địa lí 12 cơ bản.

Câu 7: Nước Việt nam nằm ở

A. Rìa phía Đông châu Á, khu vực cận nhiệt đới

B. Phía Đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới

C. Rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á

D. Ven Biển Đông, trong khu vực khí hậu xích đạo gió màu

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Mục 1, SGK/13, địa lí 12 cơ bản.

Câu 8: Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm:

A. Vùng đất, hải đảo, thềm lục địa

B. Vùng núi, vùng đồng bằng, vùng biển

C. Vùng đồi núi cao, vùng đồi núi thấp, vùng đồng bằng

D. Vùng đất, vùng trời, vùng

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 2, SGK/13, địa lí 12 cơ bản.

Câu 9: Căn cứ vào bảng số liệu trang 4 – 5 của Atlat Địa lí Việt Nam, thành phố trực thuộc trung ương có dân số lớn nhất nước ta là:

A. Hà Nội      

B. Đà Nẵng

C. Hải Phòng      

D. TP. Hồ Chí Minh

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Xem bảng chú giải ở giữa bên trái. Dựa vào trang 4 – 5 của Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu bên dưới cùng, ta thấy các thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội (7 095,9 nghìn người), Đà Nẵng (1 007,7 nghìn người), TP. Hồ Chí Minh (7 981,9 nghìn người), Cần Thơ (1 238,3 nghìn người),… Như vậy, TP. Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương có dân số lớn nhất nước ta.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 tỉnh lị của tỉnh Quảng TRị là

A. Quảng Trị      

B. Đồng Hới

C. Đông Hà      

D. Hội An

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Xem bảng chú giải ở giữa bên trái. Dựa vào trang 4 – 5 của Atlat Địa lí Việt Nam và bảng số liệu bên dưới cùng, ta thấy tỉnh lị của Quảng Trị là Đông Hà.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 các tỉnh ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long không giáp biển là:

A. Bến Tre, Trà Vinh      

B. Hậu Giang, Vĩnh Long

C. Sóc Trăng, Bạc Liêu      

D. Cà Mau, Kiên Giang

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 các tỉnh ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long giáp biển là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 hai tỉnh ở vùng Đông Nam bộ giáp với Campuchia là

A. Tây Ninh, Bình Dương      

B. Bình Dương, Bình Phước

C. Bình Dương , Đồng Nai      

D. Tây Ninh, Bình Phước

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 hai tỉnh ở vùng Đông Nam bộ giáp với Campuchia là tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh.

Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 tỉnh nào ở Tây Nguyên không giáp với Lào hoặc Campuchia?

A. Kom Tum      

B. Đắk Lắk

C. Gia Lai      

D. Lâm Đồng

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5 các tỉnh Tây Nguyên giáp với Lào là Kon Tum và các tỉnh Tây Nguyên giáp với Campuchia là Gia Lai, Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông.

Bài viết liên quan

608
  Tải tài liệu