Địa Lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập (mức độ vận dụng)

Lý thuyết tổng hợp Địa Lí 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập (mức độ vận dụng) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

487
  Tải tài liệu

Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập ( vận dụng )

A. Lý thuyết

1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế xã hội

a. Bối cảnh

*Trong nước:

- 30/4/1975 đất nước thống nhất, cả nước tập trung vào hàn gắn các vết thương chiến tranh và xây dựng, phát triển đất nước.

- Nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

*Quốc tế:

- Tình hình quốc tế cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỉ XX diễn biến phức tạp.

→ Kinh tế: Khủng hoảng kinh tế kéo dài.

b. Diễn biến

- Manh nha: Đổi mới bắt đầu thực hiện từ 1979, đấu tiên là trong một số ngành nông nghiệp, sau đó sang công nghiệp và dịch vụ.

- Khẳng định: Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo ba xu thế:

+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.

+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

c. Thành tựu

*Kinh tế:

- Nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài. Lạm phát được đẩy lùi và kiềm chế ở mức một con số.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, (đạt 9,5% năm 1999, 8,4% năm 2005).

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ nét.

*Xã hội:

- Đời sống nhân dân được cải thiện làm giảm tỉ lệ nghèo của cả nước.

2. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực

a. Bối cảnh

- Thế giới: Toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế khu vực.

- Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì.

b. Diễn biến.

-Viêt Nam ra nhập :Asean(7/1995); WTO(1/2007); APEC; AFTA và nhiều tổ chức quốc tế khác.

b. Thành tựu

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI, FPI)

- Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật, bảo vệ môi trường.

- Phát triển ngoại thương ở tầm cao mới, xuất khẩu gạo.

3. Một số định hướng chính đẩy mạnh công cuộc Đổi mới

- Thực hiện chiến lược tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách của nền kinh tế thị trường.

- Đẩy mạnh CNH- HĐH gắn với nền kinh tế tri thức.

- Phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường. Đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ

A. khi nước ta dành độc lập năm 1945

B. sau khi kháng chiến chống Pháp thành công năm 1954

C. công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội năm 1986

D. sau khi nước ta gia nhập ASEAN 1995 và WTO 2007

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Công cuộc đổi mới ở nước ta diễn ra theo xu hướng dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 2. Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng do

A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội của các dân tộc

B. Phát triển kinh tế đồng đều giữa các dân tộc ở Việt Nam

C. Thực hiện đổi mới kinh tế xã hội từ những năm 1986

D. Khắc phục được hậu quả của chiến tranh Pháp - Mĩ

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Sau năm 1975, Việt Nam rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, trầm trọng. Năm 1986 Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới bắt đầu từ ngành nông nghiệp và lan sáng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Sau khoảng 20 năm thì công cuộc đổi mới đã đưa đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kéo dài và đây được coi là một thành tựu quan trọng nhất của công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta.

Câu 3. Công cuộc Đổi mới của nước ta không diễn ra theo xu thế nào sau đây?

A. Phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

B. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.

C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Chính sách kinh tế của nước ta là “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN”. Đáp an A: “phát triển triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa” là sai.

Câu 4. Mục tiêu của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta là

A. Đồng bộ thể chế kinh tế thị trường

B. Đẩy mạnh các hợp tác xã phát triển

C. Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

D. Hạn chế tham gia các tổ chức trên thế giới

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Các định hướng chính để đẩy mạnh Công cuộc đổi mới gồm 6 mục tiêu, đó là: Tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo; đồng bộ thể chế kinh tế thị trường; Công nghiệp hóa gắn với kinh tế tri thức; Hội nhập kinh tế quốc tế; Bảo vệ tài nguyên, môi trường và sự phát triển bền vững và chống lại tệ nạn xã hội,…

Câu 5. Định hướng nào không phải là biện pháp đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập của nước ta?

A. Tăng trưởng xóa đói giảm nghèo

B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa

C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

D. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Các định hướng chính để đẩy mạnh Công cuộc đổi mới gồm 6 mục tiêu:

1. tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo ⇒ A đúng

2. đồng bộ thể chế kinh tế thị trường

3. công nghiệp hóa gắn với kinh tế tri thức

4. hội nhập kinh tế quốc tế

5. bảo vệ tài nguyên, môi trường và sự phát triển bền vững ⇒ C đúng

6. chống lại tệ nạn xã hội…

⇒ Ý C không phải là biện pháp đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập ở nước ta.

Câu 6. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội có vai trò

A. then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

B. quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

C. tiền đề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

D. không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Các nhân tố tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý là những yếu tố cần có ban đầu, làm tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội. Còn nhân tố then chốt là các nhân tố kinh tế xã hội, đặc biệt là đường lối và chính sách của Đảng – nhà nước.

Câu 7. Nhân tố đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nước ta hiện nay là

A. Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên

B. Cơ sở vật chất kĩ thuật

C. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội

D. Dân cư và nguồn lao động có kĩ thuật

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

- Các nhân tố tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, cơ sở vật chất, con người đều là những yếu tố cần có ban đầu, làm tiền đề để phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhưng để các nhân tố trên được vận hành và khai thác có hiệu quả thì cần một đường lối, chính sách phát triển hợp lí.

⇒ Nhân tố then chốt là: Đường lối phát triển kinh tế - xã hội

⇒ Đáp án A, B, D chưa chính xác.

Câu 8. Toàn cầu hóa là xu thế của

A. các nước kém phát triển

B. các nước đang phát triển

C. các nước phát triển

D. của toàn thế giới

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Toàn cầu hóa là sự liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, xã hội…). Toàn cầu hóa, khu vực hóa là một xu thế của toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Đây là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới.

Câu 9. Xu thế lớn tác động đến nền kinh tế - xã hội nước ta trong thời đại ngày nay là

A. phát triển nền kinh tế trí thức.

B. đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. phát triển công nghệ cao.

D. toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Toàn cầu hóa là sự liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, xã hội…) ⇒ quá trình này có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền KT – XH, thúc đẩy đổi mới, hội nhập và phát triển của các nước trong đó có VN. Đây là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới.

Câu 10. Ngày càng nhiều có tổ chức kinh tế, xã hội ra đời với thành viên là nhiều nước, nhiều khu vực,.. Điều đó thể hiện

A. Các nước quan tâm đến các hoạt động kinh tế, xã hội

B. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến

C. Các hoạt động thương mại quốc tế phát triển rộng khắp

D. Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến, một trong những biểu hiện của toàn cầu hóa ra sự ra đời của các tổ chức hoạt động rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội, kinh tế,… và có rất nhiều nước ở các khu vực, châu lục khác nhau là thành viên.

Câu 11. Những diễn biến kinh tế, chính trị trên thế giới cho thấy xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới hiện nay là

A. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn.

B. Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế ngày càng phổ biến.

C. Thương mại quốc tế phát triển rộng khắp

D. Tình trạng độc quyền, bá chủ của các nước lớn

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, ngoài ra còn đẩy mạnh hợp tác khu vực.

- Các ý A, C, D chỉ là những biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Câu 12. Thách thức lớn nhất của Việt Nam trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là

A. Ô nhiễm môi trường gia tăng

B. Tình trạng độc quyền, bá quyền của các nước lớn

C. Tự do hoá thương mại ngày càng mở rộng

D. Sự phân hoá giàu nghèo trong các tầng lớp nhân dân

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Gia nhập vào thị trường chung thế giới, VN không thể tránh khỏi thế bị cạnh tranh gay gắt bởi các nền kinh tế lớn hơn ⇒ Đây là thách thức trực tiếp và lớn nhất của VN.

Câu 13. Vấn đề các nước lớn như Hoa Kì, Trung Quốc, Liên Bang Nga độc quyền, bá quyền nhiều mặt về kinh tế - xã hội ảnh hướng đến

A. xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới

B. các nước có nền kinh tế kém phát triển

C. các nước ở khu vực châu Phi và Nam Mĩ

D. kinh tế của các cường quốc kinh tế (Hoa Kì, Nga,…)

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Thách thức lớn nhất của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới trước xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới là các cường quốc kinh tế như Hoa Kì, Liên Bang Nga, Hoa Kì, Nhật,… có tình trạng độc quyền, bá quyền nhiều lĩnh vực của kinh tế, xã hội.

Câu 14. Để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Công, Việt Nam không cần hợp tác chặt chẽ với quốc gia nào dưới đây?

A. Ma-lai-xi-a.

B. Trung Quốc.

C. Thái Lan.

D. Cam-pu-chia.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Sông Mê Công chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia: Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Việt Nam ⇒ cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa 6 quốc gia này để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Công.

Câu 15. Tại sao Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước tiểu vùng sông Mê Công?

A. Việt Nam kém phát triển hơn các nước còn lại

B. Để sử dụng nguồn tài nguyên của sông Mê Công hiệu quả

C. Việt Nam nằm ở đầu nguồn sông Mê Công

D. Các nước mang lại nhiều tài nguyên cho Việt Nam

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Sông Mê Công là một con sông dài chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia, đó Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam) là hạ nguồn của sông Mê Công, chính vì vậy Việt Nam phải hợp tác chặt chẽ với các nước tiểu vùng sông Mê Công để sử dụng nguồn tài nguyên của sông Mê Công một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, hiện nay việc xây dựng các công trình thủy điện ở thượng lưu, trung lưu đã làm cho chế độ nước của sông Mê Công thấp thường hơn, hạn hán đã xảy ra ngày càng nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bài viết liên quan

487
  Tải tài liệu