Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hóa ( mức độ vận dụng )

Lý thuyết tổng hợp Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hóa ( mức độ vận dụng ) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

1096
  Tải tài liệu

Bài 18: Đô thị hóa ( mức độ vận dụng )

1. Đặc điểm.

a. Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp.

Từ thế kỉ 3 trước công nguyên, thành Cổ Loa (kinh đô nhà nước Âu Lạc) được coi là đô thị đầu tiên ở nước ta. Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá tích cực, nhưng cơ sở hạ tầng vẫn còn ở mức thấp.

b. Tỉ lệ dân thành thị tăng.

Năm 2005, số dân thành thị chiếm 26,9% dân số cả nước, nhưng còn thấp so với các nước trong khu vực.

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 18: Đô thị hóa | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

c. Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng.

- Các đô thị lớn tập trung ở đồng bằng ven biển.

- Số lượng và qui mô đô thị có sự khác nhau giữa các vùng.

   + TD và MNBB có số lượng đô thị lớn nhất cả nước (167 đô thị). ĐNB có số lượng đô thị ít nhất (50 đô thị).

   + ĐNB có tỉ lệ dân sống ở TT cao nhất cả nước (6, 928 triệu người chiếm 30,4 %). Tây Nguyên có tỉ lệ dân số ở TT thấp nhất cả nước( 1,368 triệu người, chiếm 6%)

2. Mạng lưới đô thị.

- Mạng lưới đô thị được phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp.

- Đến năm 2004, nước ta có: 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Đô thi hóa có tác động mạnh tới hóa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Hậu quả xấu của quá trình đô thị hóa: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Đô thị cổ đầu tiên của nước ta là

A. Phú Xuân.

B. Phố Hiến.

C. Cổ Loa.

D. Tây Đô.

Đáp án: Đô thị cổ đầu tiên ở nước ta là Cổ Loa (xuất hiện vào thế kỉ thứ III trước Công Nguyên)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là:

A. Thương mại, du lịch.

B. Hành chính, quân sự.

C. Du lịch, công nghiệp.

D. Công nghiệp, thương mại.

Đáp án: Thời Pháp thuộc, đô thị nước ta có quy mô nhỏ với chức năng chính là: hành chính, quân  sự.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Từ Cách mạng tháng Tăm năm 1945 – 1954, quá trình đô thị hóa

A. diễn ra nhanh, các đô thị thay đổi nhiều.

B. các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng.

C. diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.

D. diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện nhiều.

Đáp án: Từ 1945 - 1954: Quá trình Đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 4: Năm 2006, vùng nào sau đây của nước ta có số lượng đô thị nhiều nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Bắc Trung Bộ.

D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Đáp án: Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất (167 đô thị)..

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Hai đô thị đặc biệt của nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng.

B. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh.

C. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

D. Hà Nội, Cần Thơ.

Đáp án: Hai đô thi đặc biệt ở nước ta là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ. 

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Đáp án: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5:

B1. Nhận biết kí hiệu đô thị trực thuộc Trung ương.

B2. Đọc tên các đô thị trực thuộc Trung ương, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 7: Quá trình đô thị hoá của nước ta 1954 - 1975 có đặc điểm:

A. Phát triển rất mạnh trên cả hai miền.

B. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

C. Quá trình đô thị hoá bị chửng lại do chiến tranh.

D. Miền Bắc phát triển nhanh trong khi miền Nam bị chững lại.

Đáp án: - Từ 1954 – 1975 đô thị hóa nước ta có đặc điểm:

+ Miền Nam: Phục vụ âm mưu thôn tính của đế quốc  Mĩ.

+ Miền Bắc: Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp  hóa.

⇒ Như vậy Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau. Hai miền phát triển theo hai xu hướng khác nhau.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Hệ thống đô thị của Việt Nam hiện nay được chia thành:

A. 3 loại.

B. 4 loại.

C. 5 loại.

D. 6 loại.

Đáp án: Dựa vào các tiêu chí như: số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ phi nông nghiệp… mạng lưới đô thị ở nước ta được phân thành 6 loại: loại đặc biệt, loại 1,2,3,4,5.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương ?

A. Hải Phòng.

B. Huế.

C. Đà Nẵng.

D. Cần Thơ.

Đáp án: B1. Xem kí hiệu của Thành phố trực thuộc Trung ương ở trang Kí hiệu chung (Atlat trang 3)

B2. Dựa vào Atlat trang 4 -5: Xác định vị trí của 4 thành phố kết hợp đối chiếu kí hiệu xem ở trang 3.

⇒ Các thành phố trực thuộc Trung ương là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.

- Huế không phải là thành phố trực thuộc Trung ương.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là

A. công nghiệp hoá phát triển mạnh.

B. quá trình đô thị hoá tự phát.

C. mức sống của người dân cao.

D. kinh tế phát triển nhanh.

Đáp án: Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đặc biệt trong công nghiệp, dịch vụ. Nhờ vậy hệ thống cơ sở hạ tầng kiến trúc được xây dựng và hiện đại hóa, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người dân...làm xuất hiện nhiều thành phố công nghiệp, đô thị lớn tập trung đông dân cư.

⇒ Như vậy quá trình công nghiệp hóa đã thúc đẩy đô thị hóa ở nước ta phát triển mạnh mẽ.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Đâu không phải là hậu quả của quá trình đô thị hoá tự phát ở nước ta ?

A. gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

B. ô nhiễm môi trường.

C. an ninh, trật tự xã hội.

D. nâng cao đời sống người .

Đáp án: Đô thị hóa tự phát là sự di dân tự do, ồ ạt từ nông thôn ra thành thị. Quá trình di dân này thiếu quy hoạch khoa học, không có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương

⇒ Dẫn đến hậu quả là dân cư tập trung quá đông tại một địa điểm ⇒ làm nảy sinh nhiều vấn đề như: thiếu chỗ ở, việc làm, ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt tràn lan, ô nhiễm do khói bụi.., mất trật tự xã hội, đời sống nhiều bộ phận dân cư gặp khó khăn.

⇒ Như vậy:  Nhận xét đô thị hóa tự phát góp phần nâng cao đời sống người dân là không đúng. Đây không phải là tác động (hậu quả) của đô thị hóa tự phát.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 12: Tỉ lệ thị dân của nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số đã chứng tỏ

A. điều kiện sống ở nông thôn tốt hơn.

B. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

C. trình độ đô thị hoá thấp.

D. điều kiện sống ở thành thị còn nhiều hạn chế.

Đáp án: Tỉ lệ thị dân (tỉ lệ dân thành thị) thể hiện đặc điểm của quá trình đô thị hóa

⇒ Tỉ lệ thị dân ít (chưa đến 1/3 dân số)

⇒ Chứng tỏ trình độ đô thị hóa thấp.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 13: Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là

A. tạo việc làm cho người lao động.

B. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

C. tăng thu nhập cho người dân.

D. tạo ra thị trường có sức mua lớn.

Đáp án: - Đô thị hóa  có vai trò:

+ thu hút dân cư lao động tập trung tại các thành phố, đô thị lớn (đặc biệt lao động có chuyên môn) 

+ các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hoàn thiện, hiện đại.

⇒ Thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ.

⇒ Như vậy: Quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ nhất đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 14: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm đô thị hóa ở nước ta?

A. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp.

B. Trình độ đô thị hóa thấp.

C. Tỉ lệ dân thành thị tăng.

D. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.

Đáp án: Đặc điểm đô thị hóa nước ta: Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng: số lượng đô thị cao nhất ở Trung du miền núi Bắc Bộ, tiếp đến là ĐBSH và ĐBSCL; số lượng đô thị ít nhất ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.

⇒ Nhận xét: Phân bố đô thị đều giữa các vùng ⇒ Sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Các đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có chức năng là

A. là các trung tâm kinh tế.

B. trung tâm chính trị - hành chính.

C. văn hóa - giáo dục.

D. tổng hợp.

Đáp án: - Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa – giáo dục, hành chính- chính trị của cả nước (tập trung nhiều khu công nghiệp,công ty, bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa - chính trị lớn (nhà hát lớn, lăng chủ tịch, trụ sở các Bộ ngành, cơ quan Chính phủ).

- Tương tự, TP. HCM cũng là trung tâm kinh tế rất lớn của cả nước, là đô thị đặc biệt, tập trung nhiều trường ĐH lớn, bệnh viện TW, các trung tâm văn hóa du lịch lớn (Dinh Thống nhất, nhiều nhà hát, bảo tàng, là nơi có hoạt động giải trí sôi động nhất cả nước).

⇒ Hai thành phố này có chức năng tổng hợp.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.

D. xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.

Đáp án: - Nguyên nhân của di dân tự do là: Vùng nông thôn, do tính mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp ⇒ dẫn đến tình trạng thiếu việc làm.

⇒ Người dân từ nông thôn di chuyển lên thành thị để tìm kiếm việc làm, cải thiện đời sông.

⇒ Để khắc phục tình trạng di dân này cần tạo nhiều việc làm cho người dân ở vùng nông thôn bằng các biện pháp xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, phát triển sản xuất công nghiệp…

Đáp án cần chọn là: D

Câu 17: Nhận định không đúng về đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam là

A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.

B. Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị.

C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

D. Lỗi sống thành thị phổ biến rộng rãi.

Đáp án: - Đô thị hóa gắn với liền với sự phát triển kinh tế, cụ thể là quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

⇒ Hoạt động chính của dân cư đô thị là công nghiệp và dịch vụ

⇒ Vì vậy nhận xét: đô thị hóa gắn liền với nông nghiệp ⇒ Sai

Đáp án cần chọn là: A

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết thành phố nào sau đây không phải là thành phố trực thuộc Trung ương ?

A. Hải Phòng.

B. Huế.

C. Đà Nẵng.

D. Cần Thơ.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

B1. Xem kí hiệu của Thành phố trực thuộc Trung ương ở trang Kí hiệu chung (Atlat trang 3).

B2. Dựa vào Atlat trang 4 -5: Xác định vị trí của 4 thành phố kết hợp đối chiếu kí hiệu xem ở trang 3. Các thành phố trực thuộc TW là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Huế không phải là thành phố trực thuộc TW.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thị nào dưới đây là đô thị đặc biệt ở nước ta?

A. Đà Nẵng.

B. Hà Nội.

C. Cần Thơ.

D. Hải Phòng.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Hai đô thị đặc biệt ở nước ta là: TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội (Xem bảng chú giải – phân cấp đô thị ở nước ta).

Câu 20. Căn cứ vào các tiêu chí nào để phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay?

A. Mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp, diện tích, số dân.

B. Số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp.

C. Các khu công nghiệp tập trung, chức năng, mật độ dân số, số dân.

D. Tỉ lệ dân phi nông nghiệp, mật độ dân số, các khu công nghiệp tập trung.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Các tiêu chí để phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay là: Số dân, chức năng đô thị, mật độ dân số và tỉ lệ dân phi nông nghiệp.

Câu 21. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, hãy cho biết các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là

A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

B. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Cần Thơ, Huế.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, ta thấy các đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết các đô thị loại 1 của nước ta là những đô thị nào dưới đây?

A. Đà Lạt, Đà Nẵng, cần Thơ.

B. Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng.

C. Hải Phòng, Huế, Đà Lạt.

D. Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Các đô thị loại 1 ở nước ta là: Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng. Kí hiệu bằng chữ viết hoa.

Câu 23. Nguyên nhân dẫn tới quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua là

A. quá trình đô thị hoá giả tạo, tự phát.

B. mức sống của người dân cao.

C. công nghiệp hoá phát triển mạnh.

D. kinh tế phát triển nhanh.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước ⇒ thúc đẩy đô thị hóa phát triển mạnh mẽ.

Câu 24. Tác động lớn nhất của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới nền kinh tế là

A. tăng thu nhập cho người dân.

B. tạo ra thị trường có sức mua lớn.

C. tạo việc làm cho người lao động.

D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Đô thị hóa có vai trò thu hút dân cư lao động tập trung tại các thành phố, đô thị lớn (đặc biệt lao động có chuyên môn), các công trình cơ sở hạ tầng kĩ thuật được đầu tư hoàn thiện, hiện đại ⇒ Thu hút đầu tư, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế và lãnh thổ.

Như vậy: Quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ nhất đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

Câu 25. Tỉ lệ thị dân của nước ta chiếm chưa đến 1/3 dân số đã chứng tỏ

A. nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.

B. trình độ đô thị hoá thấp.

C. điều kiện sống ở nông thôn khá cao.

D. điều kiện sống ở thành thị thấp.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Tỉ lệ thị dân (tỉ lệ dân thành thị) thể hiện đặc điểm của quá trình đô thị hóa. Tỉ lệ thị dân ít (chưa đến 1/3 dân số) chứng tỏ trình độ đô thị hóa thấp.

Câu 26. Ảnh hưởng nào sau đây của quá trình đô thị hóa tác động mạnh đến khả năng đầu tư phát triển kinh tế của nước ta?

A. quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh ở cả 2 miền Bắc, Nam.

B. quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa.

C. số dân khu vực thành thị tăng, khu vực nông thôn giảm.

D. phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng trên cả nước.

Đáp án

Đáp án: B

Quá trình đô thị hóa gắn liền với quá trình công nghiệp hóa đã có tác động mạnh đến khả năng đầu tư phát triển kinh tế của nước ta. Đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ,…

Câu 27. Nước ta phân thành các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh là dựa vào yếu tố nào sau đây?

A. Tỉ lệ dân phi nông nghiệp.

B. Cấp quản lý.

C. Mật độ dân số đô thị.

D. Chức năng đô thị.

Đáp án

Đáp án: B

Căn cứ vào cấp quản lí, nước ta có các đô thị trực thuộc Trung ương và các đô thị trực thuộc tỉnh. Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Câu 28. Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

C. hạn chế sự gia tăng dân số cả ở nông thôn và đô thị.

D. xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn.

Đáp án

Đáp án: D

Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, công nghiệp hoá nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm từ các ngành/nghề khác nhau, chú trọng các nghề truyền thống (dệt, thổ cẩm, rèn,..).

Câu 29. Biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ rệt nhất về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống?

A. cạn kiệt tài nguyên.

B. làm ô nhiễm môi trường.

C. giảm tốc độ phát triển kinh tế.

D. giảm GDP bình quân đầu người.

Đáp án

Đáp án: D

Về sức ép của gia tăng dân số nhanh sẽ tác động đến kinh tế. Từ đó làm giảm GDP bình quân đầu người.

Câu 30. Công nghiệp hóa phát triển mạnh là nguyên nhân dẫn tới

A. hạn chế sự phát triển của quá trình đô thị hóa.

B. vừa thúc đẩy vừa hạn chế quá trình đô thị hóa

C. quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.

D. hạn chế chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Thời gian qua, nước ta đã thực hiện chính sách Đổi mới nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy đô thị hóa phát triển mạnh mẽ.

Câu 31. Quá trình đô thị hoá ở nước ta đã nảy sinh những hậu quả về các vấn đề nào sau đây?

A. Môi trường, an ninh trật tự xã hội.

B. Việc làm, mật độ dân số. 

C. An ninh trật tự xã hội, gia tăng dân số.

D. Gia tăng dân số tự nhiên, áp lực việc làm.

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Quá trình đô thị hoá ở nước ta đã nảy sinh những hậu quả nghiêm trọng về môi trường, an ninh trật tự xã hội. Đặc biệt là các tệ nạn xã hội (mại dâm, thất nghiệp, ma túy,…) và ô nhiễm nặng nề về môi trường (nước, không khí,…) ở các đô thị.

Câu 32. Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do

A. kinh tế chính của nước ta là nông nghiệp thâm canh lúa nước.

B. trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.

C. dân ta thích sống ở nông thôn hơn vì mức sống thấp.

D. nước ta không có nhiều thành phố lớn.

Đáp án

Đáp án: B

Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp, nguyên nhân chính là do trình độ phát triển công nghiệp của nước ta chưa cao.

Câu 33. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa?

A. tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

B. tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật.

C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. thúc đẩy nông - lâm - ngư phát triển.

Đáp án

Đáp án: D

- Đô thị hóa có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.

- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại,…

- Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

Câu 34. Các đô thị nào dưới đây của nước ta có chức năng tổng hợp?

A. Hà Nội và Đà Nẵng.

B. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

C. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.

D. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- Thành phố Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, văn hóa – giáo dục, hành chính- chính trị của cả nước (tập trung nhiều khu công nghiệp,công ty, bệnh viện, trường học, trung tâm văn hóa - chính trị lớn (nhà hát lớn, lăng chủ tịch, trụ sở các Bộ ngành, cơ quan Chính phủ).

- Tương tự, TP. HCM cũng là trung tâm kinh tế rất lớn của cả nước, là đô thị đặc biệt, tập trung nhiều trường ĐH lớn, bệnh viện TW, các trung tâm văn hóa du lịch lớn (Dinh Thống nhất, nhiều nhà hát, bảo tàng, là nơi có hoạt động giải trí sôi động nhất cả nước).

⇒ Hai thành phố này có chức năng tổng hợp.

Câu 35. Giải pháp nào dưới đây nhằm giảm tình trạng di dân tự do ở các vùng núi, trung du?

A. Giao đất, giao rừng cho dân, phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị.

B. Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng, xoá đói giảm nghèo.

C. Thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình, xoá đói giảm nghèo.

D. Xoá đói giảm nghèo, thành lập vùng định cư, giao đất, giao rừng cho dân.

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Vùng núi và trung du là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số, nên đời sống kinh tế còn khó khăn, nhiều dân tộc có tập quán du canh, du cư. Nên biện pháp lâu dài cần thành lập vùng định cư, xóa đói giảm nghèo, giao đất, giao rừng để người dân yên tâm ổn định cuộc sống.

Câu 36. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng?

A. Hoạt động của dân cư gắn với nông nghiệp.

B. Xu hướng tăng nhanh dân số vùng nông thôn.

C. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

D. Lối sống thành thị phổ biến ngày càng chặt chẽ.

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Đặc điểm của đô thị hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng là: Số dân thành thị có xu hướng tăng nhanh; Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn và lối sống thành thị phổ biến ngày càng rộng rãi.

Câu 37. Nhận định nào sau đây đúng với quá trình đô thị hóa ở nước ta?

A. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa.

B. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế là quá trình tách biệt với quá trình đô thị hóa.

C. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế làm hạn chế sự phát triển của quá trình đô thị hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế vừa thúc đẩy vừa hạn chế quá trình đô thị hóa

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đô thị hóa: Cơ cấu nền kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỉ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tăng dần tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ tạo sức hút đối với dân cư, nâng cao vai trò của đô thị. Lao động nông nghiệp giảm dần, chuyển sang các ngành có năng suất cao, kỹ thuật tiên tiến làm cơ sở của kinh tế đô thị. Sự nâng cấp và hiện đại hóa các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở sẽ có điều kiện thúc đẩy quá trình đô thị hóa,…

Bài viết liên quan

1096
  Tải tài liệu