Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ( phần 3 )

Lý thuyết tổng hợp Địa lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ( phần 3 ) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

657
  Tải tài liệu

Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ( phần 3 )

1. Công nghiệp năng lượng:

Lý thuyết Địa Lí 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm | Lý thuyết Địa Lí 12 đầy đủ nhất

a) CN khai thác nguyên nhiên liệu

* CN khai thác than

- Cơ sở tài nguyên:

Than antraxit tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng > 3tỉ tấn (> 90% trữ lượng than cả nước).

   + Than mỡ: Thái nguyên

   + Than nâu: đb sông Hồng

   + Than bùn: Cà Mau

- Tình hình khai thác:

   + Than được khai thác dưới 2 hình thức: lộ thiên và hầm lò.

   + Sản lượng khai thác tăng nhanh trong những năm gần đây, năm 2005: 34 triệu tấn.

* CN khai thác dầu khí:

- Cơ sở tài nguyên: tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu hàng trăm tỉ m3 khí.

- Tình hình sản xuất: năm 1986 bắt đầu khai thác, sản lượng tăng nhanh đến 2005 đạt 18,5 triệu tấn.

   + Năm 2009 đưa và hoạt động nhà máy lọc dầu Dung Quất P: 6,5 tr tấn/năm.

   + Khí đốt được đưa vào sử dụng cho CN điện, sx phân bón.

b. Ngành Công nghiệp điện lực

* Tình hình phát triển và cơ cấu

- Có nhiều tiềm năng tự nhiên để phát triển CN điện lực.

- Sản lượng điện tăng rất nhanh, đạt 52,1 tỉ kwh (2005).

- Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn có sự thay đổi: tăng tỉ trọng nhiệt điện-điêzen-khí, giảm tỉ trọng thuỷ điện.

- Đường dây 500kv được xây dựng từ Hoà Bình đi Phú Lâm đưa vào hoạt động năm 1994 góp phần cân đối điện giữa các vùng.

*Ngành thuỷ điện:

- Tiềm năng rất lớn: 30 tr kw, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và s. Đồng Nai (19%)

- Hàng loạt các nhà mày thuỷ điện công suất lớn đang hoạt động: Hoà Bình, Yaly..

Và các nhà máy đang được xây dựng: Sơn La, Tuyên Quang…

*Ngành nhiệt điện:

- Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí, nguồn nhiên liệu tiềm tàng: năng lượng MT, sức gió…

- Các nhà máy nhiệt điện: Phả Lại, Uông Bí, Na Dương, …

2. CN chế biến lương thực, thực phẩm:

- Cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác.

- Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.

- Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn.

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì

A. Đòi hỉ ít lao động

B. Có giá trị sản xuất lớn

C. Có công nghệ sản xuất hiện đại

D. Có lợi thế lâu dài ( nguyên liệu, lao động, thị trường)

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.

Câu 2: Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

A. Cơ cấu ngành đa dạng

B. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ

C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú

D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích :Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.

Câu 3: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta gồm các phân ngành là

A. Chế biến chè, cà phê, thuốc lá, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thủy hai sản

B. Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản

C. Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến lâm sản

D. Rượu, bia, nước ngọt, chế biến thủy, hải sản, chế biến sản phẩm chăn nuôi

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.

Câu 4: Ngành nào dưới đây không phải là phân ngành của ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?

A. Chế biến sản phẩm trồng trọt

B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi

C. Chế biến lâm sản

D. Chế biến thủy, hải sản

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản

Câu 5: Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành chế biến sản xuất trồng trọt, chế biến sản xuất chăn nuôi và chế biên thủy, hải sản là dựa vào

A. Công dụng kinh tế của sản phẩm

B. Nguồn nhiên

C. Tính chất tác động đến đối tượng lao động

D. Đặc điểm sử dụng lao động

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.

Câu 6: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là

A. Phân bố chủ yếu ở thành thị      B. Chỉ phân bố ở vùng đồng bằng

C. Phân bố rộng rãi       D. Cách xa vùng đông dân

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích :Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là phân bố rộng rãi, từ vùng núi đến trung du và đồng bằng. Đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…

Câu 7: Công nghiệp chế biến chè ở nước ta phân bố ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng song Cửu Long

B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Mục 2, SGK/123 địa lí 12 cơ bản.

Câu 8: Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt của nước ta thường phân bố chủ yếu ở

A. Các đô thị lớn      B. Các tỉnh miền núi

C. Vùng ven biển      D. Vùng nông thôn

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Mục 2, SGK/123 địa lí 12 cơ bản.

Câu 9:Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do

A. Đây là các vùng nuôi bò sữa lớn

B. Đây là nơi có kĩ thuật nuôi bò sữa phát triển

C. Đây là nơi có thị trường tiêu thụ lớn

D. Đây là nơi có nhiều lao động có trình độ

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do đây là khu vực có dân số đông nên nhu cầu về các sản phẩm từ sữa rất lớn.

Câu 10: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 – 2007 của nước ta tăng gần

A. 1,7 lần      B. 2,7 lần

C. 3,7 lần      D. 4,7 lần

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích :Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 – 2007 của nước ta tăng từ 49,4 nghìn tỉ đồng (2000) lên 135,2 nghìn tỉ đồng (2007), tức là tăng gần 2,74 lần.

Câu 11: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành này năm 2007 thì dệt may

A. 54,8%      B. 55,8%

C. 56,8%      D. 57,8%

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích :Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành năm 2007 thì ngành dệt may chiếm 54,8%, ngành da – giày chiếm 28,3% và ngành giấy – in – văn phòng phẩm chiếm 16,9%.

Câu 12: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong giai đoạn 2000- 2007 tỉ trọng sản xuất ngành này so với toàn ngành công nghiệp tăng thêm:

A. 1,1%      B. 2,1%

C. 3,1%      D. 4,1%

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong giai đoạn 2000 - 2007 tỉ trọng sản xuất ngành sản xuất hàng tiêu dùng chiếm 15,7% (2000) và chiếm 16,8% (2007). Như vậy, trong giai đoạn 2000 - 2007 tỉ trọng sản xuất ngành sản xuất hàng tiêu dùng tăng thêm 1,1%.

Bài viết liên quan

657
  Tải tài liệu