Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( phần 3 )

Lý thuyết tổng hợp Địa Lí 12 Địa lí 12 Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( phần 3 )  
chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Địa 12. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Địa lí lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Địa lí 12.

640
  Tải tài liệu

Bài 20: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( phần 3 )

1.Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

a. Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng:

- Giảm tỉ trong khu vực I

- Tăng tỉ trọng khu vực II, hiện đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP

- Khu vực III có sự biến động nhưng so với thời kì mổi mới thì có chuyển biến tích cực

→ Cơ cấu KT nước ta đang chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, tốc độ chuyển dịch còn chậm

b. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành.

- Ở khu vực I:

   + Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

   + Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

- Ở khu vực II:

   + Chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

   + Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.

   + Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Ở khu vực III:

   + Đã có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.

   + Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư ...

2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế:

- Khu vực kinh tế nhà nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo.

- Tỉ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng .

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước ta gia nhập WTO.

→ xu hướng chuyển dịch trên cho thấy ở nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, đang phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế, hội nhập vào nền Kt thế giới

3. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế:

- Nông nghiệp: Hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp

- Công nghiệp: Hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:

   + VKT trọng điểm phía Bắc

   + VKT trọng điểm miền Trung

   + VKT trọng điểm phía Nam

* Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Địa Lí 12 Bài 20 ngắn nhất: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ có quy mô là

A. Trên 100 nghìn tỉ đồng

B. Từ trên 15 đến 100 nghìn tỉ đồng

C. Từ 10 đến 15 nghìn tỉ đồng

D. Dưới 10 nghìn tỉ đồng

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế lớn của vùng Bắc Trung Bộ có quy mô là dưới 12 nghìn tỉ đồng. Một số trung tâm tiêu biểu là Thanh Hóa, Vinh và Huế.

Câu 2: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các trung tâm kinh tế ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. 2      B. 3

C. 4      D. 5

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có 3 trung tâm kinh tế, đó là Hạ Long, Thái Nguyên và Việt Trì.

Câu 3: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô ( năm 2007) là:

A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nha Trang

B. Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha TRang

C. Hà Nội , Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa

D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang , Thanh Hóa

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là Hà Nội (trên 120 nghìn tỉ đồng), Đà Nẵng (từ 15 đến 120 nghìn tỉ đồng), Nha Trang (từ 12 – 15 nghìn tỉ đồng) và Thanh Hóa (dưới 12 nghìn tỉ đồng).

Câu 4: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, tính có GDP bình quân tính theo đầu người ( năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. Bắc Giang      B. Phú Thọ

C. Quảng Ninh      D. Lào Cai

Đáp án

Đáp án: C

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là tỉnh Quảng Ninh (GDP bình quân đầu người từ 15 đến 18 triệu đồng/người).

Câu 5: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, tính có GDP bình quân tính theo đầu người ( năm 2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ là:

A. Tây Ninh      B. Bình Phước

C. Bình Dương      D. Đồng Nai

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ là Tây Ninh (GDP bình quân đầu người từ 6 đến 9 triệu đồng/người), tiếp đến là tỉnh Bình Phước (GDP bình quân đầu người từ trên 9 đến 12 triệu đồng/người), Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,…

Câu 6: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu nào không thuộc vùng Bắc Trung Bộ

A. Cầu Treo       B. Bờ Y

C. Lao Bảo      D. Cha Lo

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị). Cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) thuộc vùng Tây Nguyên.

Câu 7: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người ( năm 2007) của các tỉnh Bắc Trung Bộ là :

A. Dưới 6 triệu đồng      B. Từ 6 đến 9 triệu đồng

C. Từ 9 đến 12 triệu đồng      D. Từ 12 đến 15 triệu đồng

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, GDP bình quân tính theo đầu người năm 2007) của tất các tỉnh Bắc Trung Bộ đều từ 6 đến 9 triệu đồng.

Câu 8: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu duy nhất ở vùng Tât Nguyên ( năm 2007) là :

A. Cầu Treo      B. Bờ Y

C. Lao Bảo      D. Cha Lo

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các khu kinh tế cửa khẩu của vùng Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị). Cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) thuộc vùng Tây Nguyên.

Câu 9: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người ( năm 2007) ở mức thấp nhất của nước ta ( dưới 6 triệu đồng) đều phân bố ở:

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ      B. Bắc Trung Bộ

C. Tây Nguyên      D. Duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án

Đáp án: A

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) ở mức thấp nhất của nước ta (dưới 6 triệu đồng) đều phân bố ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đó là các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Bắc Kan và Hà Giang.

Câu 10: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, khu vực kinh tế ven biển nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long

A. Đinh An      B. Nhơn Hội

C. Phú Quốc      D. Năm Căn

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, các khu vực kinh tế ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Định An (Trà Vinh), Năm Căn (Cà Mau) và Phú Quốc (Kiên Giang). Khu vực kinh tế ven biển Nhơn Hội (Quy Nhơn) thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 11: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, những vùng nào ở nước ta không có khu vực kinh tế cửa khẩu ( năm 2007)?

A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long

C. Đông Nam BỘ, đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng Bằng sông Hồng, duyên hải Nam Trung Bộ

Đáp án

Đáp án: D

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, Đồng bằng sông Hồng không có biên giới đất liền với các quốc gia nên không có khu kinh tế cửa khẩu. Ngoài ra vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tỉnh Quảng Nam giáp với Lào nhưng cũng không có các khu kinh tế cửa khẩu.

Câu 12: Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là

A. 3      B. 4

C. 5      D. 6

Đáp án

Đáp án: B

Giải thích : Căn cứ vào atlat địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là 4 tỉnh, đó là Quảng Ninh (cửa khẩu Móng Cái và khu kinh tế biển Vân Đồn), Hà Tĩnh (cửa khẩu Cầu Treo và khu kinh tế biển Vũng Ánh), Quảng Bình (cửa khẩu Cha Lo và khu kinh tế biển Hòn La) và tỉnh Kiên Giang (cửa khẩu Hà Tiên và khu kinh tế biển Phú Quốc).

Bài viết liên quan

640
  Tải tài liệu