Toán lớp 8 Bài 50: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 8 Bài 50: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 8.

487
  Tải tài liệu

Bài 50: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

A. Lý thuyết

1. Nhắc lại về thứ tự trên tập hợp số

Trên tập hợp số thực, khi so sánh hai số a và b, xảy ra một trong ba trường hợp sau:

+ Số a bằng số b, kí hiệu là a = b.

+ Số a nhỏ hơn số b, kí hiệu là a < b.

+ Số a lớn hơn số b, kí hiệu là a > b.

+ Số a không nhỏ hơn số b, kí hiệu a ≥ b.

+ Số a không lớn hơn số b, kí hiệu a ≤ b.

2. Bất đẳng thức

Hệ thức dạng a < b (hay dạng a > b; a ≥ b; a ≤ b ) được gọi là bất đẳng thức a gọi là vế trái, b gọi là vế phải của bất đẳng thức.

Ví dụ:

Bất đẳng thức 7 + ( - 3 ) > 3 có vế trái là 7 + ( - 3 ), vế phải là 3.

Bất đẳng thức x2 + 1 ≥ 1 có vế trái là x2 + 1, vế phải là 1.

3. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

Tính chất: Cho ba số a,b và c, ta có

Nếu a < b thì a + c < b + c.

Nếu a ≤ b thì a + c ≤ b + c.

Nếu a > b thì a + c > b + c.

Nếu a ≥ b thì a + c ≥ b + c.

Chú ý: Tính chất của thứ tự cũng chính là tính chất của bất đẳng thức

Ví dụ:

Ta có √ 2 < 3 ⇒ √ 2 + 2 < 3 + 2

Ta có - 2000 > - 2001 ⇒ - 2000 + ( - 111 ) > - 2001 + ( - 111 ).

Hỏi đáp VietJack

4. Bài tập tự luyện

Bài 1: Khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

a) - 6 > 5 - 10

b) - 4 + 2 ≥ 5 - 7

c) 11 + ( - 6 ) ≤ 10 + ( - 6 )

Hướng dẫn:

a) Ta có: VP = 5 - 10 = - 5

Mà - 5 > - 6 ⇒ VP > VT.

Vậy khẳng định trên là sai.

b) Ta có:Bài tập Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Khẳng định trên đúng.

c) Ta có:Bài tập Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án ⇒ VT = 11 + ( - 6 ) > VP = 10 + ( - 6 )

Khẳng định trên là sai.

Bài 2: So sánh a và b biết:

a) a - 15 > b - 15

b) a + 2 ≤ b + 2

Hướng dẫn:

a) Ta có: a - 15 > b - 15 ⇔ a - 15 + 15 > b - 15 + 15 ⇔ a > b

Vậy a > b

b) Ta có: a + 2 ≤ b + 2 ⇒ a + 2 + ( - 2 ) ≤ b + 2 + ( - 2 ) ⇔ a ≤ b

Vậy a ≤ b

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào đúng?

4 + ( - 3 ) ≤ 5    ( 1 )

6 + ( - 2 ) ≤ 7 + ( - 2 )    ( 2 )

24 + ( - 5 ) > 25 + ( - 5 )    ( 3 )

   A. ( 1 ),( 2 ),( 3 )   B. ( 1 ),( 3 )

   C. ( 1 ),( 2 )   D. ( 2 ),( 3 )

Đáp án

+ Ta có: -3 < 1 nên 4 + (-3) < 4 + 1 hay 4 + (-3) < 5

Khẳng định ( 1 ) đúng.

+ Ta có: 6 < 7 nên 6 + (-2) < 7 + (-2)

Khẳng định ( 2 ) đúng.

+ Ta có: 24 < 25 ⇒ 24 + ( - 5 ) < 25 + ( - 5 )

→ Khẳng định ( 3 ) sai.

Chọn đáp án C.

Bài 2: Cho a - 3 > b - 3. So sánh hai số a và b

   A. a ≥ b   B. a < b

   C. a > b   D. a ≤ b

Đáp án

Ta có a - 3 > b - 3 ⇒ ( a - 3 ) + 3 > ( b - 3 ) + 3 ⇔ a > b

Chọn đáp án C.

Bài 3: Cho a > b. So sánh 5 - a với 5 - b

   A. 5 - a ≥ 5 - b.

   B. 5 - a > 5 - b.

   C. 5 - a ≤ 5 - b.

   D. 5 - a < 5 - b.

Đáp án

Ta có: a > b ⇒ - a < - b ⇔ 5 + ( - a ) < 5 + ( - b ) hay 5 - a < 5 - b.

Chọn đáp án D.

Bài 4: Một Ampe kế có giới hạn đo là 25 ampe. Gọi x( A ) là số đo cường độ dòng điện có thể đo bằng Ampe kế. Khẳng định nào sau đây đúng?

   A. x ≤ 25   B. x < 25

   C. x > 25   D. x ≥ 25

Đáp án

Một Ampe kế đo cường độ dòng điện thì cường độ dòng điện tối đa mà Ampe đo được là giới hạn đo của ampe kế đó.

Khi đó: x ≤ 25

Chọn đáp án A.

Bài 5: Cho a > b, c > d. Khẳng định nào sau đây đúng?

   A. a + d > b + c

   B. a + c > b + d

   C. b + d > a + c

   D. a + b > c + d

Đáp án

Theo giả thiết ta có: a > b, c > d ⇒ a + c > b + d.

Chọn đáp án B.

Bài 6: . Cho a < b. So sánh: a + (-3) và b + 3

   A. a + (-3) = b + 3

   B. a + (-3) > b +3

   C. a + (-3) < b +3

   D. Không so sánh được.

Đáp án

* Ta có: a < b nên a + (-3) < b + (-3) (1)

Lại có: - 3 < 3 nên b +(-3) < b +3 (2)

* Từ (1) và (2) suy ra a + (-3) < b +3

Chọn đáp án C

Bài 7: Cho a + 2 < b – 3 . So sánh a và b?

   A. a < b     B. a > b

   C. a = b     D. Chưa thể kết luận

Đáp án

Ta có : a + 2 < b – 3 nên a + 2+ (-2) < b - 3 + (-2)

Hay a < b – 5 (1)

Lại có: -5 < 0 nên b – 5 < b (2)

Từ (1) và (2) suy ra: a < b

Chọn đáp án A

Bài 8: Cho các khẳng định sau:

(1): 3 + ( -10) < 4 + (- 10)

(2): (-2) + (-15) > (-2) + (-13)

(3): 4 – 9 < -5 - 9

Hoỉ có bao nhiêu khẳng định đúng?

   A. 0     B. 1

   C. 2     D. 3

Đáp án

(1): Vì 3 < 4 nên 3 + ( -10) < 4 + (- 10)

Do đó (1) đúng.

(2): vì (- 15) < (-13) nên (-2) + (-15) < (-2) + (-13)

Suy ra , (2) sai

(3): Ta có: 4 > - 5 nên 4+ (-9) > - 5 + (- 9) hay 4 – 9 > -5 - 9

Suy ra,(3) sai

Vậy chỉ có 1 khẳng định đúng

Chọn đáp án B

Bài 9: Cho a < b - 1. So sánh a và b.

   A. Chưa thể kết luận     B. a = b

   C. a > b     D. a < b

Đáp án

Ta có: -1 < 0 nên b + (-1) < b + 0 hay b - 1 < b (1)

Lại có: a < b – 1 (giả thiết ) (2 )

Từ (1) và (2) suy ra: a < b

Chọn đáp án D

Bài 10: Ta có:

(1) -2000 < -2001

(2) suy ra: -2000 + a < -2001 + a

Bài giải trên có sai không? Nếu sai thì sai từ bước mấy?

A. Bài giải đúng

B. Sai bước 1

C. Sai bước 2

D. Tùy giá trị của a.

Đáp án

Ta có: -2000 > -2001 nên bước (1) sai

Chọn đáp án B

Bài viết liên quan

487
  Tải tài liệu