Toán lớp 8 Bài 26: Hình thang cân
Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 8 Bài 26: Hình thang cân chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 8.
Bài 26: Hình thang cân
A. Lý thuyết
1. Định nghĩa
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
Tứ giác ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD)
Chú ý: Nếu ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) thì Cˆ = Dˆ và Aˆ = Bˆ.
2. Tính chất
Định lí 1: Trong một hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau, ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) ⇒ AD = BC
Định lí 2: Trong một hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau, ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) ⇒ AC = BD
Định lí 3: Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. Hình thang ABCD (đáy AB, CD) có AC = BD ⇒ ABCD là hình thang cân.
3. Dấu hiệu nhận biết
Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
4. Ví dụ minh họa
Ví dụ : Cho hình thang cân ABCD (AB // CD, AB < CD ). Kẻ các đường cao AE, BF của hình thang. Chứng minh rằng DE = CF.
Hướng dẫn:
Ta có ABCD là hình thang cân nên AD = BC
+ Xét tam giác vuông ADE có
AD2 = AE2 + DE2 ⇒ DE2 = AD2 - AE2 ⇔ DE = √( AD2 - AE2 ) ( 1 )
+ Xét tam giác vuông BCF có:
BC2 = BF2 + CF2 ⇒ CF2 = BC2 - BF2 ⇔ CF = √( BC2 - BF2 ) ( 2 )
Xét tứ giác ABFE có AB// EF nên là hình thang. Lại có hai cạnh bên AE// BF (cùng vuông góc CD ) nên AE = BF (3)
Từ ( 1 ), ( 2 ) và ( 3 ) ⇒ DE = CF (do AD = BC và AE = BF)
5. Bài tập tự luyện
Bài 1: Cho hình thang cân ABCD( AB//CD,AB < CD ). Kẻ đường cao AH,BK của hình thang. Chứng minh rằng DH = CK.
Hướng dẫn:
Áp dụng định nghĩa, tính chất và giả thiết của hình thang cân ta có: ⇒ Δ ADH = Δ BCK
(trường hợp cạnh huyền – góc nhọn)
⇒ DH = CK (cặp cạnh tương ứng bằng nhau)
Vậy DH = CK. (đpcm)
Bài 2: Tính các góc của hình thang cân, biết có một góc bằng 600
Hướng dẫn:
Xét hình thang cân ABCD ( AB//CD ) có Dˆ = 600
Theo định nghĩa và giả thiết về hình thang cân ta có:
Do góc A và góc D là hai góc cùng nằm một phía của
AB//CD nên chúng bù nhau hay Aˆ + Dˆ = 1800.
⇒ Aˆ = 1800 - Dˆ = 1800 - 600 = 1200.
Do đó Aˆ = Bˆ = 1200.
Vậy Cˆ = Dˆ = 600 và Aˆ = Bˆ = 1200.
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống
A. Hình thang cân là…………………………………..
B. Hình thang có………………. là hình thang cân .
C. Hai cạnh bên của hình thang cân…………………..
D. Hình thang cân có hai góc kề một đáy…………….
Đáp án
+ Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
→ Đáp án A điền: “hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau”.
+ Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
→ Đáp án B điền: “hai góc kề một đáy bằng nhau”
+ Hai cạnh bên của hình thang cân bằng nhau.
→ Đáp án C điền: “bằng nhau”
+ Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau
→ Đáp án D điền: “bằng nhau”
Bài 2: Điền chữ “Đ” hoặc “S” vào mỗi câu khẳng định sau:
A. Tứ giác có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
B. Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau.
C. Hình thang cân có hai góc kề một cạnh đáy bù nhau.
D. Hình thang cân có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau.
Đáp án
+ Tứ giác có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
→ Đáp án A sai vì hai cạnh bên bằng nhau chưa chắc tạo ra hình thang.
+ Hình thang cân có hai cạnh bên bằng nhau.
→ Đáp án B đúng.
+ Hình thang cân có hai góc kề một cạnh đáy bằng nhau.
→ Đáp án D đúng, đáp án C sai.
Bài 3: Cho hình thang cân ABCD (như hình vẽ) có BADˆ = 600. Số đo của BCDˆ = ?
A. 500 B. 600
C. 1200 D. 800
Đáp án
Áp dụng tính chất của hình thang cân ta có:
Mà Aˆ + Bˆ + Cˆ + Dˆ = 3600 ⇔ 2Aˆ + 2Cˆ = 3600
⇒ 2Cˆ = 3600 - 2Aˆ = 3600 - 2.600 = 2400 ⇔ Cˆ = 1200
Chọn đáp án C.
Bài 4: Cho hình thang cân ABCD (AB // CD) . Tìm mệnh đề sai?
Đáp án
Chọn đáp án D
Bài 5: Cho hình thang cân ABCD (AB// CD) và Dˆ = 80o. Tính ABCˆ
A. 100o B. 90o
C. 80o D. 110o
Đáp án
Chọn đáp án A
Bài 6: Cho hình thang ABCD có AB // CD , hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O sao cho OA = OB; OC = OD . Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau?
A. ABCD là hình thang cân
B. AC = BD
C. BC = AD
D. Tam giác AOD cân tại O.
Đáp án
* Ta có: OA = OB nên tam giác OAB cân tại O
* Do OC = OD nên tam giác OCD cân tại O
* vì OA = OB và OC = OD nên OA + OC = OB + OD
Hay AC = BD
Hình thang ABCD có hai đường chéo AC = BD nên đây là hình thang cân.
Suy ra: BC = AD và BADˆ = ABCˆ; ADCˆ = DCBˆ
Chọn đáp án D
Bài 7: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD và Aˆ = 125o. Tính Bˆ ?
A. 125o B. 65o
C. 90o D. 55o
Đáp án
Theo định nghĩa hình thang cân ta có: Aˆ = Bˆ = 125o
Chọn đáp án A
Bài 8: Cho hình thang cân ABCD có AB// CD và AB = BC. Tìm khẳng định sai.
Đáp án
* Xét tam giác ABC có AB = BC nên tam giác ABC cân tại B.
Suy ra: BACˆ = ACBˆ
* Vì ABCD là hình thang cân nên AD = BC
Lại có AB = BC nên AB = AD.
* Suy ra: ΔABD cân tại A nên ADBˆ = ABDˆ
Chọn đáp án D
Bài 9: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD. Gọi giao điểm của AD và BC là M . Tam giác MCD là tam giác gì ?
A. Tam giác cân B. Tam giác nhọn
C. Tam giác vuông D. Tam giác tù
Đáp án
Vì ABCD là hình thang cân nên: Dˆ = Cˆ
Xét tam giác MCD có Dˆ = Cˆ nên đây là tam giác cân tại M
Chọn đáp án A