Toán lớp 8 Bài 57: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 8 Bài 57: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 8.
Bài 57: Định lí đảo và hệ quả của định lí Ta-lét
A. Lý thuyết
1. Định lý đảo
Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh một tam giác và định ra trên hai cạnh ấy những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ thì đường thẳng đó song song với cạnh còn lại của tam giác.
Tổng quát: Δ ABC, B' ∈ AB, C' ∈ AC; AB'/BB' = AC'/C'C
Suy ra: B'C'//BC.
Ví dụ: Trong Δ ABC có AB = 6cm, AC = 9cm. Lấy trên cạnh AB điểm B', trên cạnh AC lấy điểm C' sao cho AB' = 2cm, AC' = 3cm. Chứng minh B'C'//BC.
Hướng dẫn:
Trong Δ ABC, B' ∈ AB, C' ∈ AC.
Ta có
Suy ra: B'C'//BC.
2. Hệ quả của định lý Ta – lét
Nếu một đường thẳng cắt hai cạnh còn lại của một của một tam giác và song song với các cạnh còn lại thì nó tạo thành một tam giác mới có ba cạnh tương ứng tỉ lệ với ba cạnh còn lại của tam giác đã cho.
Tổng quát : Δ ABC, B'C'//BC; B' ∈ AB, C' ∈ AC
Ta có:
Chú ý: Hệ quả trên vẫn đúng cho trường hợp đường thẳng song song với một cạnh và cắt phần kéo dài của hai cạnh còn lại.
Ví dụ: Trong Δ ABC có AB = 8cm và B'C'//BC. Lấy trên cạnh AB điểm B', trên cạnh AC lấy điểm C' sao cho AB' = 2cm, AC' = 3cm. Tính độ dài cạnh AC.
Hướng dẫn:
Áp dụng hệ quả trên ta có: Δ ABC, B'C'//BC; B' ∈ AB, C' ∈ AC
Khi đó ta có: AB'/AB = AC'/AC ⇔ 2/8 = 3/AC ⇒ AC = (3.8)/2 = 12( cm )
3. Bài tập tự luyện
Bài 1: Tính độ dài x, y trong các hình bên
Hướng dẫn:
a) Áp dụng hệ quả của định lí Ta – lét ta có:
DE//BC ⇒ BC/DE = AB/AD hay x/8 = 28,5/9,5
⇔ x = (8.28,5)/9,5 = 456/19 ≈ 31,58
b) Ta có: A'B'//AB vì cùng vuông góc AA'
Áp dụng hệ quả của định lí Ta – lét ta có:
A'B'//AB ⇒ AB/A'B' = AO/A'O hay x/4,2 = 6/3 ⇔ x = 8,4
Áp dụng định lí Py – ta – go với Δ OAB ta có:
OB2 = AB2 + OA2 ⇒ y = √(8,42 + 62) ≈ 10,32
Bài 2: Cho hình thang ABCD ( AB//CD ) có O là giao điểm của hai đường chéo. Đường thẳng qua O song song hai đáy và cắt AD, BC lần lượt tại E và F. Chứng minh OE = OF.
Hướng dẫn:
Áp dụng hệ quả của định lí Ta – lét cho OE//DC,
OF//DC và AB//DC ta được:
Điều phải chứng minh.
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Tính x trong trường hợp sau biết rằng FG // HT :
A. x = 4,5 B. x = 3
C. x = 2 D. Cả 3 đáp án trên đều sai
Đáp ánÁp dụng hệ quả của định lí Ta – lét với FG//HT ta có:
FG//HT ⇒ EF/ET = EG/HE ⇔ ET = (EF.HE)/EG = (3.3)/2 = 4,5
Chọn đáp án A.
Bài 2: Cho hình bên. Chọn câu trả lời đúng?
A.
B.
C.
D. Cả 3 đáp án đều sai.
Đáp ánTa có:
Cả 3 đáp án A, B, C đều sai.
Chọn đáp án D.
Bài 3: Cho hình bên. Chọn câu trả lời đúng?
A. SL/LK = HI/HK ⇒ SH//LI
B. SL/SK = HI/HK ⇒ SH//LI
C. HI/HK = LK/SL ⇒ SH//LI
D. HK/HI = SL/SK ⇒ SH//LI
Đáp ánTa có:
+ SL/LK = HI/IK → SH//LI
+ SL/SK = HI/HK → SH//LI
Chọn đáp án B.
Bài 4: Cho Δ ABC có độ dài các cạnh như hình vẽ Kết quả nào sau đây đúng?
A. ED/BC = 1,5 B. ED/BC = 3/7,5
C. ED/BC = 3/5 D. Cả 3 đáp án đều sai.
Đáp ánTa có: ED//BC ⇒ ED/BC = AE/AB = AD/AC = 3/5
Chọn đáp án C.
Bài 5: Cho tam giác ABC có AB = 4,5 cm. Một đường thẳng d cắt đoạn AB, AC lần lượt tại M và N sao cho AM = 1,5cm, AN = 2 cm và NC = 5cm. Tìm khẳng định sai ?
A. MN// BC
B. MB = 3cm
C. Đường thẳng MN và BC có điểm chung.
D.
Đáp ánVì điểm M nằm giữa hai điểm A và B nên:MB = AB – AM = 4,5 - 1,5 = 3cm
Ta có:
Do đó, đường thẳng MN không song song với BC.
Chọn đáp án A
Bài 6: Cho tam giác ABC, một đường thẳng d song song với BC cắt 2 cạnh AB và AC lần lượt tại M và N sao cho AM = 13cm, MB = 11cm và MN = 8cm. Tính BC
Đáp ánDo M nằm giữa A và B nên: AB = AM + MB = 13 + 11 = 24 cm
Theo hệ quả định lí Ta let ta có:
Chọn đáp án C
Bài 7: Cho tam giác ABC, một đường thẳng d cắt 2 cạnh AB và AC tại M và N sao cho AM = 4cm, MB = 5cm, AN = 6 cm và AC = 13,5cm; BC = 12 cm . Tính MN
Đáp ánDo N nằm giữa A và C nên: NC = AC - AN = 13,5 - 6 = 7,5cm
Ta có:
Suy ra: MN // BC ( định lí Ta let đảo)
Theo hệ quả định lí ta let ta có;
Chọn đáp án B
Bài 8: Cho tam giác ABC, đường thẳng d song song BC cắt hai cạnh AB và AC tại M và N sao cho AM = 4cm, MB = 8cm và BC = 36cm. Tính MN?
A. 10cm B. 8cm
C. 12cm D. Đáp án
Đáp ánĐiểm M nằm giữa A và B nên: AB = AM + MB = 4 + 8 = 12cm
Áp dụng hệ quả định lí Ta let ta có;
Chọn đáp án C
Bài 9: Cho tam giác MNP, đường thẳng d song song với NP cắt hai cạnh MN và MP lần lượt tại R và Q. Chu vi tam giác MNP là 60cm và chu vi tam giác MQR là 20cm, PN = 12cm . Tính RQ?
A. 2cm B. 2,5cm
C. 3cm D. 4cm
Đáp ánXét tam giác MNP có QR // NP , áp đụng hệ quả định lí Ta- let ta có:
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Chọn đáp án D
Bài 10: Cho tam giác ABC, đường thẳng d song song với BC cắt 2 cạnh AB và AC lần lượt tại M và N. Biết rằng . Tỉnh tỉ số chu vi tam giác AMN và ABC ?
Đáp ánTa có:
Vì MN// BC nên theo hệ quả định lí Ta let ta có:
Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Do đó, tỉ số chu vi tam giác AMN và ABC là 1/3
Chọn đáp án A