Toán lớp 8 Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp
Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 8 Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 8.
Bài 12: Chia đa thức một biến đã sắp xếp
A. Lý thuyết
1. Phương pháp
Ta trình bày phép chia tương tự như cách chia các số tự nhiên. Với hai đa thức A và B của một biến, B≠0 tồn tại duy nhất hai đa thức Q và R sao cho:
A = B.Q + R, với R=0 hoặc bậc của R nhỏ hơn bậc của B.
Nếu R=0, ta được phép chia hết.
Nếu R≠0, ta được phép chia có dư.
Ví dụ: Sắp xếp các đa thức theo lũy thừa giảm dần của biến rồi làm phép chia:
a, ( x3 - 7x + 3 - x2 ):( x - 3 ).
b, ( 5x3 + 7 - 3x2 ):( x2 + 1 ).
Hướng dẫn:
a) Ta có:
Khi đó ta có: ( x3 - 7x + 3 - x2 ) = ( x - 3 ).( x2 + 2x - 1 )
b) Ta có
Khi đó ta có ( 5x3 + 7 - 3x2 ) = ( x2 + 1 )( 5x - 3 ) - 5x + 10.
2. Bài tập tự luyện
Bài 1: Thực hiện các phép chia
a, ( 2x3 - 26x - 24 ):( x2 + 4x + 3 )
b, ( x3 - 9x2 + 28x - 30 ):( x - 3 )
Hướng dẫn:
a) Ta có phép chia
Vậy ( 2x3 - 26x - 24 ) = ( x2 + 4x + 3 )( 2x - 8 )
b) Ta có phép chia
Vậy ( x3 - 9x2 + 28x - 30 ) = ( x - 3 )( x2 - 6x + 10 )
Bài 2: Tính nhanh các phép chia sau:
a, ( x6 + 2x3y2 + y4 ):( x3 + y2 )
b, ( 625x4 - 1 ):[ ( 5x + 1 )( 5x - 1 ) ]
Hướng dẫn:
a) Ta có ( x6 + 2x3y2 + y4 ):( x3 + y2 ) = ( x3 + y2 )2:( x3 + y2 ) = ( x3 + y2 )
Vậy ( x6 + 2x3y2 + y4 ):( x3 + y2 ) = ( x3 + y2 )
b) Ta có ( 625x4 - 1 ):[ ( 5x + 1 )( 5x - 1 ) ] = [ ( 25x2 - 1 )( 25x2 + 1 ) ]:( 25x2 - 1 ) = ( 25x2 + 1 )
Vậy ( 625x4 - 1 ):[ ( 5x + 1 )( 5x - 1 ) ] = ( 25x2 + 1 )
Bài 3: Tìm các số nguyên n để giá trị của biểu thức n3 + 6n2 -7n + 4 chia hết cho giá trị của biểu thức n - 2.
Hướng dẫn:
Ở đây, ta có thực hiện đặt phép chia như câu 1 để tìm số dư và tìm điều kiện giá trị của n để thỏa mãn đề bài. Nhưng bài này ta làm cách biến đổi như sau:
Ta có n3 + 6n2 -7n + 4 = ( n3 - 3n2.2 + 3.n.22 - 8 ) + 12n2 - 19n + 12
= ( n - 2 )3 + 12n( n - 2 ) + 5( n - 2 ) + 22
Khi đó ta có: (n3 + 6n2 - 7n + 4)/(n - 2) = ( n - 2 )2 + 12n + 5 + 22/(n - 2)
Để giá trị của biểu thức n3 + 6n2 -7n + 4 chia hết cho giá trị của biểu thức n - 2.
⇔ ( n - 2 ) ∈ UCLN( 22 ) = {± 1; ± 2; ± 11; ± 22 }
⇒ n ∈ {- 20; - 9; 0; 1; 3; 4; 13; 24 }
Vậy các giá trị nguyên của n cần tìm là n ∈ { - 20; - 9; 0; 1; 3; 4; 13; 24 }
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Kết quả của phép chia ( 7x3 - 7x + 42 ):( x2 - 2x + 3 ) là ?
A. - 7x + 14 B. 7x + 14
C. 7x - 14 D. - 7x - 14
Đáp án
Ta có phép chia
Chọn đáp án B.
Bài 2: Phép chia x3 + x2 - 4x + 7 cho x2 - 2x + 5 được đa thức dư là ?
A. 3x - 7. B. - 3x - 8.
C. - 15x + 7. D. - 3x - 7.
Đáp án
Ta có phép chia
Dựa vào kết quả của phép chia trên,, ta có đa thức dư là - 3x - 8.
Chọn đáp án B.
Bài 3: Hệ số a thỏa mãn để 4x2 - 6x + a chia hết có x - 3 là ?
A. a = - 18. B. a = 8.
C. a = 18. D. a = - 8.
Đáp án
Ta có phép chia
Phép chia trên có số dư là ( a + 18 )
Để 4x2 - 6x + a chia hết có x - 3 ⇔ a + 18 = 0 ⇔ a = - 18.
Chọn đáp án A.
Bài 4: Thực hiện phép chia: (4x4 + x + 2x3 - 3x2) : (x2 + 1) ta được số dư là :
A. – x + 7
B. 4x2 + 2x - 7
C. 4x2 – 2x + 7
D. x – 7
Đáp án
Ta có: 4x4 + x + 2x3 - 3x2 = 4x4 + 2x3 – 3x2 + x
Vậy: (4x4 + x + 2x3 - 3x2) = (4x2 + 2x – 7 ).(x2 +1) – x + 7
Chọn đáp án A
Bài 5: Thực hiện phép chia (3x3 + 2x + 1 ) : (x + 2) ta được đa thức dư là :
A. 10 B. -9
C. – 15 D. – 27
Đáp án
Ta có:
Vậy số dư của phép chia đã cho là –27
Chọn đáp án D
Bài 6: Thực hiện phép chia (-4x4 + 5x2 + x ) : (x2 + x) ta được kết quả là:
A. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(-4x2 - 4x + 9) - 6x
B. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(4x2 + 4x + 9) + 12x
C. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(-4x2 + 4x + 9) - 8x
D. – 4x4 + 5x2 + x = (x2 + x). ( 4x2 - 4x + 9) + 10x
Đáp án
Ta có:
Vậy –4x4 + 5x2 + x = (x2 + x).(-4x2 + 4x + 9) - 8x
Chọn đáp án C
Bài 7: Cho phép chia: (x3 + 9x2 + 27x + 27) : (x + 3). Tìm khẳng định sai?
A. Đây là phép chia hết
B. Thương của phép chia là: (x + 3)2
C. Thương của phép chia là: x2 + 6x + 9
D. Số dư của phép chia là: x – 3 .
Đáp án
Áp dụng hằng đẳng thức đáng nhớ:
(a + b)3 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3 ta được:
(x3 + 9x2 + 27x + 27) : (x + 3) = (x + 3)3 : (x + 3) = (x + 3)2 = x2 + 6x +9
Vậy phéo chia đã cho là phép chia hết có thương là: (x + 3)2 = x2 + 6x + 9.
Chọn đáp án D
Bài 8: Thực hiện phép chia: (x2y + 4xy + 3y ) : (x + 1) ta được thuơng là:
A. xy + 3 B. x + 3y
C. x + y + 3 D. y. (x + 3)
Đáp án
Ta có: x2y + 4xy + 3y = y.(x2 + 4x + 3)
= y.[(x2 + x ) + (3x + 3)]
= y.[x.(x + 1) + 3(x + 1)]
= y.(x + 3).(x+1 )
Vậy: (x2y + 4xy + 3y ) : (x + 1) = y.(x + 3).(x + 1) : (x + 1) = y.(x + 3).
Chọn đáp án D
Bài 9: Tìm a để phép chia (x3 – 4x + a): (x – 2) là phép chia hết:
A. a = 0 B. a = 4
C. a = -8 D. a = 8
Đáp án
Ta có:
Để phép chia đã cho là phép chia hết khi và chỉ khi phần dư bằng 0. Do đó, a =0
Chọn đáp án A
Bài 10: Làm tính chia: (9x3y2 + 10x4y5 - 8x2y2) : x2y2
A. 9x + 10x2y2 B. 9 + 10x2y2 - 8
C. 9x + 10x2y3 – 8 D. Đáp án khác
Đáp án
Ta có: (9x3y2 + 10x4y5 - 8x2y2) : x2y2
= 9x3y2 : x2y2 + 10x4y5 : x2y2 - 8x2y2 : x2y2
= 9x + 10x2y3 - 8
Chọn đáp án C