Toán lớp 8 Bài 53: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 8 Bài 53: Bất phương trình bậc nhất một ẩn chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 8.

616
  Tải tài liệu

Bài 53: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

A. Lý thuyết

1. Định nghĩa

Bất phương trình dạng ax + b < 0 (hoặc ax + b > 0, ax + b < 0, ax + b ≤ 0, ax + b ≥ 0 ) trong đó a và b là hai số đã cho, a \ne 0 , được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn.

Ví dụ:

Các bất phương trình bậc nhất một ẩn như: 2x + 3 > 0; 3 - x ≤ 0; x + 2 < 0; 4x + 7 ≥ 0; ...

2. Hai quy tắc biến đổi bất phương trình

a) Quy tắc chuyển vế

Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó.

Ví dụ: Giải bất phương trình x - 3 < 4.

Hướng dẫn:

Ta có x - 3 < 4

⇔ x < 4 + 3 (chuyển vế - 3 và đổi dấu thành 3)

⇔ x < 7.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là { x| x < 7 }.

b) Quy tắc nhân với một số.

Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:

Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương.

Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm.

Ví dụ 1: Giải bất phương trình (x - 1)/3 ≥ 2.

Hướng dẫn:

Ta có: (x - 1)/3 ≥ 2

⇔ (x - 1)/3.3 ≥ 2.3 (nhân cả hai vế với 3)

⇔ x - 1 ≥ 6 ⇔ x ≥ 7.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là { x| x ≥ 7 }.

Ví dụ 2: Giải bất phương trình 1 - 2/3x ≤ - 1.

Hướng dẫn:

Ta có: 1 - 2/3x ≤ - 1 ⇔ - 2/3x ≤ - 2

⇔ - 2/3x.( - 3 ) ≥ ( - 2 )( - 3 ) (nhân cả hai vế với - 3 và đổi chiều)

⇔ 2x ≥ 6 ⇔ x ≥ 3.

Vậy bất phương trình có tập nghiệm là { x| x ≥ 3 }.

3. Giải bất phương trình một ẩn

Áp dụng hai quy tắc biến đổi trên, ta giải bất phương trình bậc nhất một ẩn như sau:

Dạng ax + b > 0 ⇔ ax > - b

⇔ x > - b/a nếu a > 0 hoặc x < - b/a nếu a < 0.

Vậy bất phương trình có tập nghiệm là

Lý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

hoặcLý thuyết Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Các dạng toán như ax + b < 0, ax + b ≤ 0, ax + b ≥ 0 tương tự như trên

Ví dụ 1: Giải bất phương trình 2x - 3 > 0

Hướng dẫn:

Ta có: 2x - 3 > 0

⇔ 2x > 3 (chuyển - 3 sang VP và đổi dấu)

⇔ 2x:2 > 3:2 (chia cả hai vế cho 2)

⇔ x > 3/2.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là { x| x > 3/2 }.

Ví dụ 2: Giải bất phương trình 2x - 1 ≤ 3x - 7

Hướng dẫn:

Ta có: 2x - 1 ≤ 3x - 7 ⇔ - 1 + 7 ≤ 3x - 2x

⇔ x ≥ 6.

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là { x| x ≥ 6 }.

Hỏi đáp VietJack

4. Bài tập tự luyện

Bài 1: Tìm tập nghiệm của các bất phương trình sau:

a) ( x + √ 3 )2 ≥ ( x - √ 3 )2 + 2

b) x + √ x < ( 2√ x + 3 )( √ x - 1 )

c) (x - 3)√(x - 2) ≥ 0

Hướng dẫn:

a) Ta có: ( x + √ 3 )2 ≥ ( x - √ 3 )2 + 2

⇔ x2 + 2√ 3 x + 3 ≥ x2 - 2√ 3 x + 3 + 2

⇔ 4√3x ≥ 2 ⇔ x ≥ √3/6

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là S = [ √ 3 /6; + ∞ )

b) Ta có: x + √ x < ( 2√ x + 3 )( √ x - 1 )

Điều kiện: x ≥ 0

⇔ x + √ x < 2x - 2√ x + 3√ x - 3

⇔ - x < - 3 ⇔ x > 3

Kết hợp điều kiện, tập nghiệm bất phương trình là: x > 3

Vậy bất phương trình đã cho có tập nghiệm là x > 3

c) Ta có: (x - 3)√(x - 2) ≥ 0

Điều kiện: x ≥ 2

Bất phương trình tương đương làBài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x = 2 hoặc x ≥ 3

Bài 2: Có bao nhiêu giá trị thực của tham số m để bất phương trình ( m2 - m )x < m vô nghiệm là?

Hướng dẫn:

Rõ ràng nếu m2 - m ≠ 0 ⇔ Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp ánthì bất phương trình luôn có nghiệm.

Với m = 0, bất phương trình trở thành 0x < 0: vô nghiệm.

Với m = 1, bất phương trình trở thành 0x < 1: luôn đúng với mọi x ∈ R

Vậy với m = 0 thì bất phương trình trên vô nghiệm.

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Bất phương trình ax + b > 0 vô nghiệm khi

Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Đáp án

Nếu a > 0 thì ax + b > 0 ⇔ x > - b/a nênBài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Nếu a < 0 thì ax + b > 0 ⇔ x < - b/a nênBài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Nếu a = 0 thì ax + b > 0 có dạng 0x + b > 0

Với b > 0 thì S = R.

Với b ≤ 0 thì S = Ø

Chọn đáp án D.

Bài 2: Tập nghiệm S của bất phương trình: 5x - 1 ≥ (2x)/5 + 3 là?

   A. S = R

   B. x > 2

   C. x < -5/2

   D. x ≥ 20/23;

Đáp án

Ta có: 5x - 1 ≥ (2x)/5 + 3 ⇔ 25x - 5 ≥ 2x + 15 ⇔ 23x ≥ 20 ⇔ x ≥ 20/23.

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là x ≥ 20/23;

Chọn đáp án D.

Bài 3: Bất phương trìnhBài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án có bao nhiêu nghiệm nguyên lớn hơn - 10 ?

   A. 4   B. 5

   C. 9   D. 10

Đáp án

Ta có:

Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vì x ∈ Z, - 10 < x ≤ - 5 nên có 5 nghiệm nguyên.

Chọn đáp án B.

Bài 4: Tập nghiệm S của bất phương trình: (1 - √2)x < 2√ - 2 là?

   A. x > 2

   B. x > √2

   C. x < -√ 2

   D. S = R

Đáp án

Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: x > √2

Chọn đáp án B.

Bài 5: Bất phương trình ( 2x - 1 )( x + 3 ) - 3x + 1 ≤ ( x - 1 )( x + 3 ) + x2 - 5 có tập nghiệm là?

   A. x < - 2/3

   B. x ≥ - 2/3

   C. S = R

   D. S = Ø

Đáp án

Ta có: ( 2x - 1 )( x + 3 ) - 3x + 1 ≤ ( x - 1 )( x + 3 ) + x2 - 5

⇔ 2x2 + 5x - 3 - 3x + 1 ≤ x2 + 2x - 3 + x2 - 5 ⇔ 0x ≤ - 6

⇔ x ∈ Ø → S = Ø

Chọn đáp án D.

Bài 6: Giải bất phương trình : 2x + 4 < 16

   A. x > 6     B. x < 6

   C. x < 8     D. x > 8

Đáp án

Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Chọn đáp án B

Bài 7: Giải bất phương trình: 8x + 4 > 2(x+ 5)

   A. x > 2     B. x < -1

   C. x > -1     D. x > 1

Đáp án

Ta có: 8x + 4 > 2( x +5 )

⇔ 8x + 4 > 2x + 10

⇔ 8x – 2x > 10 - 4

⇔ 6x > 6

⇔ x > 6 : 6

⇔ x > 1

Chọn đáp án D

Bài 8: Giải bất phương trình:

Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Đáp án

Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Chọn đáp án C

Bài 9: Giải bất phương trình: (x + 2).(x – 3) > (2- x). (6 - x)

Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Đáp án

Bài tập Bất phương trình bậc nhất một ẩn | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Chọn đáp án A

Bài 10: Tìm m để x = 2 là nghiệm bất phương trình: mx + 2 < x + 3 + m

   A. m = 2     B. m < 3

   C. m > 1     D. m < - 3

Đáp án

Do x = 2 là nghiệm của bất phương trình đã cho nên:

⇔ 2m + 2 < 2 + 3 + m

⇔ 2m – m < 2 + 3- 2

⇔ m < 3

Chọn đáp án B

Bài viết liên quan

616
  Tải tài liệu