Toán lớp 8 Bài 51: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 8 Bài 51: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 8.

428
  Tải tài liệu

Bài 51: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân

A. Lý thuyết

1. Liện hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương

a) Tính chất

Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số dương ta được một bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho

b) Tổng quát

Với ba số a, b và c mà c > 0, ta có:

Nếu a < b thì ac < bc

Nếu a ≤ b thì ac ≤ bc

Nếu a > b thì ac > bc

Nếu a ≥ b thì ac ≥ bc.

Ví dụ:

+ Ta có 3 < 5 ⇒ 3.3 < 5.3 (đúng) vì VT = 3.3 = 9 < VP = 5.3 = 15.

+ Ta có - 2 > - 3 ⇒ ( - 2 ).2 > ( - 3 ).2 (đúng) vì VT = ( - 2 ).2 = - 4 > VP = ( - 3 ).2 = - 6.

2. Liên hệ giữa thứ tự với phép nhân với số âm

a) Tính chất

Khi nhân cả hai vế của một bất đẳng thức với cùng một số âm ta được một bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho

b) Tổng quát

Với ba số a, b và c mà c < 0, ta có:

Nếu a < b thì ac > bc

Nếu a ≤ b thì ac ≥ bc

Nếu a > b thì ac < bc

Nếu a ≥ b thì ac ≤ bc.

Ví dụ:

+ Ta có - 7 < 2 ⇔ ( - 7 ).( - 2 ) > 2.( - 2 ) (đúng) vì VT = ( - 7 ).( - 2 ) = 14 > VP = 2.( - 2 ) = - 4.

+ Ta có 6 > 2 ⇒ 6.( - 1 ) < 2.( - 1 ) (đúng) vì VT = 6.( - 1 ) = - 6 < VP = 2.( - 1 ) = - 2.

3. Tính chất bắc cầu theo thứ tự

Với ba số a,b và c ta thấy rằng nếu a < b và b < c thì a < c. Tính chất này gọi là tính chất bắc cầu.

Ví dụ: Cho a > b. Chứng minh a + 2 > b - 1.

Hướng dẫn:

Cộng 2 vào hai vế của bất đẳng thức a > b, ta được:

a + 2 > b + 2       ( 1 )

Cộng b vào hai vế của bất đẳng thức 2 > - 1, ta được:

b + 2 > b - 1       ( 2 )

Từ ( 1 ) và ( 2 ), áp dụng tính chất bắc cầu trên ta có: a + 2 > b - 1.

Hỏi đáp VietJack

4. Bài tập tự luyện

Bài 1: Khẳng định sau đúng hay sai?

a) ( - 3 ).4 > ( - 3 ).3

b) ( - 4 )( - 5 ) ≤ ( - 6 )( - 5 )

Hướng dẫn:

a) Ta có: 4 > 3 ⇒ ( - 3 ).4 < ( - 3 ).3

Khẳng định trên là sai.

b) Ta có: - 4 ≥ - 6 ⇒ ( - 4 )( - 5 ) ≤ ( - 6 )( - 5 )

Khẳng định trên là đúng

Bài 2: Cho 3a ≤ 2b ( b ≥ 0 ). Hãy so sánh 2 số 5a và 4b

Hướng dẫn:

Ta có: 3a ≤ 2b ⇒ 5/3.3a ≤ 5/3.2b ⇒ 5a ≤ 10/3b

Mà 10/3 < 4 ⇒ 10/3b ≤ 4b ⇒ 5a ≤ 4b

B. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào sai?

( 1 )    ( - 4 ).5 ≤ ( - 5 ).4

( 2     ( - 7 ).12 ≥ ( - 7 ).11

( 3 )    - 4x2 > 0

   A. ( 1 ),( 2 ) và ( 3 )   B. ( 1 ),( 2 )

   C. ( 1 )   D. ( 2 ),( 3 )

Đáp án

+ Ta có: ( - 4 ).5 = 4.( - 5 ) → Khẳng định ( 1 ) sai.

+ Ta có: 12 > 11 ⇒ 12.( - 7 ) < 11.( - 7 ) → Khẳng định ( 2 ) sai.

+ Ta có: x2 ≥ 0 ⇒ - 4x2 ≤ 0 → Khẳng định ( 3 ) sai

Chọn đáp án A.

Bài 2: Cho a + 1 ≤ b + 2. So sánh hai số 2a + 2 và 2b + 4 nào dưới đây đúng ?

   A. 2a + 2 > 2b + 4

   B. 2a + 2 < 2b + 4

   C. 2a + 2 ≤ 2b + 4

   D. 2a + 2 ≥ 2b + 4

Đáp án

Với ba số a, b và c mà c > 0, ta có: Nếu a ≤ b thì ac ≤ bc

Khi đó, ta có: a + 1 ≤ b + 2 ⇒ 2( a + 1 ) ≤ 2( b + 2 ) ⇔ 2a + 2 ≤ 2b + 4.

Chọn đáp án C.

Bài 3: Cho a > b. Khẳng định nào sau đây đúng?

   A. - 3a - 1 > - 3b - 1

   B. - 3( a - 1 ) < - 3( b - 1 )

   C. - 3( a - 1 ) > - 3( b - 1 )

   D. 3( a - 1 ) < 3( b - 1 )

Đáp án

+ Ta có: a > b ⇒ - 3a < - 3b ⇔ - 3a - 1 < - 3b - 1

→ Đáp án A sai.

+ Ta có: a > b ⇒ a - 1 > b - 1 ⇔ - 3( a - 1 ) < - 3( b - 1 )

→ Đáp án B đúng.

+ Ta có: a > b ⇒ a - 1 > b - 1 ⇔ - 3( a - 1 ) < - 3( b - 1 )

→ Đáp án C sai.

+ Ta có: a > b ⇒ a - 1 > b - 1 ⇔ 3( a - 1 ) > 3( b - 1 )

→ Đáp án D sai.

Chọn đáp án B.

Bài 4: Cho a ≥ b. Khẳng định nào sau đây đúng?

   A. 2a - 5 ≤ 2( b - 1 )

   B. 2a - 5 ≥ 2( b - 1 )

   C. 2a - 5 ≥ 2( b - 3 )

   D. 2a - 5 ≤ 2( b - 3 )

Đáp án

+ Ta có: a ≥ b ⇒ 2a ≥ 2b

Mặt khác, ta có: - 5 ≥ - 6

Khi đó 2a - 5 ≥ 2b - 6 hay 2a - 5 ≥ 2( b - 3 ).

Chọn đáp án C.

Bài 5: Cho x > 0. Khẳng định nào sau đây đúng?

   A. ( x + 1 )2 ≤ 0

   B. ( x + 1 )2 > 1

   C. ( x + 1 )2 ≤ 1

   D. ( x + 1 )2 < 1

Đáp án

Ta có: x > 0 ⇒ x + 1 > 1 ⇒ ( x + 1 )2 > 12.

Hay ( x + 1 )2 > 1.

Chọn đáp án B.

Bài 6: Cho tam giác ABC, khẳng định nào sau đây đúng?

Bài tập Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Đáp án
Bài tập Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Chọn đáp án A

Bài 7: Cho a > b. So sánh: 2a + 10 và 2b + 9

   A. 2a + 10 < 2b + 9

   B. 2a +10 = 2b + 9

   C. 2a + 10 > 2b + 9

   D. Chưa thể kết luận

Đáp án

* Ta có: a > b nên 2a > 2b

Suy ra: 2a + 9 >> 2b + 9 (1)

* Lại có: 10 > 9 nên 2a + 10 > 2a + 9 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: 2a+ 10 > 2b + 9

Chọn đáp án C

Bài 8: Cho -2a - 8 < - 2b - 8. So sánh a và b

   A. a > b     B. a < b

   C. a > b+1     D. a < b + 1

Đáp án

Ta có: - 2a - 8 < - 2b – 8 nên: -2a - 8 + 8 < - 2b – 8 + 8 hay -2a < - 2b

Nhân cả 2 vế bất đẳng thức với -1/2 < 0 ta được: a > b

Chọn đáp án A

Bài 9: Cho a < b . Khi đó:

   A. 2a – 3 < 2b + 4

   B. – 2a – 3 < - 2b + 4

   C. 2a + 3 < 2b – 4

   D. – 2a + 1 < - 2b +2

Đáp án

Ta có: a < b, nhân cả 2 vế bất đẳng thức với 2 > 0 ta được: 2a < 2b

Suy ra: 2a – 3 < 2b – 3 (1)

Lại có: -3 < 4 nên 2b – 3 < 2b + 4 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: 2a – 3 < 2b + 4

Chọn đáp án A

Bài 10: Cho 4a < 7a . Khẳng định nào sau đây là đúng?

   A. a < 0     B. 2a +1 < 1

   C. a > 0     D. -3a > 0

Đáp án

Ta có: 4a < 7a nên 4a + (-4a) < 7a + (- 4a) hay 0 < 3a (1)

Nhân cả 2 vế của bất đẳng thức (1) với 1/3 > 0 ta được:

Bài tập Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân | Lý thuyết và Bài tập Toán 8 có đáp án

Vậy a > 0

Chọn đáp án C

Bài viết liên quan

428
  Tải tài liệu