Toán lớp 8 Bài 67: Thể tích của hình hộp chữ nhật
Lý thuyết tổng hợp Toán học lớp 8 Bài 67: Thể tích của hình hộp chữ nhật chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Toán 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Toán lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Toán học 8.
Bài 67: Thể tích của hình hộp chữ nhật
A. Lý thuyết
1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng. Hai mặt phẳng vuông góc
a) Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng
– Đường thẳng d gọi là vuông góc với mặt phẳng ( P ) nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng ( P ). Kí hiệu d ⊥ ( P ).
– Nếu một đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng ( P ) tại điểm A thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong ( P ) và đi qua điểm A.
b) Hai mặt phẳng vuông góc
– Mặt phẳng ( P ) gọi là vuông góc với mặt phẳng ( Q ) nếu mặt phẳng ( P ) chứa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ( Q ). Kí hiệu ( Q ) ⊥ ( P ).
c) Ví dụ áp dụng
Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ. Chứng minh rằng ( AMQD ) ⊥ ( CPQD )
Hướng dẫn:
Ta có:
Mà DC ∈ ( DCPQ ) ⇒ ( AMQD ) ⊥ ( DCPQ )
2. Thể tích hình hộp chữ nhật
a) Thể tích hình hộp chữ nhật
Ta có V = a.b.h
b) Thể thích hình lập phương
Ta có: V = a3.
c) Ví dụ áp dụng
Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = 12cm, AD = 16cm, AA' = 25cm. Tính thể tích hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'.
Hướng dẫn:
Ta có VABCD.A'B'C'D' = AB.AD.AA' = 12.16.25 = 4800( cm3 ).
3. Bài tập tự luyện
Bài 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A1B1C1D1 có ABCD là hình vuông. Gọi O là giao điểm của AC và BD, O1 là giao điểm của A1C1 và B1D1. Chứng minh rằng:
a) BDD1B1 là hình chữ nhật.
b) OO1 ⊥ ( ABCD )
Hướng dẫn:
a) Từ giả thiết ABCD.A1B1C1D1 là hình hộp chữ nhật nên các mặt bên ( BB1A1A ),( BB1C1C ) là hình chữ nhật, do đó ta có:
⇒ BB1 ⊥ mp( ABCD )
Mặt khác đường chéo BD ⊂ mp( ABCD ) và đi qua B nên:
BB1 ⊥ BD ⇒ Bˆ1BD = 900
Chứng minh tương tự như trên, ta cũng được: BB1D1ˆ = BDD1ˆ = 900
Điều đó chứng tỏ tứ giác BDD1B1 có ba góc vuông nên là hình chữ nhật.
b) Chứng minh tương tự như câu a, ta có tứ giác ACC1A1 là hình chữ nhật
Áp dụng tính chất đường chéo và các hình vuông ABCD, A1B1C1D1 ta được O là trung điểm của AC và BD và O1 là trung điểm của A1C1 và B1D1
⇒ OO1 là đường trung bình của các hình chữ nhật BDD1B1 và ACC1A1
Do đó: OO1//BB1//DD1//AA1//CC1
Suy ra
Bài 2: Các kích thức của hình hộp chữ nhật như trên hình vẽ. Tính độ dài của đoạn AC1 ?
Hướng dẫn:
Vì ABCD.A1B1C1D1 là hình hộp chữ nên
CC1 ⊥ mp( ABCD ) ⇒ CC1 ⊥ AC hay tam giác ACC1 vuông tại C, đáy ABCD là hình chữ nhật nên tam giác ACD vuông tại D.
Áp dụng định lý Py – ta – go ta có:
Thay đẳng thức ( 1 ) vào ( 2 ) ta được:
AC12 = CD2 + AD2 + CC12 ⇒ AC1 = √ (CD2 + AD2 + CC12)
Hay AC1 = √ (302 + 402 + 1202) = √ (1302) = 130( cm )
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'. Chọn phát biểu đúng?
A. CD ⊥ (A'B'C'D')
B. DC ⊥ (ADD'A')
C. A'D' ⊥ (BCC'B')
D. CC' ⊥ (AA'B'B)
Đáp ánTa có:
Chọn đáp án B.
Bài 2: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = 2cm, AD = 3cm, AA' = 4cm. Thể tích hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' ?
A. 12( cm3 ) B. 24( cm3 )
C. 18( cm3 ) D. 15( cm3 )
Đáp ánTa có: V = AB.AD.AA' = 2.3.4 = 24( cm3 )
Chọn đáp án B.
Bài 3: Cho hình lập phương có các cạnh có độ dài là 5cm. Thể tích của hình lập phương đó là?
A. 100( cm3 ) B. 115( cm3 )
C. 125/3( cm3 ) D. 125( cm3 )
Đáp ánThể tích hình lập phương cần tìm là:
V = a3 = 53 = 125( cm3 )
Chọn đáp án D.
Bài 4: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có diện tích đáy SABCD = 24cm2 và có thể tích V = 84( cm3 ). Chiều cao của hình hộp chữ nhật có độ dài là?
A. h = 4( cm ) B. h = 3,5( cm )
C. h = 5( cm ) D. h = 2( cm )
Đáp ánTa có: Thể tích cua hình hộp chữ nhật là
Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là h = 3,5( cm )
Chọn đáp án B.
Bài 5: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
A. ( ABCD ) ⊥ ( A'B'C'D' )
B. ( ADD'A' ) ⊥ ( BCC'B' )
C. ( ABB'A' ) ⊥ ( BCC'B' )
D. ( ABB'A' ) ⊥ ( CDD'C' )
Đáp ánTa có:
Mà AB ∈ ( ABB'A' ) ⇒ ( ABB'A' ) ⊥ ( BCC'B' )
Chọn đáp án C.
Bài 6: Cho hình hộp chữ nhật ABCD. MNPQ có AB = 6cm; BC = 8cm và thể tích của hình hộp là 240cm3. Tính AA’
A. 5cm B. 6cm
C. 8cm D. 10cm
Đáp ánThể tích của hình hộp chữ nhật là
Suy ra: AA’ = BB’ =5cm
Chọn đáp án A
Bài 7: Cho hình lập phương có thể tích là: 64cm3. Tính diện tích 1 mặt của hình lập phương?
A. 8cm2 B. 12cm2
C. 16cm2 D. 64cm2
Đáp ánGọi a là độ dài cạnh của hình lập phương
Thể tích của hình lập phương là;
V = a3 = 64 nên a = 4 cm
Suy ra, diện tích 1 mặt bên của hình lập phương là:
S = a2 = 16cm2
Chọn đáp án C
Bài 8: Cho hình lập phương có diện tích 1 mặt bên 36cm2. Tính thể tích của hình lập phương?
A. 108cm3 B. 144cm3
C. 125cm3 D. 216cm3
Đáp ánGọi độ dài cạnh của hình lập phương là a.
Vì diện tích 1 mặt bên là 36cm2 nên: a2 = 36
Suy ra: a = 6cm
Thể tích của hình lập phương là:
V = 63 = 216 cm3
Chọn đáp án D
Bài 9: Cho một hình hộp chữ nhật có các kích thước tỉ lệ với 6; 8; 10 và thể tích của hình hộp là 480cm3. Khi đó, kích thước lớn nhất của hình hộp là:
A. 12cm B. 15cm
C. 10cm D. 20cm
Đáp ánGọi kích thước của hình hộp chữ nhật đã cho là a, b, c
Vì các kích thước tỉ lệ với 6; 8; 10 nên:
Thể tích của hình hộp là:
V = abc nên: 6t. 8t. 10t= 480
Suy ra: 480t3 = 480 nên t = 1
Do đó, a = 6cm; b = 8cm; c = 10cm
Vậy cạnh lớn nhất của hình hộp là 10cm
Chọn đáp án C
Bài 10: Diện tích toàn phần của hình lập phương là 294 cm2. Tính thể tích của nó?
A. 343 cm3 B. 300cm3
C. 320 cm3 D. 280cm3
Đáp ánHình lập phương có 6 mặt, diện tích mỗi mặt là:
294 : 6 = 49 cm2
Độ dài mỗi cạnh là:
Thể tích của hình lập phương là V = 73 = 343 cm3
Chọn đáp án A