Sinh học 8 Bài 66: Ôn tập - Tổng kết
Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 8 Bài 66: Ôn tập - Tổng kết chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8.
Bài 66: Ôn tập - Tổng kết
A. Lý thuyết
I. Ôn tập học kì II
Bảng 66.4. Cấu tạo và chức năng của các bộ phận thần kinh
Bảng 66.5. Hệ thần kinh sinh dưỡng
Bảng 66.6. Các cơ quan phân tích quan trọng
Bảng 66.7. Chức năng của các thành phần cấu tạo của mắt và tai
Bảng 66.8. Các tuyến nội tiết
• Cơ quan sinh dục:
E. Điều kiện của sự thụ tinh là:
+ Trứng phải rụng
+ Trứng phải gặp được tinh trùng
F. Điều kiện của sự thụ thai là:
G. Trứng đã thụ tinh phải làm tổ được trong lớp niêm mạc tử cung để phát triển thành thai.
H. Từ các điều kiện cần đó, có thể đề ra các nguyên tắc sau trong việc tránh thai:
+ Ngăn không cho trứng rụng
+ Ngăn không cho trứng đã rụng gặp tinh trùng
+ Ngăn không cho trứng đã thụ tinh làm tổ được trong lớp niêm mạc tử cung.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cơ quan nào sau đây không có chức năng bài tiết?
A. Thận
B. Ruột non
C. Da
D. Phổi
Chọn đáp án: B
Giải thích: Ruột non thực hiện chức năng tiêu hóa.
Câu 2: Các nghiên cứu cho thấy ADH là một hoocmôn giúp tăng tái hấp thụ ở ống lượn xa và ống góp. Giải thích vì sao khi uống bia lại đi tiểu nhiều hơn?
A. Trong bia có chất ức chế sản xuất ADH.
B. Trong bia có chất kích thích sản xuất ADH.
C. Trong bia chỉ có thành phần nước nên dễ bài tiết.
D. Trong bia có chất kích thích lọc máu ở cầu thận.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Trong bia có chất ức chế cơ thể sản sinh ADH, ống lượn xa và ống góp không hấp thụ nước nhiều nên hầu hết lượng nước tiểu đầu đổ vào bóng đái, gây buồn tiểu.
Câu 3: Thành phần của nước tiểu đầu bao gồm muối vô cơ và hữu cơ, một số protein phân tử nhỏ, urê, axit uric, CO2… Cho biết nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?
A. Sự kết tinh của các muối vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu.
B. Do virus xâm nhập, chúng kết tinh lại thành các viên sỏi.
C. Do sự phát triển của các tế bào ung thư.
D. Các protein phân tử nhỏ kết tinh tạo thành sỏi.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Muối vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu đầu nếu có hàm lượng cao và độ pH thích hợp sẽ kết tinh tạo thành sỏi.
Câu 4: Sắp xếp này sau đây miêu tả đúng thứ tự các bộ phận trong một đơn vị chức năng của thận?
A. Nang cầu thận và cầu thận, ống lượn gần, ống lượn xa, bóng đái.
B. Mạch máu, ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp.
C. Mạch máu, ống lượn gần, ống lượn xa, bóng đái.
D. Nang cầu thận và cầu thận, ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp
Chọn đáp án: D
Giải thích: Nước tiểu được hình thành trong rất nhiều ống thận rồi đổ về ống góp. Từ nang cầu thận đến ống góp được gọi là một đơn vị chức năng.
Câu 5: Cấu tạo của da người không có lớp nào sau đây?
A. Lớp biểu bì
B. Lớp vảy sừng
C. Lớp mỡ dưới da
D. Lớp bì
Chọn đáp án: B
Giải thích: Da người có 3 lớp: biểu bì, bì và mỡ dưới da.
Câu 6: Vì sao da có thể tiết mồ hôi?
A. Tế bào da có thể thải chất thải lỏng ra ngoài.
B. Tế bào da tiết bớt nước ra ngoài để giảm bề mặt tiếp xúc với môi trường – một phản xạ của cơ thể khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng.
C. Mô hôi là chất thải lỏng tiết ra khi các mạch máu trao đổi chất qua da.
D. Có các tuyến tiết mồ hôi hoạt động dưới da.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Tuyến mô hôi nằm dưới lớp da có chức năng tiết mồ hôi.
Câu 7: Hệ thần kinh ở người gồm có mấy mấy phần?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Chọn đáp án: B
Giải thích: hệ thần kinh người gồm 2 phần là bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
Câu 8: Nếu hủy tủy ở đốt sống đầu tiên của ếch, hiện tượng gì sẽ xảy ra?
A. Ếch vẫn hoạt động bình thường vì vẫn còn tủy ở các đốt sống khác.
B. Ếch bị liệt hai chi dưới, hai chi trên vẫn hoạt động.
C. Ếch vẫn sống nhưng không không thể cử động các chi.
D. Ếch bị liệt hai chi trên, hai chi dưới vẫn hoạt động.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Tủy sống điều khiển vận động các chi của cơ thể, nếu bị hủy sẽ mất khả năng điều khiển toàn bộ các chi.
Câu 9: Bộ phận nào của não có thể tích lớn nhất?
A. Tiểu não
B. Não giữa
C. Đại não
D. Cầu não
Chọn đáp án: C
Giải thích: Đại não nằm bên trên, gồm 2 phần não trái và não phải có khối lượng lớn nhất.
Câu 10: Rượu có chứa chất ức chế thần kinh mạnh. Khi say rượu, người say thường không thể giữ thăng bằng, đi xiêu vẹo. Bộ phận nào của não bộ bị ảnh hưởng nhiều nhất?
A. Tiểu não
B. Não giữa
C. Đại não
D. Cầu não
Chọn đáp án: A
Giải thích: Tiểu não có chức năng thăng bằng, định vị cơ thể trong không gian.
Câu 11: Vì sao những người thông minh thường có nhiều nếp nhăn trên bề mặt não?
A. Nếp nhăn được tạo bởi các nơron thần kinh siêu việt.
B. Nếp nhăn tạo thành các hố chứa nhiều các tế bào thần kinh hơn.
C. Vì nhiều nếp nhăn giúp tăng diện tích bề mặt não.
D. Nếp nhăn chứa các thụ thể tiếp nhận thông tin của não nên xử lý thông tin nhanh hơn.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Bề mặt não là chất xám - trung khu xử lí thông tin, diện tích não càng lớn thì chất xám càng nhiều.
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng
A. Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, phân hệ thần kinh giao cảm hoạt động.
B. Khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi, phân hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động.
C. Mặt đỏ sau khi chạy là do phân hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động.
D. Nhanh cảm thấy đói do hệ thần kinh giao cảm hoạt động.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Khi nghỉ ngơi, hệ tiêu hóa tăng hoạt động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp giãn hoạt động – đó là biểu hiện hoạt động của hệ thần kinh đối giao cảm.
Câu 13: Hoạt động nào dưới đây không thuộc hệ thần kinh sinh dưỡng?
A. Nuốt
B. Nổi da gà
C. Chớp mắt
D. Bước đi
Chọn đáp án: D
Giải thích: hoạt động di chuyển được điều khiển bởi hệ thần kinh vận động.
Câu 14: Cho các ví dụ sau, ví dụ nào là những phản xạ không điều kiện?
1. Giật mình khi bỗng có tiếng động lớn.
2. Sặc khi nuốt quá vội.
3. Trả lời tin nhắn khi điện thoại báo.
4. Biết đi xe máy.
5. Nhắm mắt khi có ánh sáng cường độ lớn rọi vào mắt.
A. 1; 2; 5.
B. 1; 3; 5.
C. 2; 3; 4.
D. 3; 4; 5.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Phản xạ không điều kiện là những phản xạ đơn giản, bẩm sinh, trả lời các kích thích không điều kiện.
Câu 15: Trên thực tế có hiện tượng bị quên kiến thức khi đi thi dù đã học. Biểu hiện đó là hiện tượng gì?
A. Hiện tượng hình thành phản xạ có điều kiện “không chú ý đến thông tin thường xuyên tiếp xúc”
B. Hiện tượng ức chế phản xạ có điều kiện “ghi nhớ thông tin thường xuyên tiếp xúc”
C. Hiện tượng hình thành phản xạ không điều kiện “không chú ý đến thông tin thường xuyên tiếp xúc”
D. Hiện tượng ức chế phản xạ không điều kiện “ghi nhớ thông tin thường xuyên tiếp xúc”
Chọn đáp án: B
Giải thích: Ghi nhớ thông tin thường xuyên tiếp xúc là một phản xạ có điều kiện của con người. “quên” là biểu hiện của ức chế phản xạ có điều kiện “ghi nhớ”.
Câu 16: Vì sao có thể ghi nhớ nội dung một bộ phim dài nhanh và lâu hơn đọc một bài học trong sách giáo khoa?
A. Nội dung phim gần gũi với thực tế hơn nên não bộ dễ ghi nhớ.
B. Nội dung phim mới lá hơn thông tin trong sách giáo khoa.
C. Xem phim cần dùng nhiều giác quan hơn để tiếp nhận thông tin.
D. Sóng điện từ từ thiết bị điện tử phát ra có tác dụng kích thích não ghi nhớ.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Khi xem phim, mắt và tai là các cơ quan tiếp nhận, chúng đưa được nhiều thông tin vào trung khu xử lý trong não hơn (so với chỉ tiếp nhận thông tin bằng mắt) nên não có nhiều dữ liệu để ghi nhớ thông tin.
Câu 17: Chất nào dưới đây không phải là hoocmôn?
A. Insulin
B. Testôstêrôn
C. Glicôgen
D. FSH
Chọn đáp án: C
Giải thích: Glicôgen là chất dự trữ trong gan.
Câu 18: Những người chuyển giới từ nam sang nữ dù đã phẫu thuật bộ phận sinh dục nhưng sẽ không thể mang thai. Giải thích sau đây là sai?
A. Cơ thể người chuyển giới nam thành nữ không sản sinh được trứng.
B. Họ không có nhu cầu sinh hoạt tình dục.
C. Cơ thể người chuyển giới nam thành nữ không có tử cung.
D. Cơ thể người chuyển giới nam thành nữ không đủ lượng hoocmôn nữ cần thiết để mang thai.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Người chuyển giới nam thành nữ vẫn có nhu cầu sinh hoạt tình dục nhưng họ không có tử cung, buồng trứng và hoocmôn nữ để mang thai.
Câu 19: Thói quen nào sau đây tốt cho việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh?
A. Tập thể dục để ra mồ hôi tích cực 2 tiếng mỗi ngày.
B. Uống nhiều bia để kích thích đi tiểu nhiều để thanh lọc cơ thể.
C. Sử dụng cà phê, nước tăng lực, rượu thường xuyên để kích thích hưng phấn hệ thần kinh giúp tăng tập trung.
D. Ăn nhiều để tích trữ năng lượng vào mỡ, cơ thể có thể sử dụng lúc cần.
Chọn đáp án: A
Giải thích: tập thể dục 2 giờ mỗi ngày giúp tăng cường trao đổi chất, bài tiết chất thải qua mồ hôi và luyện tập sự dẻo dai cho cơ thể.
Câu 20: Biểu hiện nào sau đây không xuất hiện ở tuổi dậy thì?
A. Cơ quan sinh dục phát triển.
B. Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn hoạt động mạnh.
C. Thay đổi giọng nói.
D. Da xuất hiện nếp nhăn, khô ráp.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Biểu hiện nếp nhăn và khô ráp thường xuất hiện ở người già khi tế bào bắt đầu lão hóa.
Câu 21: Nhận định sau đây là đúng?
A. Khi cơ thể hoạt động mạnh, hoocmôn ở tủy tuyến trên thận được tiết ra nhiều.
B. Hoocmôn tuyến tụy điều khiển hoạt động của hệ sinh dục.
C. Tuyến yên là tuyến có khối lượng lớn nhất.
D. Tuyến giáp tăng tiết hoocmôn dẫn đến bệnh biếu cổ.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Hoocmôn ở tủy tuyến trên thận có nguồn gốc với thần kinh giao cảm, hoạt động khi cơ thể ở trạng thái hoạt động.
Câu 22: Hoocmôn nào không tham gia vào điều hòa hoạt động hệ sinh dục?
A. Ôxitôxin
B. FSH và LH
C. Ơstrôgen
D. GH
Chọn đáp án: D
Giải thích: GH là hoocmôn tăng trưởng.
Câu 23: Tinh hoàn của nam giới trước tuổi dậy thì nằm trong ổ bụng. Vì sao trước tuổi dậy thì nam giới chưa thể sản xuất tinh trùng?
A. Tinh hoàn chưa chuyên hóa để sản xuất tinh trùng.
B. Chưa có hoocmôn sinh dục nam.
C. Nhiệt độ ổ bụng không thích hợp cho sản xuất tinh trùng.
D. Bộ phận sinh dục ngoài của nam trước tuổi dậy thì chưa có bìu.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Ổ bụng có nhiệt độ khoảng 37 độ C, cao hơn nhiệt độ 33 – 34 độ C để sản xuất tinh trùng.
Câu 24: Biện pháp phòng tránh thai nào chắc chắn sẽ gây vô sinh?
A. Đặt vòng
B. Cắt hoặc thắt ống dẫn trứng
C. Sử dụng bao cao su
D. Uống thuốc tránh thai
Chọn đáp án: B
Giải thích: Phá hủy ống dẫn trứng dẫn đến việc trứng không di chuyển được đến tử cung nên không thể mang thai.
Câu 25: Trong buồng trứng chín và rụng là nhờ yếu tố nào?
A. Hoocmôn.
B. Chất dinh dưỡng từ thức ăn.
C. Hoạt động co bóp của buồng trứng.
D. Sự có mặt của tinh trùng trong tử cung.
Chọn đáp án: A
Giải thích: 2 hoocmôn FSH và LH kích thích trứng chín và rụng.
Câu 26: Vì sao không nên quan hệ tình dục quá sớm?
A. Cơ quan sinh dục chưa phát triển đầy đủ.
B. Tâm sinh lý tuổi dậy thì chưa vững vàng, dễ bị khủng hoảng.
C. Có thai ngoài mong muốn
D. Tất các đáp án trên.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Quan hệ tình dục sớm có khả năng dẫn đến nguy cơ hại sức khỏe, khủng hoảng tâm lý, có thai ngoài ý muốn.
Câu 27: Thói quen sinh hoạt nào tốt cho sức khỏe hệ sinh dục?
A. Mặc quần lót bó sát cơ thể
B. Tắm rửa vệ sinh mỗi ngày ít nhất một lần
C. Thấy có biểu hiện khác thường nhưng không đi khám vì ngại
D. Ăn thường xuyên các loại thức ăn nhanh, đóng hộp
Chọn đáp án: B
Giải thích: Tắm rửa mỗi ngày giúp giữ sạch hệ sinh dục, tránh sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây hại cho hệ sinh dục.
Câu 28: Biểu hiện nào khả năng cao người phụ nữ bắt đầu có thai?
A. Tăng tiết khí hư
B. Tính nết thay đổi
C. Mất kinh nguyệt trên 3 tháng
D. Mọc nhiều mụn trứng cá
Chọn đáp án: C
Giải thích: Khi trứng được thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển ở niêm mạc tử cung mà không bị bong ra (hiện tượng hành kinh). Ngoài ra thể vàng tiết hoocmôn ức chế hoạt động rụng trứng.
Câu 29: Lớp niêm mạc tử cung biến đổi thế nào để tạo thuận lợi cho trứng làm tổ?
A. Lớp niêm mạc dãn ra
B. Lớp niêm mạc trở nên gồ ghề
C. Lớp niêm mạc mỏng đi
D. Lớp niêm mạc dày lên
Chọn đáp án: D
Giải thích: Lớp niêm mạc dày lên để trứng đâm xuống làm tổ bên trong, tiếp tục quá trình phát triển thai kì.
Câu 30: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Tinh trùng có 2 loại.
B. Đến tuổi dậy thì ở nữ các tế bào trứng mới được hình thành.
C. Ở nam có 2 đường dẫn nước tiểu và tinh dịch riêng.
D. Trứng không thụ tinh không bám vào tử cung mà bị thải ra ngoài tạo thành kinh nguyệt.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Tinh trùng có 2 loại X và Y.
Bài viết liên quan
- Sinh học 8 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai (Phần 2)
- Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục
- Sinh học 8 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Phần 2)
- Sinh học 8 Bài 65: Đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người
- Sinh học 8 Bài 65: Đại dịch AIDS - Thảm họa của loài người (Phần 2)