Sinh học 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 7 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8.

1191
  Tải tài liệu

Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch

A. Lý thuyết

I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu

- Bạch cầu là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu.

- Có 5 loại bạch cầu:

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch (hay, chi tiết)

- Khi các vi sinh vật xâm nhập vào một mô nào đó của cơ thể thì các bạch cầu bảo vệ cơ thể thông qua hoạt động thực bào nhờ bạch cầu trung tính và bạch cầu mono.

- Kháng nguyên là những cơ thể ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra kháng thể

- Kháng thể là những phân tử protein đặc hiệu do cơ thể tiết ra để chống lại kháng nguyên.

⇒ Một kháng nguyên chỉ kết hợp với một kháng thể đặc hiệu của nó (cơ chế chìa khóa ổ khóa)

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch (hay, chi tiết)

- Khi các vi khuẩn thoát ra khỏi sự thực bào gặp hoạt động của tế bào limpo B

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch (hay, chi tiết)

- Khi các vi khuẩn, virut thoát khỏi limpo B, xâm nhiễm vào các tế bào khác thì bị ngăn cản bởi tế bào limpo T

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch (hay, chi tiết)

⇒ Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: thực bào, limpo T, limpo B.

II. Miễn dịch

- Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc bệnh truyền nhiễm nào đó.

- Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

Miễn dịch tự nhiên Miễn dịch nhân tạo
Có được một cách ngẫu nhiên khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi nhiễm bệnh Có được sau khi tiêm phòng

Gồm:

- Miễn dịch bẩm sinh

- Miễn dịch tập nhiễm

Gồm:

- Miễn dịch chủ động

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong cơ thể có mấy loại bạch cầu?

   A. 1      B. 2

   C. 4      D. 5

Chọn đáp án: D

Giải thích: trong cơ thể có 5 loại bạch cầu đó là: Bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu ưa acid, bạch cầu trung tính, bạch cầu limpo, bạch cầu môn.

Câu 2: Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?

   A. Prôtêin độc

   B. Kháng thể

   C. Kháng nguyên

   D. Kháng sinh

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tế bào limpo T phá hủy tế bào cơ thể nhiễm bệnh bằng cách tiết ra protein độc bám vào màng tế bào bị nhiễm vi khuẩn, virus => tạo lỗ thủng => tế bào nhiễm bị phá hủy.

Câu 3: Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể?

   A. Limpo B

   B. Limpo T

   C. Bạch cầu mono

   D. Bạch cầu ưa acid

Chọn đáp án: A

Giải thích: Khi các vi khuẩn thoát ra khỏi sự thực bào gặp hoạt động của tế bào limpo B tiết ra kháng thể kết hợp theo nguyên tắc chìa khóa ổ khóa với kháng nguyên => vô hiệu hóa tế bào vi khuẩn.

Câu 4: Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là:

   A. Limpho T

   B. Limpho B

   C. Trung tính và mono

   D. Tất cả các ý trên.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: thực bào (nhờ bạch cầu trung tính và bạch cầu mono), limpo T, limpo B.

Câu 5: Cho các loại bạch cầu sau :

1. Bạch cầu mônô

2. Bạch cầu trung tính

3. Bạch cầu ưa axit

4. Bạch cầu ưa kiềm

5. Bạch cầu limphô

Cácloại bạch cầu không tham gia vào hoạt động thực bào là ?

   A. 4,5,3      B. 2,5,3

   C. 3,5,4      D. 1,2,3

Chọn đáp án: A

Giải thích: Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách: thực bào (nhờ bạch cầu trung tính và bạch cầu mono), limpo T, limpo B.

Câu 6: Trong hoạt động miễn dịch của cơ thể người, sự kết hợp của cặp nhân tố nào dưới đây diễn ra theo cơ chế chìa khoá và ổ khoá ?

   A. A. Kháng nguyên – kháng thể

   B. Kháng nguyên – kháng sinh

   C. Kháng sinh – kháng thể

   D. Vi khuẩn – prôtêin độc

Chọn đáp án: A

Giải thích: Một kháng nguyên chỉ kết hợp với một kháng thể đặc hiệu của nó (cơ chế chìa khóa ổ khóa)

Câu 7: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là

   A. chất kháng sinh.

   B. kháng thể.

   C. kháng nguyên.

   D. prôtêin độc.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Vì nọc độc của ong là lạ so với cơ thể người => kích thích tiết ra các kháng thể để bảo vệ cơ thể.

Câu 8: Sau khi tiêm phòng chúng ta sẽ không bị mắc bệnh này nữa trong tương lai, đó là miễn dịch:

   A. Miễn dịch bẩm sinh

   B. Miễn dịch tập nhiễm

   C. Miễn dịch chủ động

   D. Miễn dịch tự nhiên

Chọn đáp án: C

Giải thích: Miễn dịch chủ động có được sau khi tiêm vacxin.

Câu 9: Trong cơ thể có 2 loại miễn dịch đó là:

   A. Miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo

   B. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch tập nhiễm

   C. Miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch chủ động

   D. Miễn dịch chủ động, miễn dịch tập nhiễm

Chọn đáp án: A

Giải thích: Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc bệnh truyền nhiễm nào đó. Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo.

Câu 10: Tiêm phòng vacxin giúp con người:

   A. Tạo sự miễn dịch tự nhiên

   B. Tạo sự miễn dịch nhân tạo

   C. Tạo sự miễn dịch bẩm sinh

   D. Tất cả các đáp án trên.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Miễn dịch chủ động (miễn dịch nhân tạo) có được sau khi tiêm vacxin.

Bài viết liên quan

1191
  Tải tài liệu