Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì I

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 8 Bài 35: Ôn tập học kì I chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8.

471
  Tải tài liệu

Bài 35: Ôn tập học kì I

A. Lý thuyết

I. Hệ thống hóa kiến thức

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì I (hay, chi tiết)

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì I (hay, chi tiết)

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì I (hay, chi tiết)

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì I (hay, chi tiết)

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì I (hay, chi tiết)

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 35: Ôn tập học kì I (hay, chi tiết)

 

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chức năng cơ bản của nơron thần kinh?

   A. Cấu tạo nên mô thần kinh và hạch thần kinh

   B. Dẫn truyền thông tin từ não bộ

   C. Cảm ứng và dẫn truyền

   D. Tiếp nhận kích thích và trả lời kích thích

Chọn đáp án: C

Giải thích: Vì chức năng của nơron tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại bằng cách phát sinh xung thần kình và dẫn truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định (ly tâm hoặc hướng tâm).

Câu 2: Đâu là cấp độ tổ chức sống nhỏ nhất?

   A. Nhân tế bào

   B. Tập đoàn volvox (tập đoàn trùng roi xanh)

   C. Virus

   D. Tế bào

Chọn đáp án: D

Giải thích: Vì tế bào là đơn vị sống nhỏ nhất có khả năng tồn tại độc lập, sinh trưởng và sinh sản tạo ra các thế hệ sau có đặc tính cơ bản giống chúng.

Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là phản xạ?

   A. Đi loạng choạng khi bị say rượu

   B. Quay đầu về phía có tiếng động lạ.

   C. Tế bào chết tự bong ra tạo thành lớp vảy mỏng trên da.

   D. Giật người về phía trước khi đang ngồi trên xe buýt phanh gấp.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Vì phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời những kích thích của môi trường. Quay đầu là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích âm thanh từ môi trường.

Câu 4: Tế bào không thể sống sót nếu thiếu thành phần nào?

   A. Nhân

   B. Lưới nội chất

   C. Protein

   D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: Các thành phần trên đảm bảo cho tế bào hoạt động, sinh trưởng và sinh sản bình thường.

Câu 5: Thành phần của tế bào động vật bao gồm:

   A. Màng sinh chất, lục lạp, ribôxôm, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, nhân

   B. Thành tế bào, màng sinh chất, ti thể, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, nhân

   C. Màng sinh chất, chất tế bào, ti thể, bộ máy Gôngi, lưới nội chất, nhân

   D. Thành tế bào, không bào lớn, ti thể, ribôxôm, lưới nội chất, nhân

Chọn đáp án: C

Giải thích: Tế bào động vật không có lục lạp và thành tế bào.

Câu 6: Vận động ở người được thực hiện nhờ sự phối hợp của các hệ cơ quan nào?

   A. Hệ cơ và bộ xương

   B. Hệ cơ, bộ xương, hệ thần kinh

   C. Hệ cơ, hệ thần kinh

   D. Bộ xương, hệ thần kinh

Chọn đáp án: A

Giải thích: Các vận động được thực hiện dựa trên sự phối hợp của cơ và xương.

Câu 7: Vì sao người già thường gặp khó khăn khi cử động, thường bị đau các khớp?

   A. Sụn đầu xương hóa cốt nhiều nên khó cử động.

   B. Bao chứa dịch khớp ở người già thường bị thoái hóa, ngày càng khô và xẹp đi khiến hai sụn đầu xương va chạm vào nhau khi cử động.

   C. Sụn đầu khớp ở người già ngày càng mỏng đi, không bao lấy đầu xương khiến xương cử động kém linh hoạt.

   D. Ở người già, một số khớp động có xu hướng trở thành khớp bất động.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Ở người già bao dịch khớp ngày càng khô, lượng dịch không đủ để giữ cho 2 đầu sụn hoạt động linh hoạt. Sụn va chạm vào nhau và chèn vào dây thần kinh gây ra cảm giác đau nhức.

Câu 8: Tại sao trẻ em có thể cao lên rất nhanh còn người lớn thì không?

   A. Ở trẻ em tế bào tăng sinh kích thước khiến xương to ra và dài ra trong khi tế bào xương ở người lớn đã đạt đến kích thước tối đa.

   B. Ở trẻ em sụn chưa hóa xương nên xương có thể phát triển to ra và dài ra; ở người lớn sụn đã hóa xương nên xương bị cố định kích thước.

   C. Trong cấu trúc xương của trẻ em chứa đầy tủy sống, tủy sống sinh ra tế bào xương khiến xương phát triển.

   D. Trong cấu trúc xương của người trưởng thành, sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Tế bào xương ở trẻ em phân chia nhanh và sụn tăng trưởng có khả năng hóa xương nên trẻ em thường phát triển chiều cao nhanh.

Câu 9: Khi bị mỏi cơ nên làm gì để giúp cơ hồi phục nhanh?

   A. Để yên, không hoạt động ở vùng cơ bị mỏi nữa.

   B. Hít sâu tích cực để lấy càng nhiều ôxi càng tốt.

   C. Hoạt động mạnh để máu tuần hoàn đến vùng cơ mỏi nhanh hơn, cung cấp nhiều ôxi hơn.

   D. Thả lỏng vùng cơ bị mỏi với các bài tập vận động nhẹ, xoa bóp cơ.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Bài tập vận động nhẹ và xoa bóp cơ giúp tăng tuần hoàn máu trực tiếp ở vùng cơ bị mỏi giúp loại bỏ các chất thải đi và cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ chóng hồi phục.

Câu 10: Cho các nội dung sau:

1. Hộp sọ của người gồm 8 xương ghép lại.

2. Xương bàn chân người tiến hóa vận động linh hoạt có thể cầm nắm.

3. Người là động vật duy nhất có cơ mặt.

4. Ngón cái của bàn tay người hoạt động linh hoạt nhất.

5. Mỏi cơ là do axit lactic tích tụ trong hệ cơ.

6. Cơ chân ở người là cơ khỏe nhất.

Những nội dung nào mang thông tin chính xác?

   A. 1, 4, 5

   B. 2, 3, 6

   C. 3, 4, 6

   D. 1, 2, 5

Chọn đáp án: A

Giải thích: Xương bàn chân tiến hóa chủ yếu để đứng và đi lại, không phải linh hoạt để cầm nắm; Các loài thú khác đều có cơ mặt; Cơ tim ở người là cơ khỏe nhất.

Câu 11: Tế bào nào sau đây không có nhân?

   A. Tiểu cầu

   B. Bạch cầu

   C. Hồng cầu

   D. Tế bào limphô

Chọn đáp án: C

Giải thích: Tế bào hồng cầu chuyên hóa để vận chuyển chất dinh dưỡng. Chúng khuyết nhân và lõm 2 bên, hình đĩa.

Câu 12: Nhưng thành phần nào tham gia vào phản ứng đông máu?

   A. Tiểu cầu, huyết tương

   B. Tiểu cầu, hồng cầu

   C. Tiểu cầu, bạch cầu

   D. Chất tơ máu, huyết tương

Chọn đáp án: A

Giải thích: Huyết tương chứa chất sinh tơ máu và các ion, tiểu cầu khi bị vỡ sẽ giải phóng enzim xúc tác chất sinh tơ máu thành tơ máu giữ các tế bào máu lại.

Câu 13: Vì sao bác sĩ khuyên ngoài 30 tuổi không nên ăn nội tạng động vật để tránh xơ vữa động mạch?

   A. Vì trong nội tạng động vật có chứa nhiều canxi.

   B. Vì trong nội tạng động vật có chứa nhiều côlesterôn.

   C. Vì trong nội tạng động vật có chứa nhiều protein – chất đạm.

   D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: B

Giải thích: Côlesterôn có hàm lượng cao trong nội tạng động vật dẫn đến nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch.

Câu 14: Máu trong các bộ phận nào dưới đây là máu chứa CO2?

   A. Tĩnh mạch, mao mạch, tâm thất phải

   B. Tĩnh mạch, tâm thất phải, tâm thất trái

   C. Tĩnh mạch, tâm thất phải, tâm nhĩ phải

   D. Tĩnh mạch, mao mạch, tâm thất trái

Chọn đáp án: C

Giải thích: Máu sau khi trao đổi chất ở mao mạch chứa đầy cacbonic CO2 đổ vào tĩnh mạch, trở về tâm nhĩ phải, bơm xuống tâm thất phải rồi được đẩy đi đến phổi để trao đổi.

Câu 15: Ở các vùng bị viêm thường xuất hiện dịch màu trắng, vàng, sau đó khô thành vảy. Bản chất chất dịch đó là gì?

   A. Xác tiểu cầu, xác đại thực bào

   B. Xác bạch cầu, xác vi khuẩn

   C. Các thành phần trong huyết tương

   D. Xác kháng thể, kháng nguyên

Chọn đáp án: B

Giải thích: Ở những vùng viêm, bạch cầu đến thực bào vi khuẩn sau đó tự chết, để lại xác tế bào ở ổ viêm, đóng thành vảy.

Câu 16: Miễn dịch nào dưới đây không phải miễn dịch tự nhiên?

   A. Miễn dịch được nhận từ mẹ (mẹ truyền kháng thể cho con khi mang thai)

   B. Miễn dịch được tạo từ tiêm vacxin

   C. Miễn dịch được tạo từ việc đã bị nhiễm bệnh đó trong quá khứ

   D. Miễn dịch được tạo do cơ thể ngẫu nhiên tiếp xúc với nguồn kháng thể

Chọn đáp án: B

Giải thích: vacxin là chế phẩm chứa kháng thể nhân tạo do con người tổng hợp hoặc tách chiết được.

Câu 17: Những yếu tố nào tham gia vào việc bơm máu đi nuôi cơ thể?

   A. Lực co bóp của tim, huyết áp, hoạt động của cơ.

   B. Lực co bóp của tim, trọng lực, nhiệt độ môi trường.

   C. Huyết áp, trọng lực, nhiệt độ môi trường.

   D. Hoạt động của cơ, huyết áp, dịch bào tương.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Nhờ lực co bóp của tim kết hợp hoạt động co dãn lòng mạch máu và chênh lệch huyết áp mà máu được đẩy đi khắp cơ thể.

Câu 18: Cơ quan nào không thuộc đường dẫn khí?

   A. Mũi

   B. Thanh quản

   C. Phổi

   D. Phế quản

Chọn đáp án: C

Giải thích: Phổi là một bộ phận của cơ quan hô hấp, cùng với đường dẫn khí tạo thành hệ cơ quan hô hấp.

Câu 19: Tại sao hầu như các em bé sinh ra đều có phản xạ khóc?

   A. Vì lồng ngực trẻ em khi mới sinh chưa có không khí, khóc là hoạt động hít vào nhưng lấy không khí rất chậm để trẻ thích nghi dần với hô hấp trong môi trường mới.

   B. Vì lồng ngực trẻ em khi mới sinh đã chứa không khí, khóc là hoạt động thở ra giúp chúng thải ra khí cũ trong phổi và lấy khí mới từ môi trường.

   C. Vì môi trường thay đổi đột ngột khiến hệ hô hấp trẻ em chưa thích nghi được nên hoạt động không đồng nhất khiến đứa trẻ khóc.

   D. Vì lồng ngực trẻ em khi mới sinh chưa có không khí, khóc là hoạt động hít vào lấy được nhiều không khí để làm căng phổi giúp chúng bắt đầu tự hô hấp.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Phổi của trẻ em ban đầu chưa có khí, vì vậy cần khí để hình thành lá phổi và lớp khí cặn để trẻ tự hô hấp. Khóc giúp lấy vào được một lượng khí lớn cho quá trình đó nên hầu hết các trẻ em mới sinh đều có phản xạ khóc.

Câu 20: Nếu thực hiện hít vào gắng sức và thở ra gắng sức, hiện tượng gì sẽ xảy ra?

   A. Thở ra gắng sức sẽ thải lớp khí cặn bên trong phổi ra ngoài, hít vào gắng sức giúp lấy lớp khí cặn mới từ môi trường.

   B. Hít vào gắng sức lấy thêm một lượng dư khí gọi là khí bổ sung vào phổi, thở ra gắng sức thải lượng khí dự trữ trong phổi ra ngoài.

   C. Thở ra gắng sức và hít vào gắng sức giúp tăng lượng khí lưu thông gấp 2 lần lượng khí lưu thông bình thường.

   D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Hít vào gắng sức khiến phổi căng hết cỡ, chứa được một lượng khí bổ sung. Thở ra gắng sức là hoạt động thải lượng khí dự trữ và khí lưu thông trong phổi.

Câu 21: Đặc điểm nào của mũi không có chức năng làm ấm, ẩm, sạch không khí đưa vào phổi?

   A. Niêm mạc mũi có nhiều lông

   B. Niêm mạc mũi tiết chất nhày

   C. Mao mạch bên trong mũi dày đặc

   D. Đường dẫn khí của mũi thông với ống tiêu hóa

Chọn đáp án: D

Giải thích: Lông giúp giữ chất bẩn, chất nhày làm ẩm và mao mạch máu làm ấm không khí trước khi đi vào phổi

Câu 22: Tuyến nào sau đây không phải tuyến tiêu hóa

   A. Tuyến nước bọt

   B. Tuyến mật

   C. Tuyến tụy

   D. Tuyến tiết niệu

Chọn đáp án: D

Giải thích: tuyến tiết niệu không thuộc hệ cơ quan tiêu hóa.

Câu 23: Tại sao bị sâu răng?

   A. Do hoạt động mạnh mẽ của các vi khuẩn trong các mảng bám thức ăn trong khoang miệng.

   B. Do không đánh răng thường xuyên.

   C. Do có sâu trong miệng.

   D. Do tế bào răng bị mòn đi vì hoạt động nhai.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Mảng bám thức ăn là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn khoang miệng hoạt động tạo ra các vết đen trên răng là sâu răng.

Câu 24: Vì sao có trường hợp bị sặc lên mũi?

   A. Do nắp thanh quản chắn ngang ống dẫn xuống thực quản nên thức ăn bị đẩy toàn bộ lên mũi.

   B. Do nắp thanh quản không đóng kín lỗ khí quản nên thức ăn bị đẩy lên mũi.

   C. Do sự co bóp bất thường của thực quản sau khi nuốt đẩy thức ăn ngược lên mũi.

   D. Do ống tiêu hóa dẫn xuống dạ dày bị tắc nên thức ăn bị nghẹn ở phần trên ống tiêu hóa, đẩy lên mũi.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Khi nuốt nắp thanh quản nâng lên đóng kín lỗ thông với mũi, nếu nắp này đóng không chặt, khi nuốt thức ăn sẽ bị đẩy mũi gây sặc.

Câu 25: Enzim trong nước bọt phân giải cơ chất gì?

   A. Protein

   B. Đường đôi

   C. Tinh bột

   D. Glucôzơ

Chọn đáp án: C

Giải thích: Enzim trong nước bọt phân giải tinh bột thành đường đôi.

Câu 26: Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là?

   A. Ăn quá nhiều nên dạ dày phải tiết nhiều axít để tiêu hóa.

   B. Dịch dạ dày tăng tiết quá nhiều dẫn đến mất cân bằng hệ dịch, phá hủy niêm mạc dạ dày.

   C. Virus xâm nhập phá hủy tế bào niêm mạc dạ dày.

   D. Niêm mạc dạ dày của những người bị loét dạ dày bẩm sinh mỏng hơn người bình thường nên dễ bị loét.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Dịch dạ dày tiết ra nhiều khiến lớp nhày không bảo vệ được tế bào niêm mạc dạ dày dẫn đến bị tổn thương.

Câu 27: Thành tâm thất trái có cấu trúc dày hơn thành tâm thất phải. Cấu tạo đó phù hợp với chức năng gì?

   A. Để tăng lực đẩy máu đi.

   B. Để tăng sức bền của tim.

   C. Giảm thể tích chứa máu trong tâm thất.

   D. Giúp thực hiện hoạt động co bóp chậm.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tâm thất trái co bóp đẩy máu đi vào vòng tuần hoàn lớn nuôi cơ thể. Thành tim dày hơn nên khi co bóp tạo ra lực mạnh hơn đảm bảo máu được đưa đến các bộ phận xa.

Câu 28: Khi có các triệu chứng da khô, dễ bong vảy, chảy máu chân răng, vết thương chậm liền da, tóc dễ rụng và khô thì nên bổ sung vitamin gì?

   A. Vitamin A

   B. Vitamin B

   C. Vitamin C

   D. Vitamin D

Chọn đáp án: C

Giải thích: Những dấu hiệu bên trên là biểu hiện của bệnh thiếu vitamin C

Câu 29: Theo các nghiên cứu khoa học, chuối chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất, đặc biệt là kali. Vì sao ăn chuối tốt cho hệ tiêu hóa?

   A. Chất xơ trong chuối giúp vận chuyển chất thải ra ngoài dễ dàng hơn.

   B. Vitamin trong chuối giúp kích thích tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn.

   C. Kali trong chuối gắn vào enzim giúp chúng phân giải thức ăn trong dạ dày.

   D. Chất xơ giúp ruột non dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Chất xơ làm điều hòa nhu động ruột, dịu đường tiêu hóa để vận chuyển chất thải dễ dàng hơn.

Câu 30: Đâu không phải là cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thề?

   A. Tay chân trở lên tím ngắt khi lạnh

   B. Toát mồ hôi khi nóng

   C. Nổi da gà khi lạnh

   D. Run rẩy khi lạnh

Chọn đáp án: A

Giải thích: Hiện tượng tím chân tay là do nhiệt độ quá lạnh, cơ thể không kịp làm ấm nên mạch máu bị co, tụ máu ở một vùng gây ra tím da.

Bài viết liên quan

471
  Tải tài liệu