Sinh học 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8.

659
  Tải tài liệu

Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng

A. Lý thuyết

I. Tiêu hóa ở khoang miệng

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng (hay, chi tiết)

Biến đổi thức ăn ở khoang miệng Các hoạt động tham gia Các cơ quan thực hiện hoạt động Tác dụng của hoạt động
Biến đổi lí học

- Tiết nước bọt

- Nhai

- Đảo trộn thức ăn

- Tạo viên thức ăn

- Các tuyến nước bọt

- Răng

- Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má

- Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má

- Làm ướt, mềm thức ăn

- Cắt nhỏ, làm mềm thức ăn

- Thấm nước bọt

- Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt

Biến đổi hóa học Hoạt động của enzim amilaza enzim amilaza Làm tinh bột chín --> đường mantôzơ

II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng (hay, chi tiết)

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các hoạt động biến đổi lí học xảy ra trong khoang miệng là:

   A. Tiết nước bọt

   B. Nhai và đảo trộn thức ăn

   C. Tạo viên thức ăn

   D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: thức ăn khi đưa vào trong khoang miệng xảy ra quá trình biến đổi lí học: tiết nước bọt => nhai => đảo trộn thức ăn => tạo viên thức ăn.

Câu 2: Hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bởi các cơ quan:

   A. Răng, lưỡi, cơ má.

   B. Răng và lưỡi

   C. Răng, lưỡi, cơ môi, cơ má

   D. Răng, lưỡi, cơ môi.

Chọn đáp án: C

Giải thích: hoạt động đảo trộn thức ăn được thực hiện bở các cơ quan; răng, lưỡi, cơ môi, cơ má

Câu 3: Vai trò của hoạt động tạo viên thức ăn:

   A. Làm ướt, mềm thức ăn

   B. Cắt nhỏ, làm mềm thức ăn

   C. Thấm nước bọt

   D. Tạo kích thước vừa phải, dễ nuốt

Chọn đáp án: D

Giải thích: tạo viên thức ăn giúp tạo kích thước vừa phải để dễ nuốt

Câu 4: Thức ăn được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của:

   A. Các cơ ở thực quản

   B. Sự co bóp của dạ dày

   C. Sụn nắp thanh quản

   D. Sự tiết nước bọt

Chọn đáp án: A

Giải thích: Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản

Câu 5: Biến đổi thức ăn ở khoang miệng bao gồm các quá trình.

   A. Chỉ có biến đổi lí học

   B. Chỉ có biến đổi hóa học

   C. Bao gồm biến đổi lí học và hóa học

   D. Chỉ có biến đổi cơ học

Chọn đáp án: C

Giải thích: biến đổi thức ăn ở khoang miệng bao gồm quá trình biến đổi lí học: tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.Biến đổi hóa học nhờ hoạt động của các enzyme amylase.

Câu 6: Các cơ quan trong khoang miệng bao gồm:

   A. Răng

   B. Lưỡi

   C. Tuyến nước bọt

   D. Tất cả các đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: trong khoang miệng có chứa răng, lưỡi, tuyến nước bọt, phối hợp nhịp nhàng với nhau để thực hiện các hoạt động tiêu hóa

Câu 7: Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào ?

   A. Ruột thừa

   B. Ruột già

   C. Ruột non

   D. Dạ dày

Chọn đáp án: C

Giải thích: Diện tích bề mặt bên trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thu chất dinh dưỡng.

Câu 8: Quá trình biến đổi lí học và hoá học của thức ăn diễn ra đồng thời ở bộ phận nào dưới đây ?

   A. Khoang miệng

   B. Dạ dày

   C. Ruột non

   D. Tất cả các phương án

Chọn đáp án: A

Giải thích: biến đổi cơ học: nhai, nghiền,… biến đổi hóa học: tiết ra enzyme amylase có trong nước bọt

Câu 9: Cơ quan nào đóng vai trò chủ yếu trong cử động nuốt ?

   A. Họng

   B. Thực quản

   C. Lưỡi

   D. Khí quản

Chọn đáp án: C

Giải thích: lưỡi có tác dụng đẩy thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.

Câu 10: Enzyme có vai trò gì trong quá trình tiêu hóa thức ăn?

   A. Giúp cơ thể hấp thụ thức ăn

   B. Giúp xúc tác các phản ứng xảy ra nhanh hơn

   C. Tạo môi trường để nhào trộn thức ăn

   D. Tiêu diệt vi sinh vật gây hại trong thức ăn.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Enzyme là chất xúc tác sinh học, chỉ với một lượng rất nhỏ nó giúp các phản ứng trong cơ thể xảy ra với tốc độ rất nhanh.

Bài viết liên quan

659
  Tải tài liệu