Sinh học 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

Lý thuyết tổng hợp  Sinh học lớp 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Sinh học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8.

453
  Tải tài liệu

Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

A. Lý thuyết

I. Cấu tạo dạ dày

Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản gồm màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

Dạ dày có hình dạng một cái túi (gồm 3 lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo), lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị

Ở dạ dày có diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau :

- Tiết dịch vị.

- Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày

- Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme

- Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột.

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày (hay, chi tiết)

II. Tiêu hóa ở dạ dày

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày (hay, chi tiết)

Lý thuyết Sinh học 8 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày (hay, chi tiết)

Hỏi đáp VietJack

B. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Thành dạ dày được cấu tạo gồm mấy lớp cơ bản?

   A. 2      B. 3

   C. 4      D. 5

Chọn đáp án: C

Giải thích: Thành dạ dày có cấu tạo 4 lớp cơ bản gồm màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc.

Câu 2: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là:

1. Tiết dịch vị.

2. Tiết nước bọt

3. Tạo viên thức ăn

4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày

5. Nuốt

6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme

7. Đẩy thức ăn xuống ruột.

Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:

   A. 1,2,4,6

   B. 1,4,6,7

   C. 2,4,5,7

   D. 1,4,6,7

Chọn đáp án: B

Giải thích: 2,3,5 là hoạt động tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng.

Câu 3: Tuyến dịch vị có nhiều ở đâu?

   A. Màng bọc

   B. Lớp dưới niêm mạc

   C. Lớp cơ

   D. Lớp niêm mạc

Chọn đáp án: D

Giải thích: lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị

Câu 4: Quá trình biến đổi lí học của thức ăn xảy ra do:

   A. Sự tiết nước bọt

   B. Sự co bóp của dạ dày

   C. Sự tạo viên thức ăn

   D. Hoạt động của các enzyme.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Biến đổi lí học của thức ăn là do sự co bóp của dạ dày

Câu 5: Chất tiết chủ yếu ở dạ dày là:

   A. Hcl là pesin

   B. H2SO4 và pesin

   C. Hcl

   D. H2SO4

Chọn đáp án: A

Giải thích: tuyến vị ở lớp niêm mạc dạ dày có các tế bào tiết Hcl và các tế bào tiết pesinogen

Câu 6: Kết quả của biến đổi hóa học ở dạ dày:

   A. Hòa loãng thức ăn

   B. Thức ăn thấm đều dịch vị

   C. Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn

   D. Tổng hợp protein chuỗi ngắn thành các chuỗi dài

Chọn đáp án: C

Giải thích: Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin

Câu 7: Biến đổi lí học có sự tham gia của:

   A. Tuyến vị

   B. Các lớp cơ của dạ dày

   C. Enzyme pepsin

   D. A và B

Chọn đáp án: D

Giải thích: enzyme pepsin là do quá trình biến đổi hóa học

Câu 8: Biến đổi hóa học có sự tham gia của:

   A. Tuyến vị

   B. Các lớp cơ của dạ dày

   C. Enzyme pepsin

   D. A và B

Chọn đáp án: C

Giải thích: biến đổi hóa học có sự tham gia của enzyme pepsin

Câu 9: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ợ chua là:

   A. Ăn nhiều thực phẩm có vị chua

   B. Nuốt nhiều hơi khi ăn, uống

   C. Ăn quá no

   D. Bỏ ăn lâu ngày

Chọn đáp án: B

Giải thích: Hiện tượng chướng hơi ở vùng thượng vị thường là do nuốt hơi trong lúc ăn, đặc biệt là khi uống nước

Câu 10: Tác nhân gây ra hiện tượng ợ chua là:

   A. Nhai kẹo cao su thường xuyên

   B. Hút thuốc lá thường xuyên

   C. Người mắc bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày.

   D. Tất cả đáp án trên

Chọn đáp án: D

Giải thích: khi nhai kẹo cao su, hút thuốc lá, hoặc miệng bị kích thích tăng tiết nước bọt cũng làm nuốt hơi tăng lên. Hiện tượng ợ hơi còn gặp trong bệnh trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh phổi, viêm túi mật. Hiện tượng ợ hơi kéo dài nhiều ngày thường do giãn cơ thực quản dưới

Bài viết liên quan

453
  Tải tài liệu