Sinh học 8 Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (Phần 2)
Lý thuyết tổng hợp Sinh học lớp 8 Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (Phần 2) chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Sinh 8. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8.
Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu (Phần 2)
A. Lý thuyết
I. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.
* Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ như sau:
- Quá trình lọc máu bị trì trộ -> Các chất cặn bã và các chất độc hại tích tụ trong máu -» Biểu hiện sớm nhất là cơ thể bị phù, tiếp theo là suy thận toàn bộ dẫn tới hôn mê và chết.
* Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả —> Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và bài tiết các chất độc căn bã độc hại bị giảm -> Môi trường trong bị biến đổi —> Trao đổi chất bị rối loạn —> Ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ.
- Khi các tế bào ống thận bị tổn thương có thể làm tắc ống thận hay nước tiểu trong ống có thể hoà thẳng vào máu -> Gây đầu độc cơ thể với những biểu hiện tương tự trường hợp suy thận.
* Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi, gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được
- Người bệnh đau dữ dội và có thể kèm theo sốt
- Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
II. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:
B. Bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì nguyên nhân nào sau đây ?
A. Bể thận bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên và gây ra.
B. Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.
C. Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Lời giải
Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận ?
A. Xistêin
B. Axit uric
C. Ôxalat
D. Tất cả các phương án còn lại
Lời giải
Sự ứ đọng và tích lũy xistêin, axit uric, ôxalat có thể gây sỏi thận.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết ?
A. Uống nhiều nước
B. Nhịn tiểu
C. Đi chân đất
D. Không mắc màn khi ngủ
Lời giải
Nhịn tiểu gây hại cho hệ bài tiết.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Tác nhân nào dưới đây có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?
A. Khẩu phần ăn uống không hợp lí
B. Vi sinh vật gây bệnh
C. Các chất độc có trong thức ăn
D. Tất cả các phương án còn lại
Lời giải
Các yếu tố ở A, B và C đều có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây ?
A. Thủy ngân
B. Nước
C. Glucôzơ
D. Vitamin
Lời giải
Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi thủy ngân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nào sau đây ?
A. Bài tiết nước tiểu
B. Lọc máu
C. Hấp thụ và bài tiết tiếp
D. Tất cả các phương án còn lại
Lời giải
Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hấp thụ và bài tiết tiếp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6: Sự kết tinh muối khoáng và các chất khác trong nước tiểu sẽ gây ra bệnh gì?
A. Viêm thận
B. Sỏi thận
C. Nhiễm trùng thận
D. Cả A và B
Lời giải
Sự kết tinh muối khoáng và các chất khác trong nước tiểu sẽ gây ra sỏi thận.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Đi tiểu đúng lúc
B. Uống đủ nước
C. Giữ gìn vệ sinh thân thể
D. Tất cả các phương án còn lại
Lời giải
Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần đi tiểu đúng lúc, uống đủ nước, giữ gìn vệ sinh thân thể.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì
A. dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liẽn tục.
B. dễ tạo sỏi thận và có thể gây viêm bóng dái.
C. hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.
D. dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.
Lời giải
Nhịn đi tiểu lâu có hại vì dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây ?
A. Ăn quá mặn, quá chua
B. Uống nước vừa đủ
C. Đi tiểu khi có nhu cầu
D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc
Lời giải
Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh ăn quá mặn, quá chua.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10: Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì nguyên nhân nào sau đây ?
A. Bể thận bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết nước tiểu đi lên và gây ra.
B. Một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.
C. Các tế bào ống thận do thiếu ôxi, làm việc quá sức hay bị đầu độc nhẹ nên hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Đáp án
Hoạt động lọc máu để tạo nước tiểu đầu có thể kém hiệu quả hay ngưng trệ hoặc ách tắc vì một số cầu thận bị hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Sự ứ đọng và tích lũy chất nào dưới đây có thể gây sỏi thận ?
A. Xistêin
B. Axit uric
C. Ôxalat
D. Tất cả các phương án còn lại
Đáp án
Sự ứ đọng và tích lũy xistêin, axit uric, ôxalat có thể gây sỏi thận.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Việc làm nào dưới đây có hại cho hệ bài tiết ?
A. Uống nhiều nước
B. Nhịn tiểu
C. Đi chân đất
D. Không mắc màn khi ngủ
Đáp án
Nhịn tiểu gây hại cho hệ bài tiết.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Tác nhân nào dưới đây có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu ?
A. Khẩu phần ăn uống không hợp lí
B. Vi sinh vật gây bệnh
C. Các chất độc có trong thức ăn
D. Tất cả các phương án còn lại
Đáp án
Các yếu tố ở A, B và C đều có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi tác nhân nào sau đây ?
A. Thủy ngân
B. Nước
C. Glucôzơ
D. Vitamin
Đáp án
Các tế bào ống thận có thể bị đầu độc bởi thủy ngân.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 15: Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nào sau đây ?
A. Bài tiết nước tiểu
B. Lọc máu
C. Hấp thụ và bài tiết tiếp
D. Tất cả các phương án còn lại
Đáp án
Sự tổn thương của các tế bào ống thận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hấp thụ và bài tiết tiếp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 16: Sự kết tinh muối khoáng và các chất khác trong nước tiểu sẽ gây ra bệnh gì?
A. Viêm thận
B. Sỏi thận
C. Nhiễm trùng thận
D. Cả A và B
Đáp án
Sự kết tinh muối khoáng và các chất khác trong nước tiểu sẽ gây ra sỏi thận.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần lưu ý điều gì ?
A. Đi tiểu đúng lúc
B. Uống đủ nước
C. Giữ gìn vệ sinh thân thể
D. Tất cả các phương án còn lại
Đáp án
Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần đi tiểu đúng lúc, uống đủ nước, giữ gìn vệ sinh thân thể.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Nhịn đi tiểu lâu có hại vì
A. dễ tạo sỏi thận và hạn chế hình thành nước tiểu liẽn tục.
B. dễ tạo sỏi thận và có thể gây viêm bóng dái.
C. hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.
D. dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.
Đáp án
Nhịn đi tiểu lâu có hại vì dễ tạo sỏi thận, hạn chế hình thành nước tiểu liên tục và có thể gây viêm bóng đái.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 19: Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh điều gì sau đây ?
A. Ăn quá mặn, quá chua
B. Uống nước vừa đủ
C. Đi tiểu khi có nhu cầu
D. Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm độc
Đáp án
Để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu, chúng ta cần tránh ăn quá mặn, quá chua.
Đáp án cần chọn là: A